Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 27/06/2021, 08:31 AM

Ngũ dục còn hơn mũi tên độc

Ngũ dục là năm món dục của chúng sanh, từ súc sanh đến người và chư thiên. Nếu ta không điều phục Ngũ căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thức) để cho say đắm ngũ dục thì thất lạc thiện căn, sa vào nẻo ác và đọa lạc.

Tránh dục như tránh lửa

Ngũ dục là năm sự ham muốn, là năm thứ dục lạc của trần cảnh nên cũng gọi là Ngũ tiềm:

- Sắc dục: ham muốn sắc đẹp, ưa thích tướng tốt, hay người nữ thích người nam hoặc ngược lại.

- Thanh dục: ham muốn tiếng hay, lời nói ngọt ngào, êm tai.

- Hương dục: ham muốn mùi thơm ngào ngạt, hay mùi hương của người nữ hoặc người nam.

- Vị dục: ham muốn đồ ăn, thức uống ngon ngọt, bổ dưỡng để phục vụ cho cái thân giả tạm.

- Xúc dục: ham muốn sự đụng chạm mềm dịu của người nữ để thỏa mãn dục vọng.

Ngũ dục còn độc hơn mũi tên độc

Ngũ dục còn độc hơn mũi tên độc

Ngũ dục còn có năm thứ sau:

- Tài dục: ham muốn tiền bạc, vàng ngọc thật nhiều như cái bình không đáy.

- Sắc dục: ham sắc đẹp, mỹ miều, kiêu sa, nghiêng nước nghiêng thành.

- Danh dục: ham muốn địa vị cao sang, tiếng tốt, ông này bà nọ…

- Thực dục: ham muốn thức ăn ngon và ăn thật nhiều cao lương mỹ vị để thỏa mãn cho cái thân này.

- Thùy dục: ham muốn ngủ nghỉ thật nhiều.

Ngũ dục cũng còn gọi là Ngũ độc tiễn (năm mũi tên độc hại). Ngũ dục là năm món dục của chúng sanh, từ súc sanh đến người và chư thiên. Nếu ta không điều phục Ngũ căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thức) để cho say đắm ngũ dục thì thất lạc thiện căn, sa vào nẻo ác và đọa lạc. Tham đắm ngũ dục sẽ bị trói buộc bởi năm thứ độc hại của ham muốn.

Người mê ngũ dục thì đức Phật có dạy trong kinh Trung Bộ 2, kinh Potaliya. Ngũ dục ví như con chó đói mà gặm xương khô, như kẻ cầm lửa mà đi ngược gió, như được của trong giấc mộng. Hoặc là người mê ngũ dục như mới nhốt con rắn độc, như một miếng thịt mà cả bầy chó tham ăn, như giọt sương trên đầu ngọn cỏ, như dấu vẽ trên nước, như giọt mật ngọt trên đầu lưỡi dao bén nhọn. Ngũ dục chỉ là của tạm bợ, không thể tồn tại lâu dài.

Dục lạc và an lạc

Người Phật tử cần chết ngự sự ham muốn, thường xuyên gieo trồng phước đức để tạo nên nghiệp thiện lành làm tư lương, hành trang cho hiện tại và mai sau.

Người Phật tử cần chết ngự sự ham muốn, thường xuyên gieo trồng phước đức để tạo nên nghiệp thiện lành làm tư lương, hành trang cho hiện tại và mai sau.

Trong kinh Di Giáo, đức Phật dạy rằng: “Tỳ-kheo các ông! Đã có thể an trụ trong giới rồi, phải kiềm chế ngũ căn, chẳng để buông lung theo ngũ dục. Thí như người chăn trâu, cầm roi nhìn nó, chẳng cho chúng vào lúa mạ của người khác. Nếu thả lỏng ngũ căn, chẳng những chạy theo ngũ dục không bờ mé, không thể kiềm chế được, mà còn gây hại rất nặng, cũng như ngựa chứng, chẳng dùng dây cương chế ngự thì chính nó sẽ đưa người ta vào hầm hố”. 

Vì thế, là một Tăng sĩ, chúng ta phải biết tránh xa ngũ dục, và ly dục, ly bất thiện pháp, hành theo Bát chánh đạo và Tứ diệu đế, luôn giữ gìn tứ oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi) và siêng tu giới định tuệ, lấy trí tuệ để đạp đi vô minh ngũ dục thế gian, phòng hộ các căn của mình. Hãy quán thân này là giả tạm vô thường, luôn chánh niệm tỉnh giác từng sát-na sanh diệt. Hãy nhớ đến chí nguyện lớn nhất của người tu là “trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sanh”.

Có như thế, mới mong tránh xa được ngũ dục như mũi tên độc, giác ngộ giải thoát đời này và nhiều đời nhiều kiếp, thành tựu quả vị tốt đẹp. Như vậy, có thể thấy, mũi tên độc có thể giết chết một người trong đời này, còn ngũ dục thì giết chết người đó trong nhiều đời nhiều kiếp.

Đắm say trong dục vui ít khổ nhiều

Tâm Thạch

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Tương tợ Tỳ-kheo

Kiến thức 10:00 19/04/2024

Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài. Một con lừa trà trộn vào đàn trâu, đi theo đàn trâu, tự xưng là trâu, nghĩ rằng là trâu nhưng kỳ thực chẳng có gì nơi con lừa kia giống với trâu cả, là hình ảnh minh họa cho tương tợ Tỳ-kheo.

Nghiệp chuyển lên và chuyển xuống

Kiến thức 09:00 19/04/2024

Nghiệp lực có thể đưa xuống được không? Nói cách khác, người ta có thể tái sinh vào cảnh thú không? Câu trả lời của người Phật tử là “Có thể” không được tất cả mọi người chấp nhận, vì Phật Giáo xác nhận rằng sự kiện ấy có thể xảy ra.

Xem thêm