Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 07/01/2017, 08:00 AM

Người Mông Cổ hy vọng đức Đạt Lai Lạt Ma đến viếng thăm

Bodh Gaya: Cư sĩ Odkhuu Batjargal, một du khách thập phương hành hương từ Mông Cổ nói với báo giới Tây Tạng trong một cuộc phỏng vấn rằng: người dân Mông Cổ luôn cầu nguyện và hy vọng đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến Mông Cổ lần nữa và trong tương lai, trường hợp bất trắc không thể tái diễn, bởi việc ấy nếu xảy ra sẽ gây sự đau khổ và nỗi lo ngại lớn đối với nhân dân Mông Cổ.

 Hình: Đức Đạt Lai Lạt Ma tạm biệt thính chúng trước khi rời khỏi Mông Cổ.
Cư sĩ Odkhuu Batjargal là một trong số hàng nghìn Phật giáo đồ Mông Cổ đã đến Bodh Gaya (Bồ đề Đạo tràng) để tham dự pháp hội thời luân kim cương (Kalachakra).

Cư sĩ Odkhuu Batjargal nói: “Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc và may mắn được tiếp nhận giáo lý Phật đà từ kim ngôn khẩu ngọc của đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi đã có cơ hội để tham dự những buổi chia sẻ pháp thoại của ngài tại Mông Cổ vào cuối năm”.


Khi được hỏi về quyết định mới đây của chính phủ Mông Cổ, nghiêm cấm chuyến viếng thăm của đức Đạt Lai Lạt Ma, để chinh phục việc hăm dọa chính trị của Trung Quốc. Cư sĩ Odkhuu Batjargal nói: “Đó là tình hình chính trị, của thiên nhiên, là sự ràng buộc, có thể thay đổi theo thời gian. Chúng tôi hy vọng rằng tình hình sẽ thay đổi theo thời gian và nhân dân Mông Cổ có thể tiếp tục được nhận phúc cát tường của mình”.

Ông nói thêm: “Niềm tin, lòng sùng kính của chúng tôi đối với đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn bất khuất và tinh khiết”.

Các nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng có một lực lượng lớn tại Mông Cổ. Trong chuyến công du hoằng pháp cuối cùng của đức Đạt Lai Lạt Ma, hàng vạn Phật giáo đồ Mông Cổ bất chấp mùa đông giá rét lạnh buốt trong một thập kỷ và đã đi hàng trăm dặm đường để chiêm bái đức Đạt Lai Lạt Ma. 

Chuyến công du hoằng pháp cuối cùng của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Mông Cổ đã khiến Trung Quốc phản đối. Để đối phó với các lần cho phép nhập cư, Trung Quốc đã trì hoãn các khoản vay lớn và áp đặt lệ phí mới trên một điểm biên giới quan trọng giữa hai quốc gia Trung - Mông. 

Trong một cuộc phỏng vấn, Cư sĩ Tsend Munkh-Orgil, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mông cổ cam kết trong các chuyến viếng thăm của các vị lãnh đạo Phật giáo Mông Cổ với mục đích Tôn giáo. 

Từ cuối tháng 11, họ phải đóng một loại thuế mới giá 10 nhân dân tệ (1,38 euro) cho mỗi lần đi qua và đến phải nộp 10 đô la cho mỗi tấn đồng xuất xứ từ mỏ Oyou Tolgoi, biểu tượng của “phép lạ hầm mỏ” tại Mông Cổ, nay bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nguyên liệu.

Việc tạm thời đóng các cửa khẩu, rồi áp đặt các sắc thuế mới nằm trong số các biện pháp do Trung Quốc đưa ra để trả đũa chuyến viếng thăm của đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng hồi tháng 11 tại Ulan-Bator – thủ đô của quốc gia du mục, nơi ngài được kính trọng như một nhà lãnh đạo tinh thần từ nhiều thế kỷ.

Emily Stromquist, chuyên gia của Eurasia Group giải thích: “Mông Cổ như trong lò lửa chính trị từ sau chuyến thăm này”. Bắc Kinh đã đóng băng các thương lượng về món vay 4,2 tỉ đô la, số tiền sống còn cho một đất nước đang nợ nần và có nguy cơ mất khả năng chi trả vào mùa xuân nếu không có gì tiến triển, theo cơ quan tư vấn trên.

Các nhà ngoại giao lo lắng tìm kiếm các chủ nợ thay thế và đã kêu gọi sự giúp đỡ của New Delhi “nhằm tố cáo các biện pháp đơn phương của Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lớn lao cho nhân dân chúng tôi trong mùa đông khắc nghiệt” theo đại sứ Mông Cổ, Gonchig Ganbold. Nhưng không có kết quả.

Dưới áp lực, Ulan-Bator ngày 20/12/2016 đã phải hứa hẹn sẽ không bao giờ tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma nữa, qua phát biểu của ngoại trưởng Mông Cổ Tsend Munkh-Orgil, được nhật báo địa phương Unuudur dẫn lời. Một phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc hách dịch tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng Mông Cổ đã rút ra được bài học qua vụ này”.

Loại vũ khí kinh tế này là món thuốc độc cho đất nước Mông Cổ nhỏ bé chỉ có 2,8 triệu dân, đã từng tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma trên tám lần. Một cư dân mạng Vi Bác Trung Quốc đắc thắng viết: “Mông Cổ từ lâu thù địch với chúng ta, nhưng từ nay đã phải quỳ lạy trước đồng nhân dân tệ”.

Vân Tuyền (Nguồn: Tibetan Community)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Xem thêm