Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 06/05/2022, 14:36 PM

Người Ấn Độ vật vã dưới nắng nóng kỷ lục

Nhiều vùng ở Ấn Độ vừa trải qua tháng 4 nóng nhất trong 122 năm, với mức nhiệt lên tới 45 độ C, khiến hàng chục người tử vong.

Một em bé ngâm người trong thùng nước giữa thời tiết oi bức ở thủ đô New Delhi hôm 3/5. Khu vực này ghi nhận tháng 4 nóng thứ hai trong lịch sử từ năm 1951 tới nay, với nhiệt độ trung bình cao nhất lên 40,2 độ C, theo AP. Khu vực tây bắc và miền trung Ấn Độ đã trải qua tháng 4 nóng nhất trong 122 năm qua, với nhiệt độ lên tới 45 độ C tại 10 thành phố Ấn Độ tuần trước.

Một em bé ngâm người trong thùng nước giữa thời tiết oi bức ở thủ đô New Delhi hôm 3/5. Khu vực này ghi nhận tháng 4 nóng thứ hai trong lịch sử từ năm 1951 tới nay, với nhiệt độ trung bình cao nhất lên 40,2 độ C, theo AP. Khu vực tây bắc và miền trung Ấn Độ đã trải qua tháng 4 nóng nhất trong 122 năm qua, với nhiệt độ lên tới 45 độ C tại 10 thành phố Ấn Độ tuần trước.

Người dân ròng dây dẫn nước ngọt từ xe téc tới một khu dân cư ở New Delhi hôm 3/5. Friederike Otto, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Hoàng gia London, cho hay biến đổi khí hậu khiến nắng nóng xảy ra thường xuyên hơn với nền nhiệt cao hơn. Các đợt nắng nóng sẽ tấn công Ấn Độ khoảng 4 năm một lần thay vì 50 năm một lần như trước đây.

Người dân ròng dây dẫn nước ngọt từ xe téc tới một khu dân cư ở New Delhi hôm 3/5. Friederike Otto, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Hoàng gia London, cho hay biến đổi khí hậu khiến nắng nóng xảy ra thường xuyên hơn với nền nhiệt cao hơn. Các đợt nắng nóng sẽ tấn công Ấn Độ khoảng 4 năm một lần thay vì 50 năm một lần như trước đây.

Đất đai nứt nẻ ở đáy sông Yamuna giữa thời tiết nóng nực tại New Delhi hôm 2/5. Nắng nóng đã tàn phá nhiều loại cây trồng, trong đó có lúa mỳ, rau củ, trái cây. Tại Ấn Độ, sản lượng lúa mỳ đã giảm đến 50% ở một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nhiệt độ khắc nghiệt, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ thiếu hụt lương thực toàn cầu, khi xung đột ở Ukraine vốn đã tác động đáng kể tới nguồn cung.

Đất đai nứt nẻ ở đáy sông Yamuna giữa thời tiết nóng nực tại New Delhi hôm 2/5. Nắng nóng đã tàn phá nhiều loại cây trồng, trong đó có lúa mỳ, rau củ, trái cây. Tại Ấn Độ, sản lượng lúa mỳ đã giảm đến 50% ở một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nhiệt độ khắc nghiệt, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ thiếu hụt lương thực toàn cầu, khi xung đột ở Ukraine vốn đã tác động đáng kể tới nguồn cung.

Người dân tại một khu dân cư ở New Delhi mang can nhựa, xô chậu tới hứng nước từ xe bồn. Không chỉ thiếu nước, người dân Ấn Độ còn đang đối mặt tình trạng thiếu điện nghiêm trọng nhất trong 60 năm qua, khi lượng than dự trữ tại nhiều nhà máy nhiệt điện xuống thấp kỷ lục, trong khi nhu cầu sử dụng điều hòa tăng vọt, khiến hệ thống điện quá tải. Tình trạng cắt điện luân phiên đang ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động kinh tế đang hồi phục sau đại dịch và đe dọa gián đoạn các dịch vụ thiết yếu như bệnh viện. Nhiều khu dân cư ở các bang như Uttar Pradesh, Punjab, Haryana và Rajasthan liên tục bị cắt điện 7 tiếng mỗi ngày.

Người dân tại một khu dân cư ở New Delhi mang can nhựa, xô chậu tới hứng nước từ xe bồn. Không chỉ thiếu nước, người dân Ấn Độ còn đang đối mặt tình trạng thiếu điện nghiêm trọng nhất trong 60 năm qua, khi lượng than dự trữ tại nhiều nhà máy nhiệt điện xuống thấp kỷ lục, trong khi nhu cầu sử dụng điều hòa tăng vọt, khiến hệ thống điện quá tải. Tình trạng cắt điện luân phiên đang ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động kinh tế đang hồi phục sau đại dịch và đe dọa gián đoạn các dịch vụ thiết yếu như bệnh viện. Nhiều khu dân cư ở các bang như Uttar Pradesh, Punjab, Haryana và Rajasthan liên tục bị cắt điện 7 tiếng mỗi ngày.

Trẻ em tới trường từ sáng sớm, sau khi chính quyền điều chỉnh giờ vào lớp do nắng nóng ở Amritsar, thành phố thuộc bang Punjab, tây bắc Ấn Độ, hôm 2/5.

Trẻ em tới trường từ sáng sớm, sau khi chính quyền điều chỉnh giờ vào lớp do nắng nóng ở Amritsar, thành phố thuộc bang Punjab, tây bắc Ấn Độ, hôm 2/5.

Người đi xe máy quấn khăn quanh đầu để tránh nắng nóng tại Amritsar hôm 1/5, khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 41 độ C. Nắng nóng kết hợp với hiện tượng 'nhiệt độ bầu ướt' đang thách thức giới hạn chịu đựng của người dân Ấn Độ. Nhiệt độ bầu ướt là đơn vị nhiệt độ thấp nhất có thể đạt được khi không khí bão hòa hơi nước, thường không quá 31°C. Khi nhiệt độ bầu ướt trên 35°C, không khí không thể hấp thụ thêm hơi nước, khiến mồ hôi không bay hơi, làm cho con người gặp các hiện tượng sốc nhiệt như mệt mỏi, chuột rút, phát ban, đặc biệt là tình trạng say nắng với nguy cơ tử vong chỉ sau vào giờ. Bang Maharashtra ở tây Ấn Độ đã báo cáo 25 ca tử vong vì nắng nóng từ cuối tháng 3, con số cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Người đi xe máy quấn khăn quanh đầu để tránh nắng nóng tại Amritsar hôm 1/5, khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 41 độ C. Nắng nóng kết hợp với hiện tượng "nhiệt độ bầu ướt" đang thách thức giới hạn chịu đựng của người dân Ấn Độ. Nhiệt độ bầu ướt là đơn vị nhiệt độ thấp nhất có thể đạt được khi không khí bão hòa hơi nước, thường không quá 31°C. Khi nhiệt độ bầu ướt trên 35°C, không khí không thể hấp thụ thêm hơi nước, khiến mồ hôi không bay hơi, làm cho con người gặp các hiện tượng sốc nhiệt như mệt mỏi, chuột rút, phát ban, đặc biệt là tình trạng say nắng với nguy cơ tử vong chỉ sau vào giờ. Bang Maharashtra ở tây Ấn Độ đã báo cáo 25 ca tử vong vì nắng nóng từ cuối tháng 3, con số cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Nhân viên cơ sở Tổ chức Bảo tồn Động vật Hoang dã ở Farah, bang Uttar Pradesh, phun nước giải nhiệt cho voi giữa thời tiết nóng nực hôm 1/5.

Nhân viên cơ sở Tổ chức Bảo tồn Động vật Hoang dã ở Farah, bang Uttar Pradesh, phun nước giải nhiệt cho voi giữa thời tiết nóng nực hôm 1/5.

Một công nhân uống nước giải khát trong khi làm việc tại sân đường sắt trong ngày nắng nóng ở ngoại ô thành phố Amritsar hôm 30/4. Tại bang Odisha, miền đông Ấn Độ, giới chức cho biết một người đàn ông 64 tuổi đã chết vì sốc nhiệt hôm 25/4 và hàng trăm người trong khu vực này cũng phải tiếp nhận điều trị y tế vì nắng nóng.

Một công nhân uống nước giải khát trong khi làm việc tại sân đường sắt trong ngày nắng nóng ở ngoại ô thành phố Amritsar hôm 30/4. Tại bang Odisha, miền đông Ấn Độ, giới chức cho biết một người đàn ông 64 tuổi đã chết vì sốc nhiệt hôm 25/4 và hàng trăm người trong khu vực này cũng phải tiếp nhận điều trị y tế vì nắng nóng.

Người dân tới giải nhiệt tại công viên nước ở New Delhi hôm 30/4. Hình thái thời tiết cực đoan dự kiến tiếp tục kéo dài sang tháng 5 ở Ấn Độ và các nước lân cận. Mùa mưa chỉ xảy ra ở nước này từ tháng 6.

Người dân tới giải nhiệt tại công viên nước ở New Delhi hôm 30/4. Hình thái thời tiết cực đoan dự kiến tiếp tục kéo dài sang tháng 5 ở Ấn Độ và các nước lân cận. Mùa mưa chỉ xảy ra ở nước này từ tháng 6.

Theo VnExpress

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Rác nhựa gây ra quá nhiều hiểm họa

Môi trường 16:34 24/04/2024

Làm thế nào để chấm dứt tất cả các loại nhựa sử dụng một lần và tìm giải pháp thay thế? Mối đe dọa mà nhựa gây ra cho môi trường và Trái đất lớn đến mức nào?

Phật đản: 7 đóa sen trên sông Hương sẽ được thắp sáng từ mùng 8/4 âm lịch

Môi trường 12:37 23/04/2024

Đây là một trong những nội dung được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh TT-Huế thông qua trong phiên họp hôm 20/4, tại chùa Từ Đàm (TP.Huế) - Văn phòng Ban Trị sự.

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Xem thêm