Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 23/11/2022, 22:13 PM

Suy tôn, suy cử, tái suy cử trong Phật giáo là gì?

Suy tôn, suy cử, tái suy cử trong Phật giáo là gì? Là câu hỏi được nhiều Phật tử gửi tới Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2022-2027 ra mắt và phát biểu nhận nhiệm vụ tại Đại hội

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2022-2027 ra mắt và phát biểu nhận nhiệm vụ tại Đại hội

Suy tôn trong Phật giáo nghĩa là gì?

Suy có nghĩa là suy xét, lựa chọn. Tôn nghĩa là tôn kính, kính trọng. Suy tôn có nghĩa là hành động suy xét, lựa chọn một người lên một vị trí tôn kính. Vậy suy tôn trong Phật giáo là việc đưa một vị giáo phẩm lên một vị trí quan trọng, đứng đầu trong Giáo hội. Đơn cử như sắp tới, tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kỳ 2022-2027) sẽ cử hành nghi thức suy tôn Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) và Hội đồng Chứng minh.

Suy cử, tái suy cử trong Phật giáo là gì?

Suy có nghĩa là suy xét, lựa chọn. Cử là đưa ra, nêu ra. Suy cử nghĩa là hành động suy xét một người lên giữ một chức vụ, chức danh nào đó. Suy cử trong Phật giáo là việc lựa chọn những vị giáo phẩm lên giữ những chức vụ trong BTS Phật giáo huyện, tỉnh hoặc TƯ. Ví dụ như ngày 2/11 vừa qua tại chùa Tỉnh Hội (TP.Biên Hòa) đã diễn ra Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Đồng Nai lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027, và Thượng tọa Thích Huệ Khai được suy cử Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh, nhiệm kỳ 2022-2027.

Theo đó tái suy cử nghĩa là một lần nữa suy xét những người đã giữ chức vụ, chức danh ở nhiệm kỳ trước tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ở nhiệm kỳ tiếp theo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đạo Phật trong đời sống dân tộc

Kiến thức 16:35 12/05/2024

Đạo Phật du nhập vào nước ta khoảng những năm đầu Tây lịch, đã trở thành một trong những hệ tư tưởng có sức sống lâu dài nhất và song hành cùng dân tộc trong mọi thời đại. Chính vì vậy, văn hóa Phật giáo ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống của dân tộc ta...

Nơi nương tựa của người Phật tử

Kiến thức 15:54 12/05/2024

Theo kinh Pháp hoa, một người chỉ cần miệng xưng Nam-mô Phật; đi ngang chùa tháp, người ấy chỉ cần giơ một cánh tay,… thì cũng có thể thành Phật đạo. Đơn giản thế, vì họ biết hướng tâm về Phật, gieo duyên lành với Phật, có thể gặp Phật, thành Phật, và họ có thể được xem như là một Phật tử.

Làm thế nào có thể không già?

Kiến thức 14:05 12/05/2024

“Nguyện nhất thiết chúng sanh, đắc bất lão bất bệnh”. Làm sao có thể được không già, đây cũng là điều mà mọi người mong cầu, đều hy vọng mãi mãi thanh xuân. Làm thế nào có thể không già? Con người dường như đều sẽ già.

Đại oai thần lực của Chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:31 12/05/2024

Tôi muốn đời đời không ngừng giữ gìn giáo pháp phi thường và sự tu tập này, bởi vì sự tiêu vong của chúng chính là bước mở đầu cho sự hủy diệt của Phật giáo!

Xem thêm