Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 24/10/2019, 09:13 AM

Ngôi làng an vui cho mỗi tâm hồn quay về nương tựa

Có một “ngôi làng an vui”, “mái nhà thảnh thơi” mà tôi cùng rất nhiều người trẻ nữa ở khắp nơi trên thế giới đều muốn tìm về. Đó là Làng Mai ở Pháp và Làng Mai ở Thái Lan.

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Thiền sư Thích Nhất Hạnh 

Tôi gọi đó là hành trình của sự “quay về” để “nương tựa” – quay về với tổ tiên huyết thống tâm linh một cách chân thật nhất, nương tựa vào tình huynh đệ, vào trái tim yêu thương và những bình yên của đất trời trong từng hơi thở.  Khi mà cuộc sống chốn Hà Thành nhiều lo toan và mỏi mệt, tôi thấy mình cần dừng lại – như một hồ nước tĩnh lặng để nhìn về hành trình mình đã đi qua, biết hiện tại mình đang ở đâu, từ đó có cảm hứng, động lực để thảnh thơi đi tiếp đến hành trình mới.

Những con đường nhỏ nhắn uốn cong duyên dáng, viền cỏ xanh mướt lấp lánh sương - ảnh Lương Đình Khoa

Những con đường nhỏ nhắn uốn cong duyên dáng, viền cỏ xanh mướt lấp lánh sương - ảnh Lương Đình Khoa

Những ban mai trong vắt đến vô ngần

Tôi tìm về với Làng Mai Thái Lan trong những ngày cuối tháng 2/2018, và bắt đầu “quay về nương tựa” bằng những bann mai trong vắt đến vô ngần cùng hơn 500 thiền sinh khác.

4h30 chúng tôi thức chúng, đánh răng rửa mặt rồi lặng lẽ lên thiền đường ngồi thiền. Sự yên lắng đang ở trong tôi. Tôi thấy mình với đất trời, vạn vật bên ngoài thiền đường kia là một. Tất cả đều đang chậm rãi thở - thở và hòa chung nhịp điệu của an vui chào ngày mới, cảm ơn cuộc đời cho mình được đón thêm một ngày nữa thênh thang, để những muộn phiền cho gió cuốn đi.

Những bông hoa khe khẽ nở đầu ngày, hương nương theo gió phảđầy không gian - ảnh Lương Đình Khoa.

Những bông hoa khe khẽ nở đầu ngày, hương nương theo gió phảđầy không gian - ảnh Lương Đình Khoa.

Rồi những câu kinh bài kệ trong cuốn “Nhật tụng Thiền môn” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được toàn thể đại chúng cất lên, như dòng suối mát len lỏi từ bao muôn kiếp chảy về, chạm vào da tôi mát lành, nhắc nhớ tôi không chỉ là dòng chảy của huyết thống gia đình dòng họ, mà còn là dòng tiếp nối của huyết thống tổ tiên tâm linh từ Bụt, từ Sư ông Thích Nhất Hạnh, từ tất cả các quý sư thầy sư cô và các phật tử mà tôi đã – đang – sẽ có duyên gặp gỡ trong đời. Để tôi biết mình luôn có một nơi chốn thật bình an quay về, tìm mình trong hiện tại, trong mọi người, trong yêu thương.

Tôi cúi lạy Bụt buổi sớm, cùng đại chúng thả những bước chân thiền hành thật nhẹ, thật êm trên đất mẹ Làng Mai. Những con đường nhỏ nhắn uốn cong duyên dáng, viền cỏ xanh mướt lấp lánh sương. Những bông hoa khe khẽ nở đầu ngày, hương nương theo gió phả đầy không gian. Và tiếng chim ríu ran trên những ngọn trúc, hân hoan gọi mặt trời thắp nắng trong từng vòm lá xanh. Mặt đất – bầu trời – thiên nhiên quanh tôi đang hòa nhịp – rót mật bằng hương sắc và thanh âm cho ngày mới ngọt niềm an vui.

Mặt đất – bầu trời – thiên nhiên đang hòa nhịp – rót mật bằng hương sắc và thanh âm cho ngày mới ngọt niềm an vui - ảnh Lương Đình Khoa.

Mặt đất – bầu trời – thiên nhiên đang hòa nhịp – rót mật bằng hương sắc và thanh âm cho ngày mới ngọt niềm an vui - ảnh Lương Đình Khoa.

Tôi tựa một em bé nhỏ hồn nhiên đón nhận món quà ấy bằng thanh âm, mùi hương, hơi thở. Vũ trụ đang vẽ một bức tranh tràn đầy nhựa sống quanh tôi và trong tôi. Tôi thấy vẻ đẹp lấp lánh cả từ những bông hoa bé li ti khuất trong từng lùm cỏ rậm. Trái tim tôi khe khẽ ngân rung những giai điệu của làng:

“Khi yêu thương, lòng như đứa trẻ

Xin cho hoài không đắn đo chi

Ngày thâu nắng vàng tươi về thắp

Và gom lá điểm tô một mùa

Vơi hay đầy cũng để cho thôi.

Lá đong đưa chào nhau buổi sáng

Gió xuân qua thì bay nhẹ nhàng

Nơi hẹn về là chốn an vui…”

Nơi hẹn về là chốn an vui… - ảnh Lương Đình Khoa.

Nơi hẹn về là chốn an vui… - ảnh Lương Đình Khoa.

Phải rồi, nơi này được hình thành và nuôi dưỡng bằng chất liệu của Tình yêu thương - nên bất cứ ai khi ghé đến Làng Mai đều sẽ thấy lòng dịu hiền, trong veo như những trẻ thơ, "an khi thở - lạc khi đi".

Hãy cứ thở hơi thở của mình, thở bằng hạnh phúc, an vui, thở bằng yêu thương với từng loài hoa cỏ,với từng người chúng ta có duyên gặp gỡ trên vạn nẻo đường dài... Tự cuộc đời và mọi người sẽ cảm thấy, trân quý vẻ đẹp tỏa sáng nơi tâm hồn bạn. Tựa những bông hoa, ngọn cỏ con đã gặp - dù là khiêm nhường bé nhỏ ẩn mình trong những góc khuất cũng vẫn được người khác tìm thấy, lưu giữ lại trong trái tim của Hiện tại ngọt lành tinh khôi....

Những hàng trúc xanh lá là hình ảnh nổi bật tại Làng Mai Thái Lan gợi nên sự bình dị và ấm áp như đang ở giữa Việt Nam - ảnh Lương Đình Khoa.

Những hàng trúc xanh lá là hình ảnh nổi bật tại Làng Mai Thái Lan gợi nên sự bình dị và ấm áp như đang ở giữa Việt Nam - ảnh Lương Đình Khoa.

Ngày tháng đến với chúng ta để sống cùng nhau

Câu hát ấy là câu hát chủ đạo trong bài hát “Chiếc lá yêu thương” của làng. Tôi thích từ “cùng” ấy đến lạ. Bởi “cùng” tức là đang hòa nhịp, đang nương tựa, nâng đỡ.“Cùng” tức là chúng ta đã có nhau, mà đi cùng nhau thì sẽ đi được rất dài và rất xa…

- Tôi thấy mình ở đây sao mà sướng quá. Được các sư thầy sư cô chăm sóc cho từng bữa ăn giấc ngủ. Đến đôi dép để không ngay ngắn ai đó quệt vào văng ra, các thầy cũng lại lẳng lặng cúi xuống xếp lại cho ngay ngắn mà không phàn nàn một câu nào. Từng bông hoa hồng tụi con nít cầm để diễn văn nghệ và dành tặng cho bố mẹ cũng được các sư cô cắt bỏ những chiếc gai đi để không đâm vào tay chúng. Và tôi thấy mình bé nhỏ trước tình yêu thương ấy của các sư thầy, sư cô…

Một góc mùa xuân - ảnh Lương Đình Khoa.

Một góc mùa xuân - ảnh Lương Đình Khoa.

Đó là đôi dòng chia sẻ ngắn của một chú chừng 50 tuổi trong ngày cuối cùng của khóa tu. Và chính tôi cũng đã thấy sự tâm huyết, tình yêu thương quý sư thầy, sư cô dành cho chúng tôi lớn biết chừng nào khi nhà bếp luôn luôn đỏ lửa sẵn sàng phục vụ đảm bảo đúng giờ và chất lượng cho bữa ăn sáng – trưa và tối. Những bàn trà nước luôn sẵn café, trà túi lọc, bánh kẹo phục vụ ở tất cả các điểm ăn ở ngủ nghỉ. Rồi tình yêu thương trong từng buổi pháp thoại, hay những trưa quý thầy quý cô không ngủ ngồi hướng dẫn thiền buông thư cho đại chúng.

Ngày tháng đến với chúng ta để sống cùng nhau - ảnh Lương Đình Khoa

Ngày tháng đến với chúng ta để sống cùng nhau - ảnh Lương Đình Khoa

Đặc biệt khi tôi bắt gặp hình ảnh: Buổi chiều chuẩn bị diễn ra chương trình Hội chợ Ẩm thực và văn nghệ, trời lây rây mưa. Tôi và một bạn khác đi xuôi xuống khu Ni xá 2 để tìm nhóm Hà Nội tập văn nghệ, vô tình bắt gặp 5 sư thầy và 2 sư cô đang hì hụi với 6 chân cột của khung lều bạt, di chuyển về khu Sân trăng để che mưa cho các món ăn và loa đài âm thanh.

Hình ảnh các sư thầy khiêng khung rạp chuẩn bị cho đêm văn nghệ gây ấn tượng mạnh. - ảnh Lương Đình Khoa

Hình ảnh các sư thầy khiêng khung rạp chuẩn bị cho đêm văn nghệ gây ấn tượng mạnh. - ảnh Lương Đình Khoa

Quãng đường di chuyển chừng 200m thôi – nhưng đường đá sỏi nhỏ hẹp, hai bên vướng cây xanh và những hòn đá tảng lớn. Anh bạn đi cùng vội vào phụ đỡ, thay vị trí của 2 sư cô. Dáng 6 người nghiêng đổ, xiêu vẹo trong mưa bụi, gồng mình khiêng khung bạt ấy đã thực sự trở thành hình ảnh ấn tượng nhất, còn mãi trong tôi về khóa tu lần này. Nếu như tôi không đi qua đoạn đường ấy, vào giờ đó, tôi đã không bắt gặp hình ảnh lặng thầm không ngại khó ngại khổ, ắp đầy tình yêu thương này.

Và còn có biết bao nhiêu sự lặng thầm khác trong suốt 5 ngày diễn ra khóa tu mà tôi và đại chúng chưa được biết đến?

Thiền hành buổi sớm cùng Thiền sư Thích Nhất Hạnh - ảnh Lương Đình Khoa.

Thiền hành buổi sớm cùng Thiền sư Thích Nhất Hạnh - ảnh Lương Đình Khoa.

Hát thiền ca tặng Sư ông – hạnh phúc tuyệt vời

Sáng 24/2, Sư ông Thích Nhất Hạnh xuất hiện trên xe lăn, thiền hành cùng đại chúng một đoạn đường ngắn, rồi trở về Sân trăng ngồi thảnh thơi đón bình minh, nghe đại chúng hát thiền ca. Tôi cứ ngắm nhìn mãi dáng hình ấy, từng ánh mắt, cử chỉ động tác của Người. Hiểu trong vòng quay của sinh lão bệnh tử - những cơn bệnh đã làm Người tiều tụy hẳn đi so với hình ảnh tôi vẫn thấy trong sách, trên phim.

