Người cư sĩ xây dựng ngôi chùa đầu tiên trong Phật giáo
Đức vua Bimbisāra nghĩ đến khu Trúc Lâm (Veluvana) của mình hội đủ những điều kiện thích hợp cho ngôi tu viện nên đã tác bạch hiến cúng Trúc Lâm này đến Đức Phật và chư Tăng. Đức Phật nhận lời, và cũng chính do duyên khởi này mà Đức Phật đã cho phép Tăng chúng nhận chùa.
> Đọc thêm loạt bài về Đức Phật tại đây
Vua Bimbisāra (Bình Sa Vương) - Khi thái tử Sĩ-đạt-ta thoát ly đời sống thế tục để đi tìm chơn lý, trở thành một đạo sĩ. Buổi đầu đạo sĩ Gotama (đó là danh gọi thái tử Sĩ-đạt-ta, khi Ngài xuất gia làm đạo sĩ) chưa khổ hạnh, Ngài khất thực để nuôi mạng. Ngài chọn trú xứ tại khu rừng tĩnh mịch gần thành Rājagaha (Vương xá) của xứ Magadha (Ma kiệt đà). Khi ấy vua Bimbisāra đang trị vì xứ sở này, kinh đô của vua là thành Rājagaha.
Một hôm đức vua trông thấy một vị đạo sĩ đang đi khất thực trên đường phố, với dáng vẻ uy nghiêm khiêm tốn, nhưng biểu hiện tính cách quí phái sang trọng. Đức vua lấy làm cảm kích nên sai người đi thăm dò. Biết được nơi trú ngụ của đạo sĩ Gotama, nhà vua bèn khởi giá cùng đám tùy tùng tìm đến viếng đạo sĩ hỏi thăm Ngài là ai? sanh trưởng ở xứ nào? đạo sĩ Gotama trả lời nhà vua về quê hương và dòng dõi xuất thân của Ngài. Nhà vua càng nể trọng đạo sĩ và khẩn thỉnh Ngài sau khi thành chánh quả, trở lại viếng thăm vương quốc Magadha.
Đúng theo lời hứa, sau khi đắc quả Chánh Đẳng Giác, Đức Phật cùng đi với ngàn đệ tử A la hán từ Gāyā đến Rājagaha. Nơi đây, Ngài ngự tại điện Suppatittha, trong khu rừng kè (Laṭṭhivana).
Tin lành đến tai vua Bimbisāra và danh tiếng tốt đẹp của Đức Phật cũng đã được lan truyền cùng khắp vương quốc. Đức vua bèn dẫn theo đám đông quần thần đi đến viếng thăm Đức Phật.
Nhà vua đến nơi cung kính đảnh lễ Đức Phật và ngồi xuống một bên, các quần thần của vua, có người đảnh lễ, có người xá chào, có người thăm hỏi xã giao với Đức Phật, rồi tất cả đều ngồi xuống.
Đoàn Tăng sĩ một ngàn vị đi theo Đức Phật chính là nhóm đạo sĩ thờ lửa do Tôn giả Uruvelakassapa (Ca-Diếp) lãnh đạo, bây giờ đã trở thành đệ tử Phật.
Lúc ấy hội chúng tùy tùng của vua có sự suy nghĩ phân vân, giữa Đức Phật và Tôn giả Ca-Diếp, ai là thầy, ai là đệ tử. Đức Phật biết được ý nghĩa của họ nên Ngài đã hỏi Tôn giả Ca-Diếp tại sao không thờ lửa nữa, để giải tỏa tâm tư của hội chúng. Tôn giả Ca-Diếp hiểu ý Đức Phật, liền giải thích rằng vì mình đã thấy được con đường đưa đến an vui giải thoát nên đã bỏ sự thờ lửa vì việc đó không bổ ích. Nói xong Tôn giả Ca-Diếp khấu đầu đảnh lễ dưới chân Đức Phật và xác nhận:
"Bạch Đức Thế Tôn, Ngài là Đạo sư của con, con là đệ tử của Ngài".
Nghe vậy tất cả mọi người đều hoan hỷ, dứt nghi nan. Đức Phật hiểu rõ tâm tư của hội chúng đã sẵn sàng lãnh hội pháp, Ngài giảng cho họ nghe tuần tự pháp thoại, làm cho họ được hân hoan.
Nghe Đức Phật thuyết pháp, ánh sáng chân lý đã rọi đến mọi người. Đức vua và hội chúng tùy tùng đắc được quả vị Tu đà huờn; tất cả đều xin qui y Tam bảo, thành những cận sự nam. Sau đó, vua Bimbisāra cung thỉnh Đức Phật và chư Tăng vào hoàng cung thọ trai ngày hôm sau.
Hôm sau, Đức Phật và chư Tăng ngự đến hoàng cung thọ thực. Khi các ngài đã dùng xong, đức vua đảnh lễ Phật và ngỏ lời xin hiến dâng một nơi làm chỗ trú ngụ của Đức Phật và Tăng chúng, đức vua lại muốn biết nơi nào là thích hợp cho ngôi tu viện. Đức Phật trả lời:
'Một nơi vắng vẻ không xa cũng không gần thành thị, để những ai muốn, có thể đi đến dễ dàng, một nơi ban ngày không ồn ào, ban đêm yên tĩnh, khoảng khoát và kín đáo, nơi ấy sẽ thích hợp thiền tịnh".
Đức vua Bimbisāra nghĩ đến khu Trúc Lâm (Veluvana) của mình hội đủ những điều kiện thích hợp cho ngôi tu viện nên đã tác bạch hiến cúng Trúc Lâm này đến Đức Phật và chư Tăng. Đức Phật nhận lời, và cũng chính do duyên khởi này mà Đức Phật đã cho phép Tăng chúng nhận chùa.
Khu Trúc Lâm từ đó có tên gọi là Veluvanārāma (Trúc Lâm Tự), và đây chính là ngôi tự viện đầu tiên trong Phật giáo do đức vua Bimbisāra hiến dâng.
Trích Phật giáo Nguyên thủy - Cư sĩ Giới Pháp
Tỳ kheo Giác Giới (Bodhisīla Bhikkhu) biên soạn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm