Người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam là ai?
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) là tổ chức Phật giáo toàn quốc của Việt Nam, là đại diện Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước. Có Phật tử nhắn hỏi người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam là ai?
Pháp chủ là người đứng đầu Hội đồng chứng minh, là người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam (về giới luật, tức đạo pháp).
Hiện nay chức danh Pháp chủ dùng để gọi người lãnh đạo cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Pháp chủ là người đứng đầu Hội đồng Chứng minh, thay mặt Hội đồng Chứng minh ban hành các Giáo chỉ, các văn bản quan trọng nhất, đại diện cho Giáo hội trong các hoạt động đối ngoại.
Ngôi vị Pháp chủ chỉ do Đại hội Phật giáo toàn quốc suy cử một vị Hòa thượng, và tại vị đến suốt đời. Trên thực tế, ngôi vị Pháp chủ có vai trò đại diện chứ không trực tiếp tham gia điều hành Giáo hội.
Chư vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội PGVN những nhiệm kỳ qua
Từ khi thành lập vào 1981 đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã suy tôn các vị Pháp chủ của Hội đồng chứng minh:
Đại lão Hòa Thượng Thích Đức Nhuận (1897 – 1993)
Đức Đệ nhị Pháp chủ Thích Tâm Tịch (1915- 2005)
Đệ tam Pháp chủ Thích Phổ Tuệ (1917-2021)
Đệ Tứ Pháp chủ Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng (2022)
Suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng lên ngôi vị Pháp chủ GHPGVN
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư
Kiến thức 11:10 31/10/2024Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.
Cảnh cùng khốn
Kiến thức 09:39 31/10/2024Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.
Lục độ: Sáu pháp vượt bờ
Kiến thức 09:00 31/10/2024Một trong những hành pháp tiêu biểu của Đại thừa là Lục độ. Tư tưởng lục độ Bồ tát ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt của đời sống Phật giáo Việt Nam gần 2000 năm nay.
Thiền tắm
Kiến thức 17:39 30/10/2024Chánh niệm là một loại năng lượng mình có thể chế tác ra được trong mỗi giây phút, trong khi đi, khi ngồi, khi ăn cơm, khi làm việc… Có chánh niệm rồi thì ta mới có khả năng nhận diện, chăm sóc, chữa trị cho những nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm