Bố thí đúng cách là bố thí như thế nào?
Bố thí không được quả báu lớn, lợi ích lớn:
“Ở đây, này Sàriputta, có hạng người bố thí với tâm mong cầu, bố thí với tâm trói buộc, bố thí với tâm mong cầu được chất chứa, bố thí với ý nghĩ: “Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau”. Vị ấy bố thí như vậy, khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Bốn thiên vương. Và vị ấy, khi nghiệp được đoạn tận, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy được đoạn tận, vị ấy trở thành “vị trở lui lại”, trở lui trạng thái này.”
“Và đối với Sa-môn hay Bà-la-môn, vị ấy bố thí đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương thơm, hương liệu, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc.”
Đức Phật đã thuyết giảng đây là cách bố thí thứ nhất, không phải không có kết quả của bố thí mà quả báu của bố thí như vậy sau khi chết được tái sanh ở cõi Trời Tứ thiên vương, nhưng đó là bố thí không được quả báu lớn, không được lợi ích lớn. Tại sao? Vì đó là quả báu hữu lậu, thuộc phước báu nhân thiên, đưa đến quả sanh y (quả tái sanh). Quả báu ấy có thể tốt đẹp, giàu sanh, khoẻ mạnh đối với kẻ vô minh trong luân hồi sanh tử, nhưng vẫn trong vòng khổ cảnh. Bố thí như vậy thuộc phàm phu, theo lộ trình tâm Bát tà đạo, do tham ái dẫn dắt.
Theo thế gian thì có kiếp sau, có con đường dẫn đến kiếp sau. Hành vi bố thí với tâm mong cầu, với tâm trói buộc về phước báu như vậy là đang đi trên con đường tới kiếp sau. Cho dù đi đến kiếp sau là cảnh giới Tứ thiên vương, nhưng khi quả báu của nghiệp bố thí đã hết thì lại tái sinh trở lại.
Đức Phật cũng đã dùng nhiều phương tiện thuyết giảng về thế gian có kiếp sau và con đường đi đến kiếp sau là đáng kinh sợ và đầy đau khổ. Đức Phật không có phủ nhận cách bố thí trên nhưng cũng không khuyến khích vì bố thí như vậy là đang đi trên con đường tới kiếp sau. Cái mà Ngài khuyến khích đệ tử là bố thí để đi trên con đường tới không có kiếp sau, vì vậy Ngài không khuyến khích đệ tử bố thí theo cách trên.
Bố thí được quả báu lớn, lợi ích lớn:
“Ở đây, này Sàriputta, có người bố thí không với tâm cầu mong, bố thí không với tâm trói buộc, bố thí không với mong cầu được chất chứa, bố thí không với ý nghĩ: “Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau”, bố thí không với ý nghĩ: “Lành thay, sự bố thí”, bố thí không với ý nghĩ: “Cái này đã được cho trong đời quá khứ, đã được tổ tiên làm trong quá khứ, ta không nên để truyền thống gia đình này bị bỏ quên”, bố thí không với ý nghĩ: “Ta nấu ăn, các người này không nấu ăn. Ta không xứng đáng là người nấu ăn, lại không bố thí cho người không nấu ăn”, bố thí không với ý nghĩ: “Như các vị ẩn sĩ thời xưa có những tế đàn lớn như Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamataggi, Angìrasa, Bhàradvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu; cũng vậy, ta sẽ là người san sẻ các vật bố thí này”, bố thí không với ý nghĩ: “Do ta bố thí vật bố thí này, tâm được tịnh tín, hỷ duyệt khởi lên”. Nhưng vị ấy bố thí với ý nghĩ để trang nghiêm tâm, để trang bị tâm. Và đối với Sa-môn hay Bà-la-môn, vị ấy bố thí đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương thơm, hương liệu, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc.”
Bố thí với tâm KHÔNG như vậy cũng tức là bố thí với tâm không có vô minh, không có tham, sân, si, tương ứng với lộ trình tâm Bát Chánh đạo. Chánh nghiệp bố thí này được dẫn dắt bởi (tuệ) chánh kiến và chánh tư duy, dẫn đến Đạo quả. Nên hành vi bố thí như vậy không còn tạo nghiệp hữu lậu, mà là vô lậu giải thoát. Bố thí như vậy là đang đi trên con đường không có kiếp sau. Bố thí như vậy có thể thể nhập các quả Thánh vì không có nhân tham sân si.
Nắm vững điều trên, khi làm các việc phước thiện ta sẽ làm với tâm không mong cầu để phước báu trọn đầy, viên mãn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là tình yêu vô ngã vị tha?
Phật giáo thường thức 10:45 23/11/2024Hỏi: Thưa thầy thế nào gọi là yêu?
Phóng sanh có thể hóa giải sát nghiệp?
Phật giáo thường thức 10:30 23/11/2024Con người ở trong lúc bệnh hoạn, thậm chí trong tình trạng nguy kịch thì phương pháp cầu cứu nhanh chóng nhất chính là phóng sinh phải không ạ?
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Phật giáo thường thức 09:36 23/11/2024Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!
Làm sao để nhận biết đó là bậc giác ngộ?
Phật giáo thường thức 08:16 23/11/2024Thưa Thầy, Thầy nói tu học tốt nhất là được học từ bậc Giác Ngộ, vậy làm sao chúng con biết vị ấy là bậc Giác Ngộ để mà theo học ạ?
Xem thêm