Thứ bảy, 25/11/2023, 10:10 AM

Ngũ uẩn là gì?

Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố. Trong bài này chúng ta có thể hiểu nhiều yếu tố họp lại nên gọi là uẩn.

Kinh “Vô Ngã Tướng”, Phật dạy rằng: Con người kết hợp bởi hai phần: Vật chất là Sắc, và tinh thần là Danh. Danh và Sắc do nhiều yếu tố hợp lại mà thành. Sắc do đất, nước, gió, lửa hợp lại gọi là Sắc uẩn. Trên thân người có móng tay, móng chân, tóc, tai, mắt, mũi, lưỡi, da…  Bên trong có óc, thịt, xương, tim, phổi, gan, ruột, máu…

Trong Kinh dạy con người có 6 căn: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý thức gọi là 6 nội xứ. Sáu nội xứ nằm trên thân mình. Đối tượng của 6 nội xứ là: Sắc (Hình dáng), thanh, hương, vị, xúc, pháp gọi là 6 ngoại xứ.

Sáu nội xứ của mình lại là 6 ngoại xứ của người đối diện. Để ý thêm một chút thì nội xứ này trở thành ngoại xứ của nội xứ kia.

Thí dụ: Con mắt là nội xứ của mình. Khi con mắt nhìn xuống bàn tay. Bàn tay tức nội xứ thân trở thành ngoại xứ của nội xứ mắt.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Khi 6 nội xứ tiếp xúc 6 ngoại xứ hình thành 6 nhận thức, phân biệt. Đó là Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức. Gọi chung là 18 giới.

Về phần Tâm thì có: Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Mỗi yếu tố này cũng do nhiều thành phần hợp lại nên gọi là Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn và Thức Uẩn.

- Thọ uẩn: Là những cảm giác của thân hay, cảm thọ của tâm có ba loại:

(1) Thọ Lạc: Thích thú hay hạnh phúc.

(2) Thọ khổ: Không thích hay phiền não.

(3) Thọ vô ký: Cảm thọ không thương cũng không ghét, an nhiên hay thọ xả.

- Tưởng uẩn: Có nhiều mạng lưới tưởng như: mạng lưới ý nghĩ, mạng lưới biết có lời hay không lời, mạng lưới liên tưởng và ấn tượng ghi sâu vào tâm thức… Tưởng ở đây có công dụng ghi nhận hình ảnh đối tượng hiện tại hoặc nhớ nghĩ chuyện quá khứ hay  tưởng tượng  chuyện tương lai.

- Hành uẩn: Là uẩn thứ hai trong Thập Nhị Nhân Duyên. Hành uẩn cũng là uẩn thứ tư trong ngũ uẩn. Hành uẩn trong ngũ uẩn là phản ứng (tâm sở) của Tâm. Trong kinh ghi rằng Hành có 50 tâm sở, còn hai tâm sở nữa là Thọ và Tưởng. Trong 50 tâm sở, quan trọng nhất tác ý (cetanã).  Tác ý chủ động điều hành tập hợp các tâm sở tương ứng tạo nên Ý nghiệp. Ý nghiệp dẫn đầu, Thân và Khẩu nghiệp theo sau.

- Thức uẩn: Thức được xem là sự hiểu biết của con người. Là cái biết so sánh, phân biệt tốt xấu, phải quấy hai bên, gọi là tâm nhị nguyên. Thông thường Thức có tính quyết định nói ra lời và hành động tùy theo tâm Hành, tạo nên Khẩu và Thân nghiệp.

Thân người hay Sắc, thì ta có thể trông thấy sờ mó được. Còn Danh hay Tâm thì trừu tượng không hình tướng,  nhưng Tâm là một tiến trình được hình thành dựa trên cơ chế ngũ uẩn trong thân xác con người. Tâm “biết” suy nghĩ, vui, buồn, giận hờn, yêu thích. Tâm trạng của Tâm được biểu lộ qua ánh mắt, đôi môi, âm thanh và tứ chi giúp người đối diện nhận ra sự có mặt của Tâm.     

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm