'Người tu hành cố gắng hết mình, đừng dính đến quyền lợi'
Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua - HT Thích Trí Tịnh.
Nếu làm việc gì, dù có cái lợi lớn trước mắt nhưng khi làm có cái hại xen vô trong hiện tại hoặc tương lai thì tôi quyết không làm, không tham dự"
Vài nét về cố đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh
HT Thích Trí Thịnh (thượng Trí hạ Tịnh; 1917 – 2014), thế danh Nguyễn Văn Bình, húy Nhựt Bình, tự Trí Tịnh, pháp danh Thiện Chánh, pháp hiệu Hân Tịnh; là một nhà sư thuộc dòng Lâm Tế gia phổ đời thứ 41 tại Việt Nam. Ngài là một cao tăng Việt Nam đã có công lớn đóng góp phiên dịch toàn bộ Đại Tạng Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa vốn là dựa vào bản Kinh Diệu Pháp Liên Hoa bằng tiếng Sankrit của Cưu Ma La Thập, đồng thời ông cũng nổi tiếng qua việc truyền bá và phát triển pháp môn Tịnh Độ tại Việt Nam và được hàng tín đồ tôn xưng là Sơ tổ của Tông Tịnh Độ Việt Nam.
Ngài là thầy của nhiều chư tôn đức như: Trưởng lão Thích Từ Thông, Trưởng lão Thích Viên Giác, Trưởng lão Thích Tắc An, Trưởng lão Thích Huyền Vi, Trưởng lão Thích Hoàn Quan, Trưởng lão Thích Thanh Từ, Trưởng lão Thích Nhất Hạnh... Hoà thượng Thích Trí Minh, Tòa thượng Thích Minh Cảnh, Tòa thượng Thích Trí Quảng,...
Ngài sinh năm 1917 và thu thần viên tịch vào lúc 9 giờ 15 phút ngày 28-3-2014 (nhằm ngày 28-2 năm Giáp Ngọ) tại chùa Vạn Đức, số 502 đường Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, quận Thủ Đức (nay là TP Thủ Đức), TP Hồ Chí Minh.
Ngài trụ thế: 98 năm, Hạ lạp: 69 năm.
Các tác phẩm Hòa thượng để lại cho đời
Mặc dù bận rộn nhiều công việc cho Giáo hội, Hòa thượng Thích Trí Thịnh vẫn dành thời gian để dịch kinh và giảng kinh. Những tác phẩm Hòa thượng đã biên soạn, phiên dịch và phổ biến như:
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa: trọn bộ 7 quyển
Kinh Hoa Nghiêm: 80 quyển
KínhKinh Đại Bát Niết Bàn: 40 quyển
Kinh Đại Bát Nhã: 27 quyển
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật: 1 quyển
Kinh Đại Bảo Tích + Đại Tập: 120 quyển
Kinh Phổ Hiền hạnh nguyện: 1 quyển
Kinh Địa Tạng bổn nguyện: 3 quyển
Kinh Tam Bảo: 01 quyển
Tỳ kheo giới bổn: 01 quyển
Bồ Tát giới bổn: 01 quyển
Kinh Pháp Hoa cương yếu: Tóm tắt
Kinh Pháp Hoa thông nghĩa: Tóm tắt
Cực Lạc liên hữu tập: 01 quyển
Đường về Cực Lạc: Trọn bộ
Ngộ tánh luận: 01 quyển, v.v...
BÀI VIẾT KHÁC:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y
Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.
Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”
Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.
Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết
Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.
Nhớ về Hòa thượng Thích Minh Châu - Đường Tăng của Việt Nam
Chân dung từ bi 08:05 19/10/2024Những ngày này tôi dành trọn thời gian để đọc lại, tư duy, suy ngẫm, trải nghiệm một số bản Kinh trong Nikaya gồm Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ.
Xem thêm