Người tu học Phật Pháp trong quan hệ vợ chồng phải làm sao mới đúng?
Có rất nhiều đồng tu khi đọc xong phần Kinh văn của Kinh Lăng Nghiêm, trong này Phật nói rằng: "Người tu học cần phải đoạn tâm dâm dục, vì chính cái tâm dâm dục này là chướng ngại rất lớn trên con đường Bồ Đề", thì họ đến nói với tôi rằng: " Thưa sư phụ! Việc này phải làm sao?".
Có rất nhiều đồng tu khi đọc xong phần Kinh văn của Kinh Lăng Nghiêm, trong này Phật nói rằng: "Người tu học cần phải đoạn tâm dâm dục, vì chính cái tâm dâm dục này là chướng ngại rất lớn trên con đường Bồ Đề", thì họ đến nói với tôi rằng:
_ " Thưa sư phụ! Việc này phải làm sao?".
Tôi hỏi họ:
_ " Nữ Phật tử! Cô rất thương yêu chồng mình phải không?".
Cô ấy nói đúng rồi, tôi lại nói:
_ " Tình yêu này là giả đấy".
Cô ấy rất nhạc nhiên mà hỏi tôi:
_ " Tình yêu này sao lại là giả được chứ sư phụ?".
Tôi nói:
_ " Vì sao không phải là giả? Cô có thể yêu thương chồng mình được mấy năm? Cứ cho là cô và chồng mình sống với nhau hết cuộc đời này đi, sau khi chết rồi thì phải làm sao? Sau khi chết rồi thì là mỗi người đi một ngã, dù cho có gặp lại nhau cũng chẳng hề nhớ đến nhau, cũng xem như chẳng hề quen, rồi anh ta tiếp tục lấy người khác làm vợ, còn cô cũng như vậy cũng lấy người khác làm chồng. Vậy đây có phải là tình yêu thật sự hay không?".
Cô ta hỏi:
_ " Thưa sư phụ! Vậy tình yêu thật sự là sao?".
Tôi nói:
_ " Tình yêu thật sự là phải được nối tiếp mãi mãi, nó chẳng bị giới hạn bởi không gian và thời gian, cũng chẳng bị đứt đoạn qua từng đời từng đời. Nếu cô có thể vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì tình yêu này của cô mới có thể gọi là chân thật. Vì sao? Vì khi đó cô mới có thể chăm sóc yêu thương chồng cô mãi mãi được. Còn như cô không thể vãng sanh về Cực Lạc, thì khi hết một đời này tình yêu của cô cũng theo đó mà chấm hết luôn".
Học Phật, nếu cả hai vợ chồng cùng nhau học Phật, cùng nhau niệm Phật cần sanh Cực Lạc, vậy thì quá tốt, vì cả hai đều hiểu rõ đạo lý này nhất định sẽ tinh tấn tu học, mai sau cùng nắm tay nhau đi đến Cực Lạc Thế Giới, vĩnh viễn được ở bên nhau, bằng không thì không có cách nào làm được. Nếu như trong hai vợ chồng mà chỉ có một người tin Phật, còn một người không tin, vậy thì người tin Phật cần phải càng tinh tấn nổ lực tu tập nhiều hơn nữa để mai sau được vãng sanh về Cực Lạc, tương lai bất luận là người chồng hay người vợ của mình lưu lạc vào đạo nào cũng đều có thể biết được, từ đó mới có thể thường xuyên chiếu cố, thường xuyên chăm sóc, thường xuyên bảo vệ người đó, đây mới thật sự là yêu thương chân thật.
Cô ta nói:
_ " Thưa sư phụ! Con lấy chồng khi tuổi còn rất trẻ, là vợ chồng với nhau nên con không thể đoạn được dâm dục".
Tôi nói với cô ta:
_ " Về sự thì không sao, nhưng không thể có tâm. Do cô đều có cả hai sự lẫn tâm cho nên cô mới bị ô nhiễm, tu học rất khó đạt được thành tựu".
Cô ta nói:
_ " Thưa sư phụ! Nếu không có tâm thì rất khó rất khó".
Tôi nói:
_ " Nếu dễ như vậy thì không phải mọi người đều sớm đã thành Phật, người người đã vãng sanh rồi sao? Khó, nhưng khó cũng phải quyết tâm làm cho được".
Vậy thế nào mới có thể làm được? Giác ngộ rồi thì sẽ làm được. Còn nếu như chính mình vẫn tiếp tục mê muội thì không có cách nào làm được. Cho nên chúng ta phải giác ngộ, phải biết chân tướng sự thật thế gian này là huyễn hoá không phải thật, chúng ta sống trên thế gian này người người đều biết tương lai đều sẽ phải chết, chẳng có ai là sống mãi cả. Tương lai là bao lâu? Ai có thể bảo đảm chính mình sống được bao nhiêu năm chứ? Trong Kinh, đức Phật nói: "Sinh mệnh con người chỉ trong một hơi thở, một thở ra mà không tiếp tục thở vào nữa thì đã qua đời thứ hai". Nếu thật sự thấu rõ được mạng người chỉ trong một hơi thở thì Phật gọi người này là "Người giác ngộ".
Giác ngộ rồi thì cần phải nổ lực tu học, nổ lực niệm Phật. Trong cuộc sống hằng ngày quan hệ vợ chồng nên cố gắng chỉ dụng sự đừng dụng tâm, trong tâm nên tạm thời buông bỏ xuống đoạn tình chấp này, cố gắng niệm Phật cho thật tốt để tương lai có thể được sanh về Cực Lạc, khi về đến Cực Lạc rồi thì mới lại nhấc lên.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm