Vợ chồng lớn tuổi có được xuất gia và tu hành chung không?
Hỏi: Con hiện nay đã lớn tuổi, đã ngoài 60 và vợ con cũng vậy. Các con cái của con cũng yên bề gia thất, cuộc sống không phải khổ về mặt tinh thần. Vì vậy, con có thời gian đến chùa làm công quả, tu hành với đại chúng.
Nghe những bài giảng của các vị thầy con càng thấm và càng muốn xuất gia đi tu. Con có bàn với vợ con thì vợ con bảo muốn xuất gia cả hai cùng đi vì có gì còn có người lo lắng cho nhau. Các con của con phản đối bảo vợ chồng chúng con đã lớn tuổi, nên tu ở nhà như vậy khỏi mắc công phiền hà, có gì các con của con dễ bề lo liệu. Với lại con cũng không biết là có chùa nào chấp nhận cho cả hai vợ chồng con cùng tu? Nếu hai vợ chồng cùng vào chùa như vậy có phạm giới không? Tuổi của con có phải là quá lớn để xuất gia không? Xin Sư giúp cho con được rõ.
Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân - Nữ hoàng đầu bếp Việt Nam xuất gia giờ ra sao?
Đáp:
Việc phát tâm xuất gia đầu Phật là việc quý báu, cao thượng, làm Phật tử cũng phải có sự tiến bộ không ngừng, từ vị trí Ưu Bà tắc, Ưu Bà di phát tâm đi tu, bước lên hàng xuất gia Tỳ kheo, Tỳ kheo ni. Tuy nhiên cũng có nhiều người ái ngại cho rằng: “Cả nhà đi tu ai lo việc gia đình?”. Lớn tuổi tu xuất gia được không? Vợ chồng tu chung được không?
Gia đình cùng xuất gia vào chùa? Ở Việt Nam kể từ năm 1960, trong môn phong Quan Âm tu viện, Đức tôn sư đã có chấp nhận rất nhiều gia dình đi tu xuất gia, từ ông bà, cha mẹ, con, cháu. Tức là do phát tâm tu xuất gia, nên các Phật tử đồng loạt phát nguyện thế phát. Khi vào Tổ đình, nam tu theo chúng nam, nữ tu theo pháp giới nữ, Tăng theo Tăng, Ni theo Ni, tất cả đều có cơ sở tu biệt lập.
Ngày nay ở các chùa, Thiền viện, Tu viện cũng có tiếp nhận cả gia đình (vợ chồng) đồng xuất gia tu hành, khi vào chùa, Thầy Trụ trì sẽ gởi vị nữ Phật tử (vợ) đến cư trú tại các cơ sở Ni và ngược lại. Như vậy, gia đình bạn (vợ chồng) đều có thể đồng xuất gia cùng lúc.
Tuy nhiên có điều thân tâm quý vị Phật tử phải cẩn trọng, làm người xuất gia trước nhất có sự quyết tâm, xóa bỏ sự liên hệ gia đình, không còn có tư tưởng cục bộ, xem người thân như tất cả đại chúng khác, xóa bỏ những tư kiến tình cảm như xưa, giữ gìn luật nghi tinh chuyên, giới luật chuyên cần, hết lòng cầu học đạo giải thoát, xứng đáng là Thích tử Như Lai. Không nên có tinh thần cầu bại, khi đã thành tựu mục tiêu cứu cánh của mình rồi, cần tinh tấn công phu miên mật, công phu công quả vận thủy sài đầu, chẳng tiếc công lao với Nhà Phật.
Tổ Quy Sơn có dạy: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long Thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế Tam hữu” có nghĩa là: “Xét về người xuất gia, tức là người phải liền cất bước đến phương trời siêu việt, tâm ý và thân hình phải khác với người thế tục, phải nối tiếp việc làm hưng thạnh dòng giống Như Lai, làm cho quân ma hoảng sợ rồi thu phục chúng, đáp đền bốn ơn sâu nặng, cứu giúp chúng sanh trong ba cõi.
Không luận tuổi lớn nhỏ:
Sự phát tâm xuất gia không luận lớn nhỏ, miễn giữ được tâm chân thật, trong sạch khí tiết tu hành, người xưa trong chốn thiền lâm thường nói: “Tu nhất kiếp, ngộ nhất thời”, Phật là người giác ngộ, ai giác ngộ thì làm Phật, sự thành Phật không bị cản trở bởi tuổi tác.
Xuất gia là sự khai sinh trong đạo
Có người tự nghĩ, mình lớn tuổi đi tu không kịp lúc, cũng có thể đúng, nhưng đứng về góc độ tâm linh, Phật tử không phải tự ti mặc cảm, có câu “nhất thời tỏ ngộ bỏ phàm làm Phật” không ai cản trở nổi tâm quyết của người xuất gia, cho nên xuất gia được hay không cũng do chính sự phát tâm của Phật tử “gác kiếm làm Phật” đó Bạn ơi!
Người cao tuổi xuất gia có tâm quyết là bản lề của sự tu hành đúng đắn, ít lui sụt, trang nghiêm hơn tuổi trẻ, nhưng đứng về góc độ nghiệp lực thì người cao tuổi xuất gia cũng rất khó khăn không ít, là do những tập khí bộc lưu cố chấp mê lầm, nặng nề hơn tuổi trẻ, khó bỏ những thói hư tật xấu ngoài đời, ví dụ như khi đi tu xuất gia phải bỏ rượu, cà phê, thuốc lá, một số tật tánh khác, như ngồi lê đôi mách nói chuyện thiên hạ, mỗi chút mỗi giận, hay câu mâu theo tự ngả của mình, không chú ý đến cuộc sống đạo vị!
Nói tóm lại, việc xuất gia làm Sa môn Đức Phật thì không phải dễ dàng, do nhân duyên và do tâm quyết mà thành tựu.
Chúc quý vị Phật tử thành tựu như ý nguyện.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm