Người biết tu mỗi ngày nhớ làm việc này
Có một điều rất quan trọng mà người tu Phật cần phải hiểu rõ và làm thường xuyên đó là sám hối và phóng sanh. Tại sao tôi nói như thế?
Mọi người phải hiểu trong vô lượng kiếp luân hồi sanh tử, ta đã gây tạo không biết bao nhiêu lỗi lầm bởi vô minh như đánh đập, chửi mắng, vu oan, giết vật lấy thịt, v.v. Ta đã tạo vô số nghiệp oan gia trái chủ với vô số chúng sanh, đếm không thể hết. Cho nên ngay từ ngày hiểu Đạo thì việc chúng ta phải và nên làm đầu tiên là việc sám hối mỗi ngày.
Chính vì hiểu được tầm quan trọng này mà bên Đại thừa, chư vị thầy tổ viết ra những quyển Sám hối dài hay những bài sám ngắn để tụng mỗi đêm. Về mặt tâm linh có nhiều điều kỳ diệu mà ta không thể lý giải được nhưng nó có thật. Cho nên khi chưa hiểu rõ thì chớ nên nghĩ sai nói bậy.
Quay lại việc sám hối, ta có thể đối trước bàn Phật nói lên những lời hối lỗi chân thành, xuất phát từ tâm hết mức có thể, nhờ đó sẽ cảm ứng đến tất cả từ trường của các oan gia trái chủ xung quanh. Đôi khi có những người nói học Phật thì chỉ y cứ vào lời Phật và cho rằng những bài sám đó là sự bày vẽ của người thế gian, tôi cho rằng người đó chưa hiểu gì cả.
Bản thân tôi mỗi ngày đều lạy và sám hối và cảm nhận được năng lượng chuyển hoá trong người rất nhiều, nhất là về bệnh tật từ nặng chuyển sang nhẹ.
Còn tại sao phải thường xuyên phóng sanh? Tu tập là thể hiện lòng từ không những đối với con người với nhau mà ta phải thương yêu luôn chúng sanh, muôn loại.
Theo đó, ta thử quán niệm, ai đánh mình thì mình cũng cảm thấy đau, huống hồ là lấy đồ đập cho chết hoặc giết chết để thoả mãn tham dục của bản thân. Và điều này chính ta cũng đã vô minh làm lỗi vô lượng kiếp. Bây giờ biết rồi thì sám hối ăn năn, hoá giải oan gia trái chủ bằng cách cứu vớt chúng trước khi bị người giết hại. Cứu chúng thì trước hết ta lòng nhẹ tâm an, còn nó được thoát chết thì vui sướng, lợi cả hai, đó là thiện.
Ta chỉ cần phóng sanh trong khả năng của mình, một con, hai con cũng được. Nhưng không nên đặt trước chim, cá, v.v để phóng sanh mà ra chợ thấy đủ duyên thì cứu vớt sinh mạng.
Và nên nhớ làm các việc thiện đừng sợ tốn kém, vì nhân thiện thì ắt sẽ gặp quả thiện. Còn việc có nhiều người nói sợ phóng sanh rồi người khác bắt lại. Ta phóng sanh đừng suy tính quá nhiều mà chỉ cần biết việc chúng ta cần và nên làm ngay phút giây hiện tại là gì, còn về sau ai đó bắt lại là nghiệp họ phải mang. Cho nên việc ta cần làm trong suốt thời gian tu học là cố gắng làm các việc thiện hết mức có thể.
Quý vị quan tâm tới sám hối, thì bài kệ sám hối như sau:
Ta nhiều đời nhiều kiếp lầm mê
Gây ra bao lầm lỗi với muôn loài
Nay ta thành tâm hướng đến chư vị
Những vong linh ta đã từng lầm lỗi
Kiếp này ta đã ngộ ra...
Nên nguyện hồi hướng những công đức ta tạo được cho chư vị
Cúi đầu, bái lạy…
Xin chư vị bỏ qua những chuyện xưa kia
Buông bỏ tất cả, hướng về nẻo giác, tinh tấn tu hành
Sớm siêu thoát ở một cõi khác tốt hơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật giáo thường thức 21:00 14/11/2024Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.
“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”
Phật giáo thường thức 15:20 14/11/2024Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?
Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối
Phật giáo thường thức 15:05 14/11/2024Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.
Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”
Phật giáo thường thức 14:45 14/11/2024Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã "Xem thường bảo vật trong tay" như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ... Để rồi "Dày đạp lên trên hạnh phúc" mà đi, thật xót xa vô cùng.
Xem thêm