Người cao tuổi vào chùa nương tựa
Để tránh bị cho rằng gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão là bất hiếu, nhiều gia đình đã gửi cha mẹ lên chùa.
5 giờ sáng, tiếng chổi tre xào xạc phá tan màn đêm tĩnh lặng. Nhiều người tóc hoa râm trong bộ áo cà sa lặng lẽ chắp tay ở chánh điện. Họ không phải nhà sư, mà là những cư sĩ lớn tuổi, chọn sống những năm cuối đời trong một ngôi chùa, thay vì một cơ sở chăm sóc người già truyền thống.
Giữa thời điểm dân số già đi nhanh chóng, tỷ lệ sinh giảm và sự xuất hiện của gia đình hạt nhân (chỉ có vợ chồng và con cái), Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chăm sóc người cao tuổi. Một số gia đình gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão, nhưng số khác không làm như vậy vì sợ bị cho là bất hiếu.
Song việc chăm sóc cha mẹ lớn tuổi tại nhà vô cùng phức tạp, nhất là khi họ có nhiều bệnh nền. Từ thực tế đó, chăm sóc người già tại chùa là một cách thay thế. Tính đến cuối năm 2022, có khoảng 53 ngôi chùa cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, tập trung ở các tỉnh phía đông Giang Tô, Chiết Giang và Phúc Kiến. Mỗi ngôi chùa có từ 30 đến 500 cụ.
Các ngôi chùa Phật giáo có lịch sử lâu đời về hoạt động từ thiện và được chính phủ trợ cấp, miễn giảm thuế, hỗ trợ chi phí điện, nước... Đáp lại điều này, một số chùa đã chọn thành lập viện dưỡng lão.
Hầu hết những người cao tuổi sống ở chùa đều là Phật tử tại gia, nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn, chùa Dasheng ở tỉnh Giang Tô thu nhận nhiều người già góa bụa và cô đơn mà không yêu cầu họ phải theo đạo Phật.
Khi vào chùa, họ thường mặc quần áo đơn giản màu xám, đen và nâu và ăn chay. Họ cũng thực hành đạo đức nhà Phật trong cuộc sống hàng ngày. Các ngôi chùa rất chú trọng đến việc tự chăm sóc bản thân, giúp họ bớt đi cảm giác là gánh nặng. Mặc dù các chùa thường cho phép tình nguyện viên đến, những người cao tuổi hiếm khi cần giúp đỡ, một phần vì chăm sóc bản thân là một cách để tích đức.
Sợ chết là một mối quan tâm phổ biến khác của những người lớn tuổi. Mặc dù y học hiện đại có thể xoa dịu nỗi đau thể xác, không dễ xua tan nỗi sợ hãi và lo lắng xung quanh cái chết. Nhưng khi vào chùa, nỗi sợ cái chết được hóa giải khi nhà Phật đưa ra nhiều câu trả lời khuyến khích sự tu dưỡng bản thân và chánh niệm.
Dịch vụ chăm sóc người già tại chùa không phải để thay thế các viện dưỡng lão truyền thống. Tuy nhiên, nó cung cấp một lăng kính để xem xét lại các mối quan hệ giữa người già, xã hội và gia đình.
Nguồn: Báo VnExpress
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda
Quốc tế 10:00 03/11/2024Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.
Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng
Quốc tế 10:39 28/10/2024Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).
Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương
Quốc tế 09:20 20/10/2024Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)
Quốc tế 10:54 19/10/2024Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.
Xem thêm