Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 22/06/2020, 09:20 AM

“Người của Phật”: một tiếng nói nghĩa nhân chân thật

Với tiêu đề Người của Phật nhưng tác phẩm không hề đề cập đến giáo lý đức Phật để thuyết lý về nhân nghĩa, phải trái hơn thua, nhưng qua cử chỉ tâm trạng, thái độ của các nhân vật trong truyện đã “ngầm nói nên giáo lý” nhà Phật thấm đượm chất nhân văn.

Phát hiện cuốn kinh Di Đà thời Tự Đức dưới chân tượng Phật

Tiểu thuyết “Người của Phật” của tác giả Dương Phượng Toại (Hội viên hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh) do nhà xuất bản hội nhà văn ấn hành 2018, với gần 400 trang. Nội dung viết về thời kỳ cải cách ruộng đất, nhân vật trung tâm là Lý Tấn và gia đình của ông trong giai đoạn cải cách và sau giai đoạn xây dựng HTX Nông nghiệp ở nông thôn nước ta.

Bối cảnh chuyện xảy ra ở một huyện đảo, mà cụ thể là làng Lụa, một làng ven biển cạnh con sông Bạch Đằng Giang lịch sử thuộc huyện đảo Hà Nam - Yên Hưng (nay là thị xã Quảng Yên - Quảng Ninh).

Bìa tác phẩm

Bìa tác phẩm "Người của Phật".

Nếu chỉ đề cập và khắc họa về thời điểm lịch sử đã qua là cải cách ruộng đất (CCRĐ) sau cách mạng thành công, thì chúng ta đã thấy có nhiều cuốn sách viết về đề tài này, nhưng “Người của Phật” trong tiểu thuyết của Dương Phượng Toại lại không mô tả khắc họa những vấn đề hiện thực diễn ra có tính ‘đấu tố’ giằng co của việc cải cách ruộng đất đặt ra theo mô tít (kể lại các diễn biến sự việc) mà vấn đề nói tới ở đây là các nhân vật, con người trong hoàn cảnh (chính trị) ấy lại có tinh thần sống vô ưu, buông xả và nghĩa tình trước sau đối với ngay cả (nhân vật) đã từng đứng ra đấu tố chính mình; và sau đó là đường lối cải cách ‘sửa sai’ vẫn con người ấy (trong làng xã) nhưng không có sự cừu oán, thù hằn trong mối quan hệ cha con, anh em, làng xóm… Đây là nét nhân văn căn bản của cuốn tiểu thuyết đặt ra đối với các nhân vật (cho dù là đối lập); điều đáng nói ở đây nữa là, hầu hết người đọc tác phẩm “Người của Phật” đều có chung nhận xét đó là, với tiêu đề Người của Phật, nhưng tác phẩm không hề đề cập đến giáo lý đức Phật để thuyết lý về nhân nghĩa, phải trái hơn thua, nhưng qua cử chỉ tâm trạng, thái độ của các nhân vật trong truyện đã “ngầm nói nên giáo lý” nhà Phật thấm đượm chất nhân văn phản ánh trong đời sống cũng như lối sống hằng ngày vốn có của dân tộc Việt thời Lý - Trần. Đó là tiếng nói nghĩa nhân chân thật, thông qua nhiều nhân vật dẫu trải qua nhiều đắng cay gian khó mà ta thấy trong tiểu thuyết này vẫn ngời lên vẻ đẹp con người và truyền thống của vùng đất. Điển hình là nhân vật Lý Tấn hay còn có tên khác là (Tổng Tấn) một nhân vật là đối tượng (thành phần) bị thu hồi ruộng đất, kê biên tài sản; cùng với Lý Tấn, đó là Tổng Cương, là Chánh viêm và một số nhân vật khác đều là đối tượng bị truy cứu trách nhiệm và kê biên thu hồi tài sản trong cải cách ruộng đất.

Để bạn đọc dễ hình dung tâm trạng và nét cá tính của một số nhân vật trong tiểu thuyết này với nhiều cảnh ngộ khác nhau. Và tựu chung ở đây tác giả muốn gửi tới đó là, dẫu con người phải đấu tranh để mưu sinh nhưng bản chất của con người làng đảo vẫn giữ được lối sống chân thật không dối trá, dù là hoàn cảnh ngặt nghèo bị hiểu lầm, bi oan trái trước thực tại của làn sóng cải cách ruộng đất. Nhưng ta  thấy một số nhân vật dẫu là đối tượng của (cải cách). Đặc biệt là Lý Tấn nhân vật trong tiểu thuyết này, mặc dù đứng trước sự việc bị tố cáo, thu hồi đất đai, tài sản nhưng Lý Tấn vẫn không biện minh dối trá, sống bình tâm không chấp trước như một sự buông xả trả nghiệp theo giáo lý nhà Phật.

Để thấy rõ điều nêu trên, chúng ta hãy nghe một đoạn trong (chương 12) với tựa đề: Xa xót phù sa sẽ hiểu thêm tâm trạng của gia đình Lý Tấn trong bối cảnh này: “…tin kháo nhau nhà Lý Tần là đất đai rộng nhất làng Lụa! Linh tính cảm thấy có điều gì đó bất an. Ông bà Lý Tấn nơm nớp lo sợ như lo sợ một cơn giông. Cơn giông ấy không hiện bóng hiện hình. Nó như một đám mây xám ma mị ẩn đâu đó sẵn sàng trùm xuống. Nối lo sợ khiến ông Lý Tấn chốc chốc lại giật mình. Mỗi lúc giật mình là một cơn ho tất tả”. Dư luận cồn lên, Cả Toan người con gái lớn của ông, kéo các cô em cư trú ở khắp nơi về khuyên cha (tức Lý Tấn): “Hay thầy để chúng con dựng túp nhà gianh nhỏ ở khoảng vườn mé ao cho cậu mợ Tầm nó ở (tức chỉ người em út). Coi như thầy cho cậu mợ ra ở riêng. Chủ yếu là để giữ đất! Nhưng ông xua tay gạt đi: - Nhà ta từ đời cụ kỵ cho đến ông bà, chưa bao giờ sẻ nồi chia mâm. Chúng nó mới lấy nhau. Nhà ở lại chỉ còn thầy u với vợ chồng nó. Chúng bay định phân rẽ ra ư? Cứ về lo việc nhà chồng các cô đi đã…

Muôn kiếp nhân sinh: Cái nhìn mới về thế giới, luân hồi và nhân quả

Nhưng đây chỉ là…để che mắt thế gian. Cậu mợ vẫn ăn một nồi một mâm với thầy u…Không được! Sao phải làm điều dối trá thế hả con? Thế thầy đành chịu miếng ăn trên miệng để mất; công sức, mồ hôi móc bùn, móc đất của thầy họ lấy hết ư? Ông (Lý Tần) ngậm ngùi: “Thời thế biến đổi! Người chẳng thấy đâu, thiết gì đất cát.”

Qua đoạn thoại ngắn này, bạn đọc thấy tác giả viết về nhân vật Lý Tấn dường như việc mất đất đai của mình coi như một sự trả nghiệp (bình thản). Đến đây, nếu là phật tử chúng ta thấy lời Phật dạy về mối quan hệ giầu có (vật chất) với sự vô thường của thế gian theo thuyết nhà Phật với câu chuyện dụ “5 loại giặc” là không sai chạy. Phải chăng ở đây tác giả muốn nói tới lòng thành thật không dối tra, biết được thiên lý của nhân vật Lý Tấn trước lẽ vô thường! Đó là Phật tánh của con người, là “Người của Phật” chăng?

Trong CCRĐ, rồi vào HTX, cảnh gia đình Lý Tấn như rơi xuông vực nghéo đói, thế mà bà Hai vợ của Lý Tấn vẫn không kêu nửa lời. Phiên chợ Đông vùng quê (tháng họp 4 kỳ) lúc chợ tan bà Hai nhặt được túi tiền của ai đó để quên cạnh quầy hàng xén; về nhà bà nói với Lý Tấn. Nghe xong với cái tình, cái nghĩa không tham lam ông nói với bà Hai: “Tiền cóp nhặt bán hàng của người ta đấy, của đau con xót. Đói thì đói cũng không được tơ hào…gói lại, để phiên chợ sau đem lên trả cô hàng xén - vội họ quên đó! (tr.173)

Cùng thời điểm Lý Tấn mất vườn đất, trong làng có mấy người “máu mặt” làm nghề buôn bán, thợ thuyền, bè mảng cũng bị kiểm kê, tịch biên tài sản. Có những gia đình cả đời làm nghề thợ mộc cũng bị thu hồi tịch thu sập gụ, tủ chè, tràng kỷ với lý do nhà chứa nhiều đồ gỗ; gỗ lấy ở đâu; gỗ phi pháp không có giấy tờ…đều bị thu hồi kê biên.

Cuộc CCRĐ đây là cuộc cách mạng lấy lại ruộng đất cũng như tài sản (phi pháp) chia cho dân nghèo. Chủ trương của cuộc cách mạng này là tiến bộ hợp lẽ; nhưng do một số (địa phương) làm tà khuynh cực đoan nên sau đó có chính sách sửa sai. Trường hợp của Lý Tấn (một con người yêu và gắn bó với đất đai) trong trường hợp này cũng có người con rể đứng ra tố cáo, nhưng vì lòng nhân nghĩa vốn có của Lý Tấn với bà con trong những cơn đói kém hoạn nạn, nên nhiều việc tưởng như là (xấu ác) của Lý Tấn cũng được hóa giải.

Nếu như ở đâu đó, việc CCRĐ gây ra những bất ổn về tâm lý xã hội, thì trong tiểu thuyết “Người của Phật” của Dương Phượng Toại, hoàn cảnh diễn ra không quá bức xúc trong lòng dân, bởi tính nhân ái, sự nhìn nhận trước sau của các nhân vật trước sự kiện (kể cả nhân vật trung tâm, hay phản diện) đều có tính nhân bản để tìm ra lẽ thật, hợp lẽ thật!

Để bạn đọc dễ hình dung và nhận diện ra một nhân vật (phản diện) trong tiểu thuyết này, chúng ta cùng theo tác giả khắc họa nhân vật Phan Văn Chèm dưới đây: “Thời đen tối, từng là cán bộ Việt Minh, có tý võ vẽ, được tổ chức phân công vào đội diệt tề, Hắn là một bần nông không tấc đất cám dùi. Cha mẹ hắn quanh năm lầm lụi đánh lưới ngoài sông. Thửa nhỏ, hắn đi ở chăn trâu cho một nhà giầu có dưới làng Vị Hương. Năm đói Ất Dậu (1945) người các làng chết như ngả rạ. Năm anh chị em hắn chết vì bệnh dịch tả, chỉ còn hắn như “cây lúa rài” sót lại…

Đến thời kỳ nông thôn xây dựng HTX nông nghiệp, hắn vào công an xã. Rồi không biết vì lý do gì, sinh ra tư tưởng bất mãn, hắn không thèm tham gia nữa. Hàng ngày mượn rượu, hắn ra ngõ chửi đổng thằng Tây thằng Tàu. Lời chửi tưởng gió bay, nhưng cũng khiến nhiều kẻ động lòng”.

Dù Phan Văn Chèm đã gây ra những hệ lụy bất ổn, trong đó có gia đình Lý Tấn, Tổng Cương, Chánh Viêm, nhưng cuối đời hắn cũng đã hồi tâm phản tỉnh biết sám lỗ lầm được tác giả mô tả khá chi tiết trong chương cuối cùng của tiểu thuyết này, với tiêu đề: Người về Thiên cổ hay còn gọi là hồi hướng giữa người còn tại thế với người quá vãng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người của Phật, được tác giả cấu trúc (22 chương), nhiều chương viết về vùng quê ven biển với lối văn tả thật đẹp, thấm đẫm tình người, tình đất. Lý Tấn được coi là nhân vật của Đất đai. Bởi mồ hôi, nước mắt cũng như nỗi niềm vui buồn của gia đình Lý Tấn được cất lên từ hương đông gió nội của đất đai vùng quê nghèo ven biển nhưng giầu nghĩa tình xóm mạc. Không cần phải đọc hết các chương trong truyện “Người của Phật” ta chỉ cần điểm qua tiêu đề các chương cũng dễ nhận ra tình đất, tình người thấm đẫm mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc. Xin được điểm một số chương như thế để hình dung vùng quê này, đó là các chương được rút lấy tên gợi sự kiện nhưng đẹp như thơ: “Làng nhỏ ven sông (tức chỉ làng Lụa ven sông Bạch Đằng), Lặn lội phù sa, Gió đổi mùa (chỉ làn sóng cải cách) đến với vùng đất; tiếp đó là các chương: Giấc mộng đất đai, Dư ba của đất, Giữ lấy cội nguồn, Khắc khoải làng quê và chương cuối là Người về Thiên cổ.

Chỉ điểm qua tiêu đề của một số chương thôi, bạn đọc đã thấy hiện ra vẻ đẹp vùng quê Việt làng biển với đầy hình ảnh và tâm trạng con người thời kỳ lịch sử và hiện tại. Ví dụ (chương 18) có tiêu đề Giữ lấy cội nguồn tác giả viết về Lý Tấn nhắc nhủ các con mà cụ thể là (Minh Tầm đứa con út) như thế này:

“Cuộc đời thầy thăng trầm, lặn lội đó đây. Thầy như kẻ “đãi cát tìm vàng” mới có các con nối dõi gia ổ, dòng họ đến ngày nay. Thầy mất nhiều thứ, nhưng trời Phật lại bù cho nhiều thứ. Mất của nả, mất đất đai là để được các con…Kiếp người tham vọng biết bao nhiêu cho đủ cho vừa? Thiếu đất…thiếu vườn cái thiếu ấy có thể bù đắp được. Cái thiếu lớn nhất của đời người chính là thiếu cái nơi chôn rau cắt rốn. Đói no, đời nào cũng phải giữ lấy gốc”. Thời đại mới phát triển, làng quê có thể được nhiều thứ, nhưng cũng đang mất đi nhiều thữ. Nếu không giữ lấy cái gốc bản sắc văn hóa của gia đình, của làng xã, vùng miềm thì rồi đây văn hóa Việt, tâm hồn Việt, dân tộc Việt sẽ ra sao?

Đọc lịch sử chúng ta đã biết, cuộc cải cách rộng đất đó là một cuộc cách mạng làm thay đổi thể chế kinh tế - xã hội ở nước ta. Trong quá trình thay đổi đương nhiên không tránh khỏi những sai lầm, xa xót. Nhưng với tiểu thuyết “Người của Phật” cuộc đấu tranh giữa cái mất còn trong cải cách mà tác giả ghi lại ở một vùng huyện đảo quê hương ta thấy các nhân vật dẫu phải đấu tranh để sinh tồn cái cũ và cái mới, nhưng với góc nhìn nhân văn sâu sắc “Người của Phật” cuộc CCRĐ diễn ra không hề phức tạp gây dấu ấn (xấu ác) qua các số phận nhân vật của truyện khiến người đọc ám thị về nỗi oan ức, sân hận.

Đọc những chương cuối của tác phẩm này, không chỉ riêng người viết mà không iys bạn đọc đều cho rằng, thông qua các nhân vật (dù là chính diện hay phản diện) người đọc đều thấy ở đó những mẫu người hiển lọ trong đời sống rõ ràng; đó là sự vận hành theo chu trình nhân quả luân hồi không thể cưỡng lại, bởi quy luật bất biến của nó.

Khép lại những trang cuối của tiểu thuyết Người của Phật. Các nhân vật cứ ám ảnh mãi trong tôi, sự ám ảnh không phải vì ma mỵ đọa lạc, mà sự ám ảnh về những thái độ sống và lối sống của con người và vùng đất một thời. Trong đó là những con tình nghia thuần phác và cũng có những con người vì lý do tham sân thúc đẩy mà bị lầm lỡ, để rồi sau đó họ đã nhận ra lỗi lầm không chỉ đối với người đã khuất, mà ngay cả những người còn đang hiện hữu trong cuộc đời này.

Với cái nhìn duy thức luận, hay nói đúng hơn là góc nhìn nhân quả vô thường theo Phật giáo, tác giả dường như đã dồn tâm sức cho chương cuối của cuốn tiểu thuyết này với tiêu đề (Người về thiên cổ). Đây được coi là chương hồi hướng: tất cả những gì diễn ra và khép lại; khép lại ở đây không có nghĩa là đóng hẳn, mà là chuyển giai đoạn, là thay đổi nghiệp lực thông qua nhận thức của các nhân vật. Ta hãy nghe Lý Tấn cuối đời nói với người con út Minh Tầm với sự bình thản như thế này: “Cuộc đời cuối cùng ai cũng phải về với đất, ra cánh đồng nằm sương dãi gió dưới cỏ. Cỏ là cái chăn muôn thủa đắp cho người…Những đêm trông mạ lúa, còn được biết gió rét sương sa ngoài đồng, còn được nghe trời nghe đất như thế này, đúng là đời thầy còn may mắn! Năm xưa tưởng thầy chết giữa hai họng súng của thằng xếp Khương và ông Phùng Tuấn! Chỉ một tích tắc họ bấm cò là tong! Ăn hiền ở lành, đấy là lẽ sống của con người con ạ! Sinh ra ở đời, chẳng ai tránh khổi giông bão. Giông bão chẳng trừ ai. Có điều ta phải biết vượt giông bão mới biết mình…”

