Người bác sĩ 7 năm “giải cứu” hài nhi từ những bọc rác
Đâu đó ngoài kia, lẫn vào sự ồn ào tấp nập của thành thị, vẫn có những con người ngày đêm tìm kiếm các em bé sơ sinh bị bỏ lại nơi bãi rác, trong những lớp túi ni lông bịt chặt. Họ, những người xa lạ không máu mủ, vẫn mang trong mình trách nhiệm đưa các em về nơi yên nghỉ cuối cùng.
Hai thai nhi được cứu sống nhờ trì tụng kinh Địa Tạng và niềm tin Phật pháp nhiệm màu
Những người đi trộm … “rác”
Nghề bác sĩ vốn dĩ là công việc chuyên tâm cứu chữa cho sức khoẻ và tính mạng của con người. Anh Nguyễn Văn Minh (33 tuổi, trú tại huyện Yên Phong, Bắc Ninh) là một bác sĩ Răng – Hàm – Mặt – cũng ý thức được trọng trách đó đối với xã hội, nhưng công việc “cứu người” của anh lại đặc biệt hơn rất nhiều. Bằng cách thành lập hội Bảo vệ sự sống thai nhi Việt, bác sĩ Minh đã nhiều năm chuyên tâm cứu giúp những người đã bị chính người thân của họ chối bỏ mạng sống.
Chia sẻ với phóng viên, anh Minh kể, trước kia đi làm xa, mỗi lần có dịp về nhà đều nghe gia đình nói về các hài nhi bị bỏ rơi ở gần chỗ mình sinh sống sống. Cứ như vậy, bao nhiêu lần nghe những câu chuyện đau lòng là bấy nhiêu lần thôi thúc anh lập nên hội “giải cứu” các em bé kém may mắn đó.
“Tôi vào “nghề” từ cuối năm 2013 cùng một người bạn nữa, tính đến nay cũng đã 7 năm. Chúng tôi làm việc này xuất phát từ cái tâm và sự đồng cảm với những sinh linh đáng thương”, anh Minh nói về lý do lựa chọn công việc đặc biệt này.
“Lúc mới bắt đầu, chúng tôi cũng nhận về những cái nhìn e ngại, né tránh của các phòng khám thai sản. Tôi cùng người bạn của mình đã in những tờ rơi và dán ở nhiều nơi để mọi người biết và liên lạc”, anh Minh tâm sự về thời gian đầu hoạt động của nhóm tình nguyện.
Chuyện gieo mầm thiện của nam sinh an táng 3.000 xác hài nhi
Ba năm đầu khi mới thành lập đội cũng là từng ấy thời gian anh Minh và các thành viên phải đến những bãi rác lớn hay nơi tập kết rác để trộm “rác” và tìm kiếm các em bé. “Có những đêm chúng tôi tìm được 14 bé tại một điểm tập kết rác, được bọc kĩ càng bằng chiếc túi ni lông cùng nhiều lớp giấy vệ sinh”, anh Minh kể.
Theo anh Minh, thời điểm các phòng khám thai đóng cửa là thời điểm thuận tiện nhất để tìm kiếm các bé bị bỏ rơi. “Chúng tôi thường đi vào các buổi đêm muộn cho đến rạng sáng”, anh Minh nói và cho biết thêm, cứ rong ruổi trên khắp các tuyến đường như vậy, trung bình mỗi ngày các đội tại 5 tỉnh sẽ thu gom được khoảng 20 – 30 bé.
Đến giờ, nhóm tình nguyện của anh Minh có gần 30 thành viên, trong đó thành viên chủ chốt thường xuyên đi tìm các bé là 10 người. Nhóm chủ yếu hoạt động tại 5 tỉnh, thành: Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang và Hưng Yên. Cứ có thông tin về trường hợp nào đó cần giúp đỡ, nhóm tình nguyện này lại cắt cử thành viên đến tận nơi hỗ trợ.
Những cuộc đưa tiễn trong đêm
Bây giờ khi nhớ lại, anh Minh nói khó khăn lớn nhất là khi đội đến các phòng khám, cơ sở nạo phá thai và nói muốn xin các hài nhi đã tử vong về để chôn cất. Bỏ ngoài tai những lời thuyết phục của anh Minh, các bác sĩ chỉ lạnh lùng lắc đầu. Sau này, may mắn là đội tình nguyện đã tiếp cận được những cơ sở nạo, phá thai và “cứu” được nhiều bé hơn.
Có được những sinh linh bé bỏng đó rồi, khó khăn tiếp theo là mang các em đi đâu. Anh Minh bộc bạch, lúc đó việc tìm kiếm nghĩa trang nhận chôn hài nhi bị bỏ rơi với số lượng nhiều là rất khó khăn. Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực, anh cũng tìm được nghĩa trang Đồi Cốc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) là nơi nhận mai táng cho các em. Từ đó, cứ đều đặn hai tuần một lần, nhóm của anh Minh lại đem các em bé về nghĩa trang này để làm lễ cầu siêu và chôn cất.
Dù đã làm trong nghề 7 năm, nhưng anh Minh luôn nhớ về một em bé đội đã từng cứu cách đây vài năm. Khi anh nhận bé từ một cơ sở phá thai, tim của bé vẫn đập. “Lúc ấy tôi cùng các anh em trong đội đưa con đi cấp cứu, trên đường đi đã kết hợp ủ ấm và duy trì nhịp tim cho con”, anh Minh nhớ lại. Thế nhưng, trái với sự cố gắng của mọi người, khi gần đến bệnh viện, em bé đã ngừng thở. Ôm đứa bé xấu số trong tay, anh Minh cùng các thành viện trong đội quay trở về mà nước mắt cứ rơi. Anh khóc vì thương cho mảnh đời bất hạnh ấy, khóc vì đã không thể nào cứu được em.
Suốt những năm tháng bới tìm từng chiếc túi, trong từng bọc giấy, anh Minh đã dành cho các em bé sơ sinh ấy một sự yêu thương không thể diễn tả bằng lời. Khi nhìn những em bé được cứu sống, ôm các em vào lòng, anh Minh lại càng có thêm động lực để đi nhiều nơi, giúp đỡ nhiều mảnh đời bất hạnh hơn.
27.000 sinh linh bị bỏ rơi, người phụ nữ này âm thầm chôn cất suốt 10 năm
Bản thân anh, hiện cũng đang nuôi một em bé khác, là nạn nhân của nạo phá thai, của bi kịch bị chính mẹ đẻ vứt bỏ. Anh nói: “Chúng tôi đều muốn cho các con có một mái ấm với đầy đủ bố mẹ nên những cặp vợ chồng hiếm muộn nào muốn có con, chúng tôi đều tìm hiểu và giúp đỡ họ nhận nuôi các bé sơ sinh may mắn được đội cứu sống”.
Cắt ngang cuộc phỏng vấn của PV và anh Minh là những cuộc điện thoại báo về các bé sơ sinh bị bỏ rơi đang cần giúp đỡ. Anh Minh lại vội vã: “Vài tiếng nữa tôi phải đi tỉnh vì có điện thoại báo có vài trường hợp cần giải quyết gấp”.
Chẳng ai biết những con người ấy đã đi những đâu trong đêm, đã có những cảm xúc ra sao khi tận tay “tiễn” các sinh linh bé nhỏ đi nốt đoạn đường cuối cùng. Chỉ biết, họ đang làm một công việc dù không được đo bằng tiền bạc hay địa vị xã hội nhưng lại nhận về sự trân trọng, cảm phục từ cộng đồng.
Theo Người đưa tin
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương
Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.
Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo
Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.
Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần
Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.
Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học
Gieo mầm thiện 11:00 05/11/2024Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Xem thêm