Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 08/07/2019, 13:46 PM

Người đàn ông luôn tươi cười dù bị nói là thích làm chuyện 'bao đồng'

Đã hơn 6 năm qua, cứ vào 4 giờ sáng thứ 7 hàng tuần người dân đường Nguyễn Quang Diêu, Cao Lãnh, Đồng Tháp đã rất quen thuộc hình ảnh đôi vợ chồng tất bật chuyển những chén cháo đậu đen nhân ái đến với những bệnh nhân nghèo cùng người thân tại các bệnh viện.

Đó là gia đình ông Võ Văn Sơn 61 tuổi và vợ là bà Nguyễn Thọ Bích Phượng tại Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Bà Nguyễn Thị Xuân, trưởng Khóm 1 xúc động nói: “Gia đình anh Sơn cũng không thuộc diện khá giả nhưng họ luôn tằn tiện mọi khoản chi tiêu trong gia đình để có tiền nấu thức ăn phục vụ miễn phí cho người nghèo rất đáng trân trọng”.

Xuất thân trong một gia đình nghèo, cả hai đã phải bươn chải mưu sinh bằng rất nhiều nghề thật vất vả để nuôi hai đứa con ăn học thành đạt. Ông bà thường xuyên dạy dỗ con mình phải sống ngay thẳng, giúp đỡ người hoạn nạn xung quanh mình trong phạm vi cho phép. Bản thân ông Sơn đang làm nghề cơ khí tại nhà còn bà Phượng thì thường xuyên có mặt tại các tổ cấp cháo, cơm, nước sôi miễn phí tại bệnh viện Hữu Nghị (TP Cao Lãnh) và một số bệnh viện khác.

Ông bà thường xuyên dạy dỗ con mình phải sống ngay thẳng, giúp đỡ người hoạn nạn xung quanh mình trong phạm vi cho phép.

Ông bà thường xuyên dạy dỗ con mình phải sống ngay thẳng, giúp đỡ người hoạn nạn xung quanh mình trong phạm vi cho phép.

Ông Sơn kể: “Thấy nhiều bệnh nhân nghèo gặp khó khăn, nên hơn 6 năm qua, vợ chồng tôi đồng tình việc nấu cháo cung cấp miễn phí. Mỗi tuần chúng tôi đều thay đổi khẩu vị. Khi là cháo đậu đen, khi là bún bò huế, lúc là bạnh lọt, hủ tíu, bánh canh để họ đỡ ngán. Cứ 1 giờ sáng thứ 7 là phải dậy sớm chuẩn bị nấu để kịp phục vụ bệnh nhân”.

Để có tiền làm nên những nồi thức ăn chay nghĩa tình trên, mỗi ngày ông Sơn đều “bỏ ống” tiết kiệm tiền làm ra bằng nghề cơ khí của mình cùng với tiền hỗ trợ của 2 người con hiện đang ở xa.

Anh Võ Thái Sang, con trai ông Sơn nói chuyện với chúng tôi qua điện thoại: “Chúng tôi rất ủng hộ việc làm nhân ái của cha mẹ, từ đó mỗi tháng đều gởi từ 2 đến 3 triệu đồng về quê để duy trì bếp ăn nầy. Sắp tới sẽ gởi về nhiều hơn bởi cha mẹ tôi sẽ tăng suất cấp phát cho bệnh nhân từ 400 suất lên 600 suất mỗi tuần. Vui lắm vì đã làm được việc thiện như lời cha mẹ dạy dỗ từ tấm bé”.

Thấy chúng tôi thắc mắc về sự có mặt của một chiếc xe 3 bánh tạo sân nhà, ông Sơn nói vui: đây là bạn đời của vợ chồng anh. Hồi trước vất vả khi chuyển thức ăn đến bệnh viện bằng xe đạp hay xe hon đa. Thấy vậy người con trai đã mua cho cha mẹ mình chiếc xe nầy để ông vận chuyển mau chóng, an toàn, thuận lợi hơn. Không những thế những khi rảnh rang công việc, người dân địa phương còn thấy vợ chồng ông Sơn hạnh phúc trên chiếc xe nầy đi xin củi khắp nơi để cung cấp cho các bếp ăn từ thiện tại các bệnh viện. Lúc khác cả hai lại đi tìm nhiều cây thuốc để cung ứng miễn phí cho các điểm khám đông y chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Không dừng lại ở đó, chiếc xe nầy còn nhiều lần vận chuyển quan tài miễn phí do ông Sơn vận động và đảm nhận luôn việc đưa người quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Dù có người nói ông làm chuyện “bao đồng” nhưng ông Sơn vẫn tươi cười, vẫn miệt mài với công việc nghĩa nhân bằng tấm lòng trong sáng thật đáng quý dường bao.

Dù có người nói ông làm chuyện “bao đồng” nhưng ông Sơn vẫn tươi cười, vẫn miệt mài với công việc nghĩa nhân bằng tấm lòng trong sáng thật đáng quý dường bao.

Bà Nguyễn Thị Tố ngụ xã Mỹ Tân, TP Cao Lãnh xúc động kể: “Nhà tui nghèo, còn trai bị tai nạn lao động mất đi. Đang bối rối thì chú Sơn tới hỗ trợ quan tài, đồ tẩn liệm rồi còn chở đi chôn cất rất chu đáo. Gia đình tui nhớ ơn vợ chồng chú Sơn lắm. Người dưng mà tốt quá chừng”.

Dù là thức ăn cấp miễn phí nhưng ông Sơn rất quan tâm đến việc đảm bảo chất dinh dưỡng cho người bệnh heo khuyến cáo của bác sỹ. Cạnh đó ông còn tuân thủ các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm để người nhận luôn an tâm khi dùng.

Ông Võ Văn Vinh, 65 tuổi, hiện ngụ xã Mỹ Trà, TP Cao Lãnh xúc động nói: “tôi nuôi thân nhân ở bệnh viện đã hơn 3 tháng rồi. Tuần nào cũng nhận thức ăn rất ngon từ chú Sơn kèm theo lời chúc sức khỏe, hỏi han rất chân tình như người trong nhà. Tôi cảm động quá”.

Dù có người nói ông làm chuyện “bao đồng” nhưng ông Sơn vẫn tươi cười, vẫn miệt mài với công việc nghĩa nhân bằng tấm lòng trong sáng thật đáng quý dường bao.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Gieo mầm thiện 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Xem thêm