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tâm tình với trẻ qua 'Trong cái không có gì không?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

…Cụ Lý Tấn quy tiên: Được tin, ông Mại có vợ là bà Tí Chánh và Đĩ Tỏa là những nhân vật biết mình có lỗi với cụ Lý Tấn đã đến trước vong linh để nhận lỗi lầm. “Đĩ Tỏa giơ hai tay lên đầu, chắp tay lạy xuyt xoa: Con lạy cụ! con lạy cụ! Sống nhân đức. Chết linh thiêng! Cụ ngời ngời như Bụt. Cụ vằng vặc như Tiên! Cụ xóa tội, cụ xóa lỗi lầm cho con. Phan Văn Chèm, được tin cụ Tấn mất, chẳng quản ngồi trên xe lăn rẽ đám đông vào trước án “khuôn mặt như cái bánh đa rạn, Chèm run run châm ba nén hương mãi lâu mới bén rồi cúi đầu khấn vái hối hận sám hối!”

Với cái kết nói về lẽ nhân quả vô thường trong (tam pháp ấn) nhà Phật.Thông qua những nhân vật mất còn theo lẽ vô thường vô ngã, ở đây không phải là với tư tưởng (buông xuôi, mặc kệ, yếm thế) mà ta thường gặp trong tín ngưỡng nhân gian. Những nhân vật về thiên cổ (chết) ở đây không phải là họ tham ái sống hưởng thụ theo thế tục; với quan niệm chết là hết, là tay trắng đọa lạc. Sự có mặt sám hối lỗi lầm của người sống ở đây qua các nhân vật, Mại, Đĩ Tỏa, Phan Văn Chèm đươcị coi là sự giác ngộ thức tỉnh, mà theo nhà Phật gọi là chuyển nghiệp thức.

Tác phẩm “Người của Phật” của Dương Phượng Toại không sa vào thuyết giảng luân lý theo giáolý nhà Phật, mà đánh thức “tự nội” nhân vật thông qua người đọc bằng nhận thức nhân quả - luân hồi Thiện Ác. Xin mượn câu của tác giả trong tác phẩm này để nói vế nguyên lý căn bản của giáo lý đạo Phật và cũng là để thay cho lời kết: “Đường đời con người ta đi có hai bông hoa cùng nở đến tận cùng. Đó là bông Thiện và bông Ác. Có điều, con người ta chon bông nào để hái.

Nhân kỷ niệm 95 ngày Báo chí Việt Nam - xin được nói đôi lời về tác giả: (Dương Phượng Toại) ông còn có bút danh Cẩm Phượng. Sinh năm 1950 (năm nay đã bước vào tuổi thất thập cổ lai). Hiện đang sinh sống và làm việc tại xã Cẩm La, Yên Hưng - nay là thị xã Quảng Yên. Ông là nhà báo có thời gian hoạt động trên 50 năm, ông đã cho ra đời hàng chục đầu sách ở thể loại (truyện ngắn và bút ký, ký sự) Người của Phật là tiểu thuyết đầu tiên. Ông là cây bút chuyên viết về đề tài nông thôn với bút lực tâm huyết và dồi dào số 1 ở Quảng Ninh. Khải thị Phật giáo và đây là lĩnh vực mà ông cho là mình tiếp tục và suốt đời theo đuổi trong sự nghiệp báo chí - văn chương của mình.

Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Sư cô Suối Thông là Đại sứ Văn hóa đọc TP.HCM nhiệm kỳ 2024 - 2025

Sách Phật giáo 11:04 24/04/2024

Sư cô Suối Thông (Thích nữ Hạnh Đức) - đang công tác tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, thành viên Ban Văn hóa Phật giáo TP vừa được trao nhiệm vụ này từ Sở TT&TT TP, trong ngày Sách và văn hóa đọc lần 3, hôm 19/4.

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Thân thể và hơi thở

Sách Phật giáo 20:18 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Sinh và tử

Sách Phật giáo 15:50 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Xem thêm