Nhưng sự an nhiên, thảnh thơi thì không biến mất, vẫn ngời trong đôi mắt ngước lên nhìn trời xanh, trong cử chỉ nghiêng tai đón nhận tiếng chim, trong hành động xòe tay đỡ hạt quả khô, khẽ khàng đưa lên mũi ngửi để cảm nhận rõ hơn từng mùi vị.

Gần bên Thầy – đón bình minh ý thức - ảnh Lương Đình Khoa.

Gần bên Thầy – đón bình minh ý thức - ảnh Lương Đình Khoa.

“Và mặt trời sáng nay bừng tỉnh sớm

Những bông hoa đã nở trước đêm dài

Cỏ lành ngọt sớm mai

Dưới vòng lăn mang nụ cười yên lắng!

 

Xòe tay đón ngửi mùi cỏ đất

Hạt thương yêu vô lượng kiếp xanh đầy

Thầy thở cùng tinh khôi

Quay về và nương tựa.

 

Gieo Hiểu – Thương qua năm Châu bốn bể

Ru bão giông khép mắt hóa mây ngàn

Rộng vòng Tăng thân

Thảnh thơi – vững chãi.

 

Hạnh phúc trong hiện tại

Sự sống lên nhiệm màu

Chuyển hóa mọi khổ đau

Tình thương yêu đích thực

 

Chắp tay sen đón ngọn nguồn tỉnh thức

Như chim xanh an lạc khúc ca trời

Bụt an trú trong Thầy

Bụt ẩn mình trong con – từ phút ban sơ lời con khóc…

 

Thầy đã đến nắm tay đời gieo hạt

Bụt trong con tỉnh giấc sáng từng ngày

Gọi con trở về đây

Gần bên Thầy – đón bình minh ý thức.

 

Thầy đã đến khi chúng sinh lạc bước

Thấu nhân gian ôm trọn mọi chúng loài

Đi cùng Thầy – chân nở rộ hoa mai

Và hơi thở ngời nụ cười của Bụt.

 

Hôm nay con hạnh phúc

Dưới bóng Thầy bao dung

Trái tim Thầy – Bồ Tát

Muôn kiếp nhịp Hiểu – Thương!

Một phiến đá đề 4 câu thơ ý nghĩa của thiền sư Nhất Hạnh - ảnh Lương Đình Khoa.

Một phiến đá đề 4 câu thơ ý nghĩa của thiền sư Nhất Hạnh - ảnh Lương Đình Khoa.

Tôi đã viết những dòng này để hướng về Người khi bóng ô-tô dần khuất sau những vòm cây xanh – đưa Người trở về khu nghỉ ngơi.

Tôi nhớ đọc được ở đâu đó, rằng Bụt đã dạy: kiếp trước 500 lần ngoái đầu nhìn lại mới đổi được kiếp này một lần gặp thoáng qua. Vậy nên để có những khoảnh khắc hạnh phúc của sớm mai bên Sư ông, tôi và hơn 500 thiền sinh của khóa tu này đã hạnh phúc, đã may mắn có duyên phước lớn lao vô cùng ở kiếp này.

Một góc giá trưng bày trong không gian nhà lưu niệm về thiền sư Nhất Hạnh - ảnh Lương Đình Khoa.

Một góc giá trưng bày trong không gian nhà lưu niệm về thiền sư Nhất Hạnh - ảnh Lương Đình Khoa.

Một lần và mãi mãi…

Bụt an trú trong Sư ông. Sư ông có trong mỗi hơi thở, bước chân, trong từng ý niệm an lạc của mỗi thiền sinh. Và tôi lại nhớ trong những lá thư Sư ông viết cho đệ tử cùng đại chúng, ở bài “Sinh nhật của một giọt sương” có đoạn:

“Sáng nay đi thiền hành, Thầy nghe tiếng của một giọt sương gọi. Giọt sương không gọi bằng âm thanh mà gọi bằng những tia ánh sáng muôn màu. Thầy dừng lại đến gần giọt sương. Giọt sương nằm ở đầu một chiếc lá liễu buông dài như một ngón tay. Giọt sương đã ôm lấy mặt trời và giọt sương tỏa chiếu ánh sáng muôn màu về phía Thầy. Giọt sương rực rỡ không kém vầng thái dương. Thầy chắp tay chào giọt sương và Thầy nghĩ: Nếu mắt Thầy thấy được giọt sương đang tỏa chiếu hào quang thì ống kính của chiếc máy ảnh cũng thấy được. Thầy đi vào thư viện tìm chiếc máy chụp hình. Thầy đã kê sát ống kính vào giọt sương và Thầy đã thành công ghi lại hình ảnh giọt sương lấp lánh hào quang ngũ sắc.

Bước chân thong dong trong khu thung lũng của Bụt - ảnh Lương Đình Khoa

Bước chân thong dong trong khu thung lũng của Bụt - ảnh Lương Đình Khoa

Ban đầu, Thầy nghĩ giọt sương trên đầu chiếc lá là một hiện tượng mong manh. Nhưng sau đó, Thầy thấy giọt sương cũng có tính bất sinh bất diệt. Buổi sáng nào đi thiền hành qua cây liễu Thầy cũng có thể thấy được giọt sương dù là trong một bình minh sáng chói hay trong một ngày trời âm u. Thầy đã thấy một lần rồi thì Thầy có thể thấy được mãi mãi.”

Đi cùng Thầy – chân nở rộ hoa mai. Và hơi thở ngời nụcười của Bụt - ảnh Lương Đình Khoa

Đi cùng Thầy – chân nở rộ hoa mai. Và hơi thở ngời nụcười của Bụt - ảnh Lương Đình Khoa

Và những khóa tu, những sự “quay về” để “nương tựa” cùng không gian an lạc, cùng tình yêu thương của các quý sư thầy, sư cô ở Làng Mai cũng tựa một giọt sương thảo thơm đầu ngày tinh khôi – cho tôi thấy được ánh sáng ấm áp của yêu thương, của mạch nguồn Hiểu và Thương không ngừng lấp lánh.

Pháp đàm theo hình thức gia đình - ảnh Lương Đình Khoa

Pháp đàm theo hình thức gia đình - ảnh Lương Đình Khoa

Tôi đã thấy, đã mang trong mình rồi thì sẽ thấy và thấu, mang theo trong mình mãi mãi. Để mỗi phút giây hiện tại tôi đang thở, đang đi đều là một sự trở về, gõ cửa từng hạt tương lai bằng niềm cảm ân sâu sắc – tựa đôi dòng thơ Sư ông được viết trên phiến đá của làng:

"Con đã về - vòng tay ôm Trái đất

Tổ tiên xưa cũng có mặt một lần

Con đã về trong phút giây hiện tại

Hạt tương lai vừa thấm nhuận hồng ân "

Khởi động buổi sáng bên trong thiền đường - ảnh Lương Đình Khoa.

Khởi động buổi sáng bên trong thiền đường - ảnh Lương Đình Khoa.

Ban thờ Phật trong thiền đường - ảnh Lương Đình Khoa.

Ban thờ Phật trong thiền đường - ảnh Lương Đình Khoa.

Sư cô Chân Không chia sẻ cùng các thiền sinh - ảnh Lương Đình Khoa

Sư cô Chân Không chia sẻ cùng các thiền sinh - ảnh Lương Đình Khoa

Các sư thầy sư cô niệm danh hiệu Bồ tát Quán Âm - ảnh Lương Đình Khoa.

Các sư thầy sư cô niệm danh hiệu Bồ tát Quán Âm - ảnh Lương Đình Khoa.

Một tiết mục văn nghệ thể hiện tình yêu với đất nước của các quý sư - ảnh Lương Đình Khoa.

Một tiết mục văn nghệ thể hiện tình yêu với đất nước của các quý sư - ảnh Lương Đình Khoa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm