Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/12/2019, 18:58 PM

Giải pháp xây dựng niềm tin vững chắc cho cư sĩ Phật tử

Xây dựng niềm tin vững chắc cho cư sĩ Phật tử trong bối cảnh khủng hoảng truyền thông hiện nay là điều hết sức cần thiết. Khi niềm tin kiên cố và vững chắc thì đó sẽ là động lực và là kim chỉ nam thúc đẩy mọi hành động đạt kết quả cao.

 >>Góc nhìn Phật tử

Bài liên quan

Niềm tin là yếu tố không thể thiếu trong đời sống, bất kỳ sự thành công nào của con người thì niềm tin đều đóng vai trò rất quan trọng. Trong đời sống tu tập của tín đồ Phật giáo cũng vậy, niềm tin được xem là cửa ngõ vào đạo, là phương tiện giúp cho con người đoạn trừ tham sân si, hướng đến sự an lạc, giác ngộ và giải thoát. Vì thế, nó có khả năng chi phối nhận thức, quy định thái độ và định hướng, điều chỉnh hành vi, tạo động lực giúp tín đồ quyết tâm tu học đến mục đích cuối cùng. Tác giả xin đưa ra một số giải pháp như sau:

Một là phải có niềm tin tuyệt đối về đức Phật

Đức Phật là nhân vật có thật trong lịch sử, người đã đạt được giác ngộ và hướng dẫn con đường giác ngộ đó cho chúng sinh. Nhờ đức Phật mở đạo mà tín đồ rõ thấu được Kinh, Luật, Luận và dễ bề tu học. Đức Phật là nhân vật duy nhất trong lịch sử các tôn giáo tuyên bố mình không đại diện cho Chúa trời, Thượng đế, thần linh hay một đấng sáng tạo, thế lực siêu nhiên nào cả.

Niềm tin là yếu tố không thể thiếu trong đời sống, bất kỳ sự thành công nào của con người thì niềm tin đều đóng vai trò rất quan trọng.

Niềm tin là yếu tố không thể thiếu trong đời sống, bất kỳ sự thành công nào của con người thì niềm tin đều đóng vai trò rất quan trọng.

Bài liên quan

Vì hiểu về đức Phật nên tín đồ có niềm tin Ngài là bậc thầy tối cao của sự thanh tịnh, trí tuệ và lòng từ bi; là người xứng đáng để họ nương tựa; là người có thể hướng dẫn cho họ con đường thực tập hướng đến an vui, hạnh phúc mà tối hậu là giác ngộ, giải thoát. Đồng thời, họ dành cho Ngài một tình cảm thiêng liêng, một lòng tôn kính và ngưỡng mộ như một người cha hiền cao thượng. Họ luôn ca ngợi công hạnh và bảo vệ hình ảnh của Ngài. Từ niềm tin vào đức Phật, tín đồ phát nguyện quy y Tam bảo, thỉnh tượng Phật thờ tại gia đình để hàng ngày chiêm ngưỡng, lễ bái. Họ học hỏi đức hạnh, thực hành theo những lời chỉ dạy của Ngài để mong muốn có được trí tuệ, an lạc, hạnh phúc và một ngày nào đó cũng đạt được quả vị giác ngộ, giải thoát như Ngài.

Mặt khác, Ngài không hứa hẹn sự ban ơn hay giáng họa với bất kỳ ai, ngược lại, Ngài đề cao vị trí con người là tối thượng và cho rằng không một đấng siêu nhiên hay thế lực quyền năng nào có thể phán xét, định đoạt vận mệnh con người. Ngài nói: không ai làm cho mình cao thượng, cũng không ai khiến cho mình thấp hèn, mà chỉ có những hành động của mình làm cho mình thấp hèn hay cao thượng mà thôi. Và đức Phật còn khẳng định một lần nữa: không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, trong giọt nước mắt cùng mặn, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Ta là Phật đã thành, còn các ngươi là Phật sẽ thành.

Xây dựng niềm tin vững chắc cho cư sĩ Phật tử trong bối cảnh khủng hoảng truyền thông hiện nay là điều hết sức cần thiết. Khi niềm tin kiên cố và vững chắc thì đó sẽ là động lực và là kim chỉ nam thúc đẩy mọi hành động đạt kết quả cao.

Xây dựng niềm tin vững chắc cho cư sĩ Phật tử trong bối cảnh khủng hoảng truyền thông hiện nay là điều hết sức cần thiết. Khi niềm tin kiên cố và vững chắc thì đó sẽ là động lực và là kim chỉ nam thúc đẩy mọi hành động đạt kết quả cao.

Bài liên quan

Đạo Phật ra đời với mục đích cơ bản là “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”, khẳng định mọi chúng sanh đều có thể thành Phật, thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong các lời dạy của đức Phật. Ngài muốn đem pháp vị nhiệm mầu để lợi lạc quần sanh. Trong đó Ngài khẳng định chỉ có con người mới có đầy đủ duyên lành hơn các loài khác. Như lời tựa trong kinh Viên Giác, Đường Bùi Hữu viết: “Chân thật mà nói, có khả năng phát bồ đề tâm, chỉ có con người”. “Do vậy tuy nói rằng, tất cả chúng sanh là đối tượng mà Phật pháp hóa độ, nhưng chỉ có con người mới có lòng từ bi, trí tuệ, có năng lực học tập tiếp thu Phật pháp. Sự xuất hiện của Đức Phật ở nhân gian, điều đó để chứng minh rằng, trong tất cả loài hữu tình, vị trí con người là hơn hết, chỉ có con người mới có khả năng tiếp thu được lời giáo hóa của đức Phật".

Đức Phật dạy tất cả mọi loài chúng sanh đều có Phật tánh. Tuy nhiên, Ngài không vì vậy mà đồng nhất tất cả. “… Dẫu rằng con người sống trong xã hội cần có nhu cầu ăn uống, nhà cửa để sống, nhưng hạnh phúc con người không chỉ dừng lại ở đó mà còn có đời sống hạnh phúc cao hơn là tinh thần, vì con người khác ở các loài động vật khác là con người biết suy tư. Như đại sư Thái Hư có nói: Con người có sự giáo dục mà các loài động vật khác không có, như con người biết lựa chọn sự ăn mặc. Đây là điểm đặc thù giữa con người và các loài động vật khác”.

Đạo Phật ra đời với mục đích cơ bản là “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”, khẳng định mọi chúng sanh đều có thể thành Phật, thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong các lời dạy của đức Phật. Ngài muốn đem pháp vị nhiệm mầu để lợi lạc quần sanh.

Đạo Phật ra đời với mục đích cơ bản là “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”, khẳng định mọi chúng sanh đều có thể thành Phật, thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong các lời dạy của đức Phật. Ngài muốn đem pháp vị nhiệm mầu để lợi lạc quần sanh.

Ngoài ra, trong Kinh đức Phật có dạy: con người có ưu điểm mà các loài động vật khác không có. “Đó là sự ghi nhớ, nguyên văn tiếng phạn là manasa, có nghĩa là ý. Con người có thể suy tư, phân biệt tất cả pháp, ghi nhớ những việc đã qua trong quá khứ, dự đoán những việc sắp phát sinh ở vị lai và nhận thức, những việc trong hiện tại. Con người vốn có chức năng suy nghĩ này mới có thể tác ý suy tính, con người có tính đặc thù về ý thức văn hóa đều xuất phát từ manasa này”.

Bài liên quan

Nếu như Ki Tô Giáo luôn đề cao vị trí và vai trò tối cao của thần linh, thì ở Phật giáo cho rằng con người là trên hết. Quan điểm của đạo Phật luôn lấy con người trong nhân gian làm đối tượng giáo dục, và chỉ có con người mới có thể tu học Phật pháp. Như vậy trong các loài hữu tình chúng sanh, con người là ưu việt nhất. Vì vậy các nhà khoa học đã nghiên cứu về bộ não của con người có nhiều tế bào thần kinh và có nhiều chức năng khác nhau, vùng nhớ và vùng suy tư có mối quan hệ mật thiết nhau. Đó là đặc trưng chỉ có duy nhất ở con người. Tuy nhiên nếu chúng ta lạm dụng ba ưu điểm trên mà tạo ra những việc ác, thì tác hại của nó sẽ vô cùng, làm cho đời sống chúng ta càng khổ đau hơn.

Nếu như Ki Tô Giáo luôn đề cao vị trí và vai trò tối cao của thần linh, thì ở Phật giáo cho rằng con người là trên hết. Quan điểm của đạo Phật luôn lấy con người trong nhân gian làm đối tượng giáo dục, và chỉ có con người mới có thể tu học Phật pháp.

Nếu như Ki Tô Giáo luôn đề cao vị trí và vai trò tối cao của thần linh, thì ở Phật giáo cho rằng con người là trên hết. Quan điểm của đạo Phật luôn lấy con người trong nhân gian làm đối tượng giáo dục, và chỉ có con người mới có thể tu học Phật pháp.

Hai là phải có niềm tin tuyệt đối về giáo lý đức Phật

Bài liên quan

Giáo lý của đạo Phật được xem là pháp bảo đối với tín đồ Phật giáo. Sở dĩ xem như Pháp bảo vì đây là những lời chỉ dạy quý báu của đức Phật có giá trị lớn lao giúp tín đồ chuyển hóa tham, sân, si, giải thoát khổ đau đạt được Niết Bàn, an lạc, hạnh phúc. Giáo lý đạo Phật về tổng thể gồm: Kinh (những chỉ dạy của đức Phật), Luật (những Giới luật áp dụng cho Tăng, Ni và tín đồ), Luận (những luận bàn, giảng giải về Kinh và Luật). Về chi tiết có thể kể ra như: Tứ diệu đế, vô thường, vô ngã, duyên sinh, 37 phẩm trợ đạo, nhân quả nghiệp báo, luân hồi,… Về nội dung, đề cập đến khổ và phương pháp diệt khổ. Nhờ giáo lý của Phật mà tăng, ni và tín đồ có thể tu tập Giới luật, thiền định, trí tuệ để giác ngộ (trí tuệ) và giải thoát (tự do và hạnh phúc).

Vì tin vào giáo lý nên tín đồ học hỏi giáo lý, đọc tụng kinh sách, nghe chư Tăng giảng dạy Phật pháp để nâng cao nhận thức, biết đường lối tu tập chân chính. Ngoài ra, họ còn ấn tống kinh sách, băng đĩa; hướng dẫn, khích lệ gia đình, người thân và bạn bè cùng nhau tìm hiểu, học hỏi và áp dụng lời Phật dạy vào đời sống hàng ngày; họ hết lòng bảo vệ giáo lý trước những lời xuyên tạc của người khác.

Ba là phải có niềm tin tuyệt đối về Tăng đoàn

Tăng đoàn được xem một trong ba ngôi báu quý giá đối với tín đồ Phật giáo; là tổ chức của những tu sĩ đã xuất gia trở thành Tăng, Ni, đệ tử thánh thiện của đức Phật. Nhờ chư Tăng tiếp nối, truyền thừa và soi sáng đạo lý nhiệm màu của đức Phật mà tín đồ mới có cơ hội biết đến giáo lý để thực hành. Tăng đoàn giúp tín đồ điều chỉnh nhận thức và hành vi sao cho phù hợp với những gì đức Phật đã dạy.

Niềm tin vào bản thân là cần thiết nhất đối với mỗi tín đồ. Nó không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, lòng yêu thương con người, niềm hi vọng vào những gì tốt đẹp nhất mà còn là nền tảng của mọi thành công.

Niềm tin vào bản thân là cần thiết nhất đối với mỗi tín đồ. Nó không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, lòng yêu thương con người, niềm hi vọng vào những gì tốt đẹp nhất mà còn là nền tảng của mọi thành công.

Tín đồ luôn đặt niềm tin, sự kính trọng vào Tăng đoàn, xem đó là tấm gương mẫu mực về việc thực tập Bát Chánh đạo chuyển hóa tà nghiệp. Vì thế, họ cung kính, hết lòng thành thật với chư Tăng; học hỏi Phật pháp và sống theo những điều chỉ dẫn của chư Tăng; chia sẻ và xin lời tư vấn đối với các việc trọng đại của gia đình; phản bác lại những ai vu khống các tu sĩ. Bên cạnh đó, để gieo trồng phước đức với Tam bảo tín đồ thường dâng cúng (tịnh tài, tịnh vật) để góp phần hộ trì Tam bảo và giúp chư Tăng có điều kiện tu học, làm việc Phật pháp tốt hơn. Đây được xem là bổn phận của Phật tử đối với Tăng đoàn, góp phần làm cho Phật pháp xương minh. Quả thật:

“Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa

Thiền môn hưng thịnh do đàn việt phát tâm”

Bốn là phải có niềm tin tự tin về bản thân
Bài liên quan

Niềm tin vào bản thân là cần thiết nhất đối với mỗi tín đồ. Nó không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, lòng yêu thương con người, niềm hi vọng vào những gì tốt đẹp nhất mà còn là nền tảng của mọi thành công. Trong Kinh Tương ưng, Đức Phật có nói: “Hãy sống tự mình làm hòn đảo cho chính mình, này các Tỷ kheo, hãy nương tựa nơi chính mình, không nương tựa một ai khác. Hãy lấy pháp làm hòn đảo, hãy lấy pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một ai khác”. Trong Phật giáo, niềm tin này thể hiện trên hai khía cạnh:

Thứ nhất: tin mình có khả năng tạo ra đời sống vật chất, tinh thần đem lại an lạc, hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội mà không lệ thuộc về bất kì lực lượng siêu nhiên nào. “Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tựa của nghiệp”. Trong đạo Phật, con người được đặt vào vị trí cao nhất với đầy đủ khả năng và quyền quyết định số phận, vì thế con người phải tự chịu trách nhiệm trước hành động của mình theo luật nhân quả. Cho nên, thay vì cung phụng tâng bốc một thế lực siêu nhiên để cầu xin an lạc, hạnh phúc; tín đồ đặt trọn niềm tin nơi ý chí, nghị lực, sự tinh tấn của mình để không ngừng học tập, làm việc, cải thiện bản thân theo tinh thần Bát chánh đạo (thấy nhìn đúng đắn, suy nghĩ đúng đắn, nói lời chân chính, hành động đúng đắn, lối sống đúng đắn, nỗ lực đúng, nhớ nghĩ đúng, giữa tâm an trụ đúng đắn).

Khi đã có niềm tin vào chính mình, tín đồ thực tập đời sống trong sạch, lành mạnh, cao thượng.

Khi đã có niềm tin vào chính mình, tín đồ thực tập đời sống trong sạch, lành mạnh, cao thượng.

Bài liên quan

Thứ hai: tin mình có khả năng giác ngộ tức thay đổi hoặc chuyển hóa những hành động xấu ác trở thành những hành động thiện lành, tốt đẹp, có lợi ích cho mình cho mọi người trong hiện tại cũng như tương lai. Vì sao tin như vậy, vì “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”, có thể hiểu Phật tính như là một năng lực giác ngộ tiềm tàng sẵn có nơi mỗi người, nhưng không phải tự nhiên có thể nhận thấy được mà cần phải quyết tâm tu tập mới có thể đạt đến sự giác ngộ, tức là thấy được Phật tính và thành Phật.

Khi đã có niềm tin vào chính mình, tín đồ thực tập đời sống trong sạch, lành mạnh, cao thượng. Họ phát nguyện quy y Tam bảo, giữ gìn năm điều giới: không sát sinh, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, không uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện. Họ lựa chọn nghề nghiệp lương thiện để mưu sinh, tạo ra của cải vật chất bằng đôi bàn tay và khối óc của mình. Bên cạnh việc giữ giới, tín đồ học hỏi giáo lý, thực tập lòng từ bi diệt trừ tâm ích kỷ, bỏn xẻn, mở rộng lòng thương, bố thí, cúng dường, ăn chay, niệm Phật, tham thiền, phóng sinh, làm các việc phước thiện xã hội,… để tạo nhân duyên, phước đức tốt đẹp hằng mang đến an vui, hạnh phúc cho cuộc sống hiện tại và tiến dần trên lộ trình giác ngộ, giải thoát ở tương lai.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Làm sao giữ lại

Góc nhìn Phật tử 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Góc nhìn Phật tử 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Tu là cải tạo mình

Góc nhìn Phật tử 09:13 22/04/2024

Ngày nào tôi ăn muối nhiều một chút (nhất là chao, tương, mắm dưa chay) là khuya 0 giờ đau đầu tới 2 giờ 30, ảnh hưởng cho thời thiền kế đó.

Xem thêm