Thứ sáu, 27/12/2019, 11:56 AM

Ngôi cổ tự nhẫn nại song hành cùng 'miền đất chư thiên'

Chùa Jokhang (tiếng Tây Tạng: ཇོ་ཁང།; tiếng Trung Quốc: 大昭寺/Đại Chiêu tự) là một trung tâm tôn giáo nổi tiếng của Tây Tạng và cũng là một thánh tích thiêng liêng đối với tất cả những Phật tử ở xứ này.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Chùa Việt tại đây

Đôi nét về cổ tự Jokhang

Đại Chiêu Tự nằm ở trung tâm khu phố cổ Lhasa, ngay giữa quảng trường Barkhor (Bát Nhai) luôn đông đúc, nhộn nhịp. Theo ngôn ngữ Tạng, Đại Chiêu mang nghĩa “Kinh đường” hoặc “Phật đường”. Không chỉ là ngôi chùa thiêng liêng bậc nhất - nơi du khách có thể chứng kiến tận mắt lòng sùng kính, nhất tâm hướng Phật của những tín đồ mộ đạo, Jokhang Temple còn là một công trình kiến trúc cổ kính, ôm ấp trong lòng những giá trị văn hoá và mỹ thuật Tạng cổ vô giá.

Tọa lạc tại trung tâm Lhasa, ngôi chùa này do vua Songtsen Gampo và hai người vợ của mình xây dựng vào thế kỷ thứ VII. Ảnh: Nguyễn Đăng

Tọa lạc tại trung tâm Lhasa, ngôi chùa này do vua Songtsen Gampo và hai người vợ của mình xây dựng vào thế kỷ thứ VII. Ảnh: Nguyễn Đăng

Ngôi chùa này do vua Songtsen Gampo và hai người vợ của mình xây dựng vào thế kỷ thứ VII (647). Vua Songtsen Gampo (617-649) là vị vua đầu tiên của một đất nước Tây Tạng thống nhất. Người vợ trước của ông là công chúa Bhrikuti, em gái của một vị vua Nepal; còn người vợ thứ hai của ông là công chúa Wencheng, con gái của một vị hoàng đế Trung Quốc. Ngôi chùa này từng được gọi là “Tsuklakang” (Tsulag Khang) mà nó có nghĩa là “Ngôi nhà của khoa học tôn giáo”, hay “Ngôi nhà trí tuệ” trong suốt thời kỳ Bon của Tây Tạng, mà nó đề cập đến các môn địa lý, chiêm tinh và bói toán của Bon. Ngày nay ngôi chùa nói chung được gọi là Jokhang, mà nó có nghĩa là “Ngôi nhà của Phật”.

Bài liên quan

Chùa Jokhang được xây dựng để thờ bức tượng Phật được mang từ Trung Quốc đến. Bức tượng này được công chúa Wencheng mang đến cho vua Songtsen Gampo như là một báu vật làm của hồi môn. Có những huyền thoại khác nhau giải thích về việc hình thành ngôi chùa. Trong đó có một huyền thoại kể rằng, hoàng hậu Bhrikuti đã cho xây dựng ngôi chùa đề thờ bức tượng, trong khi hoàng hậu Wencheng chọn địa điểm dựa trên những nguyên tắc phong thủy của người Trung Quốc.

Nhưng một huyền thoại khác kể rằng, nhà vua đã ném chiếc nhẫn của mình vào trong không trung với ý định rằng nếu chiếc nhẫn rơi xuống nơi đâu thì xây dựng ngôi chùa ở đó. Chiếc nhẫn rơi vào trong một hồ nước và ở đó một ngôi tháp xuất hiện lên từ mặt nước. Sau đó, hồ nước này được lấp đầy bằng cát và đất do hàng ngàn con cừu trắng chuyên chở đến. Ngôi chùa được xây dựng kéo dài ba năm, và ban đầu nó được gọi là Rasa, có nghĩa là mảnh đất của cừu.

Nét độc đáo trong kiến trúc, tạo hình và phối hợp màu sắc của Đại Chiêu Tự. Tất cả đều in đậm dấu ấn riêng biệt, đặc trưng của nền văn minh Tây Tạng. Ảnh: Báo Nhân Dân

Nét độc đáo trong kiến trúc, tạo hình và phối hợp màu sắc của Đại Chiêu Tự. Tất cả đều in đậm dấu ấn riêng biệt, đặc trưng của nền văn minh Tây Tạng. Ảnh: Báo Nhân Dân

Sau khi bức tượng Phật được thờ ở đó, ngôi chùa đổi tên thành là Jokhang, mà nó có nghĩa là ngôi nhà của Phật. Và thành phố nơi ngôi chùa tọa lạc được đặt tên là Lhasa, mà nó có nghĩa là “Đất Phật”.

Bài liên quan

Đại Chiêu Tự là ngôi chùa thiêng liêng nhất, nơi diễn ra ngày hội Đại Chiêu lớn nhất của cư dân bản địa. Với các tín đồ Phật giáo Tạng truyền, ngôi cổ tự giống như cõi Phật giữa dương gian. Đây cũng là địa điểm tập trung đông đảo người hành hương nhất tại Lhasa, từ sáng sớm tới tận tối mịt. Những hàng người nhẫn nại xếp hàng, chắp tay thành kính trước những pho tượng Phật, trước ban thờ Tông Khách Ba, Địa Tạng Vương Bồ Tát cùng vị thần Hộ Pháp của phái Cách Lỗ…. Những tín đồ miệt mài “ngũ thể nhập địa” giữa sân chùa. Những ông bà già, miệng lẩm nhẩm câu bảo chú “Om Mani Padme Hum” vừa quay chuyển kinh luân trong vòng tròn kora bất tận quanh chùa… Cũng duy nhất ở đây, bức tranh tôn giáo và tín ngưỡng toàn cảnh, nơi miền đất chư thiên luôn hiện diện rõ nét, sinh động, hấp dẫn và đậm đặc sắc màu sùng kính, trước con mắt hiếu kỳ, háo hức tìm hiểu của những du khách phương xa.

Chùa Jokhang đã trải qua hai lần bị phá hủy trong những hành động chống Phật giáo xảy ra vào cuối thế kỷ VII và giữa thế kỷ IX. Trong suốt thời kỳ đó, chùa Jokhang đóng cửa và bức tượng Phật được chôn giấu dưới đất để tránh bị phá hủy. Sau đó nó trải qua những lần tái thiết khác nhau vào thời Nguyên, Minh và Thanh, và trở thành một công trình tôn giáo kỳ vĩ. Ngôi chùa về sau dần được mở rộng, và đã đạt được kiến trúc quy mô dưới thời vị Dalai Lama thứ V vào thế kỷ XVII. Nhưng dù trải qua nhiều lần tái thiết, ngôi chùa vẫn giữ được kiến trúc ban đầu của nó từ thế kỷ VII.

Lộng lẫy kiến trúc chùa cổ

Đại Chiêu tự đẹp nhất, khi nhìn từ trên hành lang bao quanh phần mái xuống dưới. Những sắc màu vàng son, những cây cột chạm khắc cầu kỳ, những hành lang thâm nghiêm, những tháp thờ vàng rực vương giả, những pho tượng Phật với vẻ đẹp khoan dung cực kỳ sống động, những bức tranh tường khổ lớn vẫn rực rỡ sắc màu dù đã đi qua cả thiên niên kỷ. Ảnh: Báo Nhân Dân

Đại Chiêu tự đẹp nhất, khi nhìn từ trên hành lang bao quanh phần mái xuống dưới. Những sắc màu vàng son, những cây cột chạm khắc cầu kỳ, những hành lang thâm nghiêm, những tháp thờ vàng rực vương giả, những pho tượng Phật với vẻ đẹp khoan dung cực kỳ sống động, những bức tranh tường khổ lớn vẫn rực rỡ sắc màu dù đã đi qua cả thiên niên kỷ. Ảnh: Báo Nhân Dân

Chùa Jokhang đẹp nhất, khi nhìn từ trên hành lang bao quanh phần mái xuống dưới. Những sắc màu vàng son, những cây cột chạm khắc cầu kỳ, những hành lang thâm nghiêm, những tháp thờ vàng rực vương giả, những pho tượng Phật với vẻ đẹp khoan dung cực kỳ sống động, những bức tranh tường khổ lớn vẫn rực rỡ sắc màu dù đã đi qua cả thiên niên kỷ.

Bài liên quan

Trải qua trên 1.300 năm, chùa Jokhang vẫn bảo tồn được kiến trúc từ thời kỳ vua Songtsen Gambo. Mặc dù một số bộ phận của ngôi chùa đã được xây dựng lại, những yếu tố gốc vẫn còn: những xà, rầm bằng gỗ, khung cửa, cho đến cột và những hình chạm được cho là có niên đại thuộc thế kỷ VII và VIII TL. Và bức tượng Phật do công chúa Wencheng mang đến thờ ở trong ngôi chùa này là một báu vật thiêng liêng nhất của người Tây Tạng.

Từ sau sự chiếm đóng của Trung Quốc vào năm 1951, chùa Jokhang đã trải qua những xáo trộn đáng kể. Trong suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa (1966-1976), chùa Jokhang được sử dụng làm nơi chăn nuôi và cũng là nơi đồn trú của những người lính Trung Quốc, những người lấy việc đốt phá kinh sách làm công việc.

Hai biểu tượng này tượng trưng cho việc thuyết bài pháp đầu tiên của Đức Phật tại Lộc Uyển, Varanas. Ảnh: Nguyễn Đăng

Hai biểu tượng này tượng trưng cho việc thuyết bài pháp đầu tiên của Đức Phật tại Lộc Uyển, Varanas. Ảnh: Nguyễn Đăng

Ngày nay, chùa Jokhang được mở cửa cho những người hành hương và du lịch, nhưng luôn được chính quyền Trung Quốc kiểm soát chặt chẻ. Chỉ có khoảng 100 Tăng nhân cư ngụ tại chùa và địa danh này luôn được giám sát bởi hàng trăm cảnh sát. Vì lý do này, những Tăng nhân ở đây không được thoải mái khi họ trò chuyện với những du khách nước ngoài.

Bài liên quan

Chùa Jokhang hiện tại gồm bốn tầng, và nằm trên một khu đất rộng 2,5 héc-ta. Ngôi chùa là sự kết hợp những yếu tố địa phương với những ảnh hưởng từ Nepal, Trung Quốc và Ấn Độ. Bên ngoài chùa, ta thấy những mô-típ trang trí như nai và bánh xe, những biểu tượng của Phật giáo sơ kỳ Ấn Độ.

Hai biểu tượng này tượng trưng cho việc thuyết bài pháp đầu tiên của Đức Phật tại Lộc Uyển, Varanasi. Trong khi đó một phần mái của ngôi chùa cho thấy sự ảnh hưởng của kiến trúc Trung Quốc. Bên trong chùa Jokhang ta thấy thờ phụng và trang trí nhiều tranh tượng các vị Bồ-tát và thần linh khác nhau, điều thường nhìn thấy trong các ngôi chùa Tây Tạng.

Tầng ba của ngôi chùa có thờ bức tượng Palden Lhamo, một vị nữ thần bảo hộ chùa Jokhang và thành phố Lhasa. Trên cùng của ngôi chùa, ở đó ta có thể chứng kiến toàn bộ kiến trúc độc đáo của chùa Jokhang. Và cũng ở đây, ta có thể nhìn thấy toàn cảnh cung điện Potala.

Bài liên quan

Nét đặc biệt làm nên vẻ độc đáo của Jokhang chính là kiến trúc trần, mái cùng những hoa văn, hình hoạ xung quanh các gian thờ. Ngôi chùa sở hữu rất nhiều chi tiết tinh xảo, mang đặc trưng của thung lũng Kathmandu do các nghệ nhân Nepal thực hiện theo yêu cầu của vị công chúa Bhrikuti Devi mà họ vô cùng yêu quý. Vì thế, khám phá chùa Đại Chiêu thì phải chịu khó ngẩng đầu nhìn lên. Nếu chỉ chuyên chú vào những bức tượng tuyệt đẹp xung quanh, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị đang ẩn giấu trên trần đấy.

Chùa Jokhang là một địa điểm hành hương rất quan trọng của Phật tử Tây Tạng. Những người hành hương đến khắp mọi miền Tây Tạng thường đi bằng chân trần và thực hành những pháp tu khổ hạnh trên đường đến nơi này, chẳng hạn như việc vừa đi vừa bái lạy thành kính dọc đường đến chùa. Việc thực hành này cũng được thực hiện ở trước sân chùa vào mỗi ngày.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ

Chùa Việt 09:28 19/12/2024

Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.

Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ

Chùa Việt 09:37 18/12/2024

Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM

Chùa Việt 10:02 09/12/2024

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn

Chùa Việt 09:37 07/12/2024

Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.

Xem thêm