Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 22/06/2022, 13:52 PM

Người giàu và người nghèo cúng dường ai có phước hơn?

Quan trọng chúng ta làm Phước với Tâm trong sạch,Tâm tịnh tín, Tâm buông xả, tâm hoan hỷ , cho dầu có làm ít nhưng phước báo vẫn nhiều, làm phước xong chỉ hồi hướng phước về quả vị giải thoát an vui trong ngày vị lai.

Thật ra Phước báo không nằm trên giá trị của đồng tiền hay trên giá trị của vật chất , mà chính là nằm nơi thái độ của tâm, một người có tâm chân thật, tâm thành kính thiết tha với đối tượng,  thì phước báo sẽ nhiều hơn, người ta nói, của cho không bằng cánh cho, của một đồng công một lượng là thế .

Cúng dường Phước báo lớn nhất vẫn chính là Tâm buông xả.

Tâm giải thoát,  Tâm an vui. 

Cũng như bà già thời Đức Phật, có Đức tin trong sạch nơi Đức Phật, nhưng vì nhà nghèo không có tiền để mua đèn cúng Phật , nên bà cắt mái tóc đem bán được hai đồng , và đi mua đèn dâng cúng , thế là trong đêm đó tất cả các ngọn đèn của những người khác đều tắt, chỉ còn duy nhất ngọn đèn của bà là cháy suốt đêm cho đến sáng,  và bà cũng chứng được quả dự lưu là do có Đức tin trong sạch và bất động vào Tam Bảo. 

Thế mới nói cái Tâm nó quyết định hết mọi thứ giá trị trên đời, cho đến các quả thánh trong đường giải thoát cũng thế.  Đừng nghĩ rằng,  những người giàu có họ cúng dường nhiều thì được Phước nhiều hơn người nghèo, chưa hẳn là thế đâu nhe! Đừng bao giờ nghĩ rằng mình nghèo cúng ít, cho nên Phước ít, rồi sinh ra buồn, và ghanh tỵ với người giàu. 

Người Phật tử lễ bái cúng dường Phật với tâm như thế nào?

Cúng dường hay cho ai với thái độ gì, với tinh thần gì, với mục đích gì, còn lại không quan trọng nhiều ít nghèo giàu, hãy làm với Tâm trong sạch Tâm buông xả là tốt đẹp nhất.

Cúng dường hay cho ai với thái độ gì, với tinh thần gì, với mục đích gì, còn lại không quan trọng nhiều ít nghèo giàu, hãy làm với Tâm trong sạch Tâm buông xả là tốt đẹp nhất.

Nếu nói người giàu cúng nhiều nên có Phước nhiều, như vậy thì tất cả những người giàu họ sẽ lấy hết Phước trên cuộc đời này rồi sao?  nhưng giàu chưa chắc gì họ đã được hạnh phúc an vui , nếu họ không có trí tuệ,  không có giới Đức, thì cái giàu đó cũng là một thủ phạm của khổ đau .

Còn nếu chúng ta nghèo nhưng chúng ta có trí tuệ có giới đức, thì chúng ta vẫn hạnh phúc an vui như thường .

Chưa có ai giàu mà hạnh phúc thật sự bao giờ! Chưa có ai giàu mà giác ngộ giải thoát bao giờ !

Chưa có ai nghèo mà không hạnh phúc bao giờ! Chưa có ai nghèo mà không chứng thánh bao giờ! 

Tuỳ thái độ nhận thức và cánh sống của mỗi người, chứ không phải chuyên giàu nghèo. Vậy như thế nào gọi là giàu, như thế nào gọi là nghèo? 

Quan trọng chúng ta làm phước với Tâm trong sạch, Tâm tịnh tín, Tâm buông xả, tâm hoan hỷ , cho dầu có làm ít nhưng phước báo vẫn nhiều, làm phước xong chỉ hồi hướng phước về quả vị giải thoát an vui trong ngày vị lai.

Chẳng mong cầu phước báo ở cõi người cùng cõi trời,  vì ở cõi nào rồi cũng khổ, mục đích chính của chúng ta là muốn thoát khổ,  chứ không phải hướng đến sự giàu nghèo,  sang hèn. Cho nên cúng dường ít hay nhiều không quan trọng , mà quan trọng chúng ta cúng dường với mục đích gì , với tâm gì ?.

Vị dụ một người có 2 hay 3 tỷ họ cúng 5 hay 10 triệu là chuyện bình thường, còn nếu một người có 1 triệu mà họ cúng 2 hay 3 trăm ngàn thì thử hỏi tâm ai mạnh hơn? Tâm ai an vui,Tâm ai mạnh mẽ hơn? 

Nếu một người mà có mỗi một chén cơm duy nhất để ăn trưa nay, nhưng thấy người khác đói mà họ có thể nhường phần cơm này cho người đó thì quả thật là tâm người này rất lớn , giá trị nào có thể so sánh với Tâm của người đó chứ.

Đa phần chúng ta chờ có nhiều của mới cho, chờ dư mới cúng, nếu có cho, có cúng thì cũng tính toán so đo, đắn đo cân chắc đủ điều, đôi lúc làm xong còn tiếc, mà có cho cũng cho những thứ dư thừa xấu xí ... như thế mới thấy cái tâm mình quả thật là nguy hiểm. 

Vì vậy hãy xem xét tâm mình cúng dường hay cho ai với thái độ gì, với tinh thần gì,  với mục đích gì, còn lại không quan trọng nhiều ít nghèo giàu, hãy làm với Tâm trong sạch Tâm buông xả là tốt đẹp nhất. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niệm Phật noi gương Phật

Kiến thức 20:35 08/05/2024

Khi chúng ta niệm Phật/ Phải quán đức hạnh Ngài/ Phật là người tỉnh thức/ Trí sáng như mặt nhựt;

Bảy tình trạng của cuộc sống

Kiến thức 20:28 08/05/2024

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi người có một hoàn cảnh, mỗi tình trạng riêng, nhưng khi quán sát, Đức Phật nhìn thấy cuộc sống của con người không nằm ngoài bảy tình trạng được ví như một người rơi xuống nước (Kinh Trung A-hàm, số 4, kinh Thủy dụ).

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Kiến thức 11:26 08/05/2024

Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Ý nghĩa Phật đản sanh (Phật đản PL.2568 - DL.2024)

Kiến thức 10:20 08/05/2024

Cách đây 2648 năm, vào ngày trăng tròn tỏ rạng của tháng Vesak thiêng liêng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc xứ Ấn Độ xưa, nay là Nepal.

Xem thêm