Thứ bảy, 17/04/2021, 11:05 AM

Người lái đò trên dòng sông tri thức

Trên bước đường tiến tu đạo nghiệp, người xuất gia nhờ sự giáo huấn của bậc minh sư, có được thân tướng trang nghiêm, đạo hạnh vuông tròn, sống đời thoát tục. Qua thời gian lập chí cầu học, gặp cơ duyên hạnh ngộ chư vị giáo thọ truyền dạy kinh luật mà huệ căn thêm tăng trưởng, hạnh nguyện càng vững vàng.

Đời tu sĩ nhẹ bước qua mỗi dòng sông tri thức, mỗi nơi đến, mỗi chốn về, được nương nhờ các vị trưởng bối giàu tâm nguyện vị tha lợi lạc. Có những vị thầy không đứng lớp giảng dạy mà chỉ dùng thân giáo làm hướng đạo cũng đã dưỡng nuôi bao thế hệ hậu lai tu học dấn thân. Vị Trưởng lão mà tôi muốn đề cập đến là cố Sư bà thượng Như hạ Bổn (1926 – 2006) – Viện chủ Tổ đình Kim Sơn (Quận Phú Nhuận, TP.HCM).Chư Ni trẻ nhập chúng tu học tại Kim Sơn những năm sau này đều biết về Ni sư Lệ Thuận, đương kim Trụ trì, là người rất tâm huyết trong sự nghiệp kế thừa phát triển ngôi Tổ đình. Ni sư rất năng nỗ nhiệt tình trong các công tác Phật sự tại bổn tự, cũng như của Giáo hội và Ni giới. Nhưng đối với những cựu học Ni tại Kim Sơn đầu thập niên 90 đến giữa năm 2006, hẳn còn lưu lại nhiều ký ức về một thời tu học dưới mái chùa cổ kính bình dị mà chan hòa an lạc. Đó là khoảng thời gian Sư bà Thích Nữ Như Bổn từ Ni trường Dược Sư về đảm nhận ngôi Tổ đình, với quyết tâm thừa hành ý nguyện của Tôn sư, khôi phục lại vị thế của ngôi chùa từng đào tạo nhiều bậc Ni lưu xuất chúng.

Ni trưởng thế danh Đặng Thị Thiện, sinh năm 1926, nguyên quán tại tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương). Năm 12 tuổi, Ni trưởng được thân mẫu hướng dẫn đến Chùa Pháp Giới (Cây Mai, Chợ Lớn). Chủng duyên xuất trần hiển lộ sớm, Thầy xưa mấy độ hóa Thầy nay. Ni trưởng được gặp Sư cụ Diệu Tấn (1910 – 1947) khai sáng Ni trường Kim Sơn, cho làm lễ thế phát xuất gia với pháp húy Nhật Thiện, hiệu Viên Như, tự Như Bổn.

Chư Ni dâng đăng cúng dàng.

Chư Ni dâng đăng cúng dàng.

Giá trị đạo đức Ni giới qua lăng kính xã hội Việt Nam hiện nay

Sư bà Như Bổn xuất gia khi tuổi còn rất nhỏ và đã tu học tại Kim Sơn trong những năm huy hoàng của ngôi trường Ni vừa thành lập (1940 – 1945). Năm 1947, Tôn sư lâm bệnh và sau đó viên tịch, Sư bà cùng vài huynh đệ còn nhỏ tuổi được gởi về Huê Lâm y chỉ Sư trưởng Như Thanh. Năm 1957, Ni trường Dược Sư thành lập, Sư bà xin về nhập chúng để theo học khóa Trung đẳng Phật học. Tốt nghiệp khóa học, Sư bà được đề cử vào Ban Lãnh đạo Ni trường Dược Sư, giữ chức Thủ quỹ, nên huynh đệ và Đại chúng thường gọi là Sư bà Thủ bổn.

Sau khi Ni trưởng Diệu Tấn viên tịch, Tổ đình Kim Sơn trải qua mấy đời Trụ trì kế thừa nhưng cảnh chùa điêu tàn vắng lặng, chúng đạo không có, đất đai quanh chùa cũng bị chiếm dụng. Cho đến những năm đầu thập niên 90, Sư bà Như Bổn về đảm nhận trọng trách kế thừa. Từ đó, ngôi Tổ đình dần có chư Ni trẻ đến lưu trú tu học. Đất lành chim đậu. Dưới bóng cội tùng uy nghiêm đức độ, cỏ hoa muôn sắc cũng đã bắt đầu nảy mầm xanh tốt.

Bấy giờ, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam (tiền thân của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh) đang chiêu sinh khoá III và Trường Trung cấp Phật học tại Chùa Vĩnh Nghiêm cũng sắp thâu nhận Tăng Ni sinh khóa II. Vì các trường Phật học lúc đó chưa có nội trú nên chư Ni trúng tuyển phải tìm đến những ngôi tự viện gần trường để tiện việc đi học. Dù nhân lực, tài lực chưa đầy đủ, nhưng Sư bà Như Bổn vẫn thâu nhận chúng. Tâm thành vừa khởi, cơ duyên hạnh ngộ cũng đến, nhiều vị Bổn sư vốn quen biết và kính trọng đạo hạnh của Sư bà đã gởi đệ tử về Kim Sơn. Chư Ni tốt nghiệp Trường Trung cấp trong thành phố và các tỉnh cũng đến xin nhập chúng để theo học các khóa giảng sư, phiên dịch. Nhiều lớp Ni trẻ từ các tỉnh thành cũng tìm đến xin tùng chúng tu học. Từ mười mấy vị ban đầu, chỉ sau vài năm, số chúng đã lên tới năm bảy chục. Sư bà phải mượn tiền huynh đệ thân hữu để xây thêm hai dãy liêu phòng phía sau cho chúng tựu về có nơi ăn ở rộng rãi.

Sự cần thiết phải phát huy giá trị đạo đức Ni giới trong xã hội Việt nam hiện nay

Linh đài lễ huý nhật cố Ni trưởng.

Linh đài lễ huý nhật cố Ni trưởng.

Từng qua nhiều ngôi trường Phật học trên đất Sài Gòn, từng giữ trọng trách tại Ni trường Dược Sư danh tiếng và đương thời là Trụ trì ngôi tự viện vốn là nơi lưu xuất các bậc Ni lưu thạc đức, hơn ai hết, Sư bà hiểu rõ vai trò cùng trọng trách lớn lao đặt trên vai mình. Tính cách nghiêm nghị hiền từ ít nói, ngoài việc chùa, việc chúng, Sư bà ít có những quan hệ tiếp xúc rộng rãi bên ngoài nhưng với đức độ uy tín cùng đạo hạnh thâm sâu, Người vẫn được mọi người biết đến và quý kính.

Ngôi Kim Sơn ngày ấy chỉ với không gian chật hẹp, đời sống đạm bạc tương rau, song tính cách hòa đồng siêng tu chăm học của Đại chúng cùng tấm lòng hiền đức khiêm cung của Sư bà đã tạo nên một một làn sinh khí đông vui của chốn già lam một thời yên vắng. Sư bà đối với Đại chúng như một người Thầy hướng đạo tâm linh hết lòng thương yêu bảo bọc. Là người lái đò trên dòng sông tri thức, tâm nguyện của sư bà đã chuyên chở bao lớp học Ni cùng tìm về ngôi trường tuệ giác, cùng vun đắp tư lương trên mọi nẻo đường tu thân hành hoá.

Cho đến đầu thiên niên kỷ mới (năm 2000) đường trước mặt chùa được mở rộng khang trang. Một khoảng sân, đài Quan Âm lộ thiên cùng mấy ngôi tháp cổ đều bị giải tỏa nhưng nhờ có kinh phí đền bù, Tổ đình Kim Sơn bắt đầu khởi công xây dựng lại tất cả các hạng mục. Lúc này do tuổi cao, Sư bà lâm trọng bệnh. Mỗi ngày trôi qua, dù phải chống chọi với bệnh tật chướng duyên, nhưng thần thái Sư bà vẫn tươi tỉnh an lành. Rồi khi hạnh nguyện viên thành, Người nhẹ nhàng xả bỏ nhục thân. Đó là ngày 23/7 âm lịch sau mùa mãn hạ năm 2006. Ba năm sau, lễ Húy kỵ của Sư bà cũng là ngày khánh thành ngôi Tổ đình vừa hoàn thiện. Cựu học chúng kẻ Nam người Bắc cùng trở về dự lễ tưởng niệm, cùng quỳ lạy trước di ảnh bậc trưởng bối đạo phong khả kính một thời.

Đời tu sĩ nhẹ bước qua mỗi dòng sông tri thức, mỗi nơi đến, mỗi chốn về, được nương nhờ các vị trưởng bối giàu tâm nguyện vị tha lợi lạc.

Đời tu sĩ nhẹ bước qua mỗi dòng sông tri thức, mỗi nơi đến, mỗi chốn về, được nương nhờ các vị trưởng bối giàu tâm nguyện vị tha lợi lạc.

Ni giới và những lời Phật dạy

Ba mươi năm ngày Sư bà Viện chủ về lại trụ xứ Kim Sơn và cũng đúng mười lăm năm Người an nhiên xả bỏ uế thân trần tục, mái chùa cổ kính ngày nào nay đã là một cảnh già lam uy nghiêm tráng lệ. Ngọn đèn dầu đã vụt tắt… nhưng muôn ánh sao trời vẫn tỏa sáng lung linh. Dòng chảy thời gian vẫn không ngừng thay đổi chuyển biến thì trong tâm tưởng của bao người từng đến từng đi, mái chùa Kim Sơn vẫn mãi là mảnh đất hiền hòa thánh vị, là nơi nuôi dưỡng nên những hạt mầm cho Đạo pháp và Ni giới ngày mai.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1

Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024

Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế

Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024

Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.

Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam

Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024

Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.

Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất

Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024

Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.

Xem thêm