Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 07/09/2020, 08:36 AM

Người tu là người có 'tâm hình dị tục'

Phàm làm một vị xuất gia, thì phải phát nguyện bước lên con đường cao rộng, tâm và hình phải luôn luôn khác với thế tục, để làm cho giống Thánh trong mình ngày một tăng trưởng lớn mạnh.

Nhận thức về Tăng Ni trẻ và mạng xã hội

PV: Bạch Hòa thượng, câu nói người tu là người có “tâm hình dị tục”, thể hiện ở những điểm nào trong đời sống?

- Người tu sĩ ban đầu vào chùa, lúc làm Sa-di, các thầy giáo thọ luôn dạy dỗ chú Sa-di câu: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng…”; tạm dịch là: “Phàm làm một vị xuất gia, thì phải phát nguyện bước lên con đường cao rộng, tâm và hình phải luôn luôn khác với thế tục, để làm cho giống Thánh trong mình ngày một tăng trưởng lớn mạnh …”. 

Như vậy, đã là người xuất gia chân chính thì mình phải làm những việc khác với thế tục trong mọi oai nghi tế hạnh, đi đứng nằm ngồi… Và vì vậy, ngay hình thể của người xuất gia cũng đã khác xa với người đời chứ chưa nói đến tâm tính oai nghi hay cử chỉ, hành động cũng phải khác với người đời, để trở thành mẫu mực cho người đời noi theo. Cụ thể là đầu phải thế phát không còn tóc để trau chuốt hàng ngày, áo phải là áo hoại sắc, ăn phải ăn những thứ không làm thương tổn đến đời sống của chúng sinh, ngủ cũng phải ít lại, lo tụng kinh bái sám để cầu nguyện cho mình và cho người… Ở đây tôi chỉ nói một vài việc cụ thể như vậy thôi, chứ nói ra nhiều thì quá dài dòng mà không thể nói hết được; và ngay cả tâm tính, cử chỉ cũng tương tự như vậy. 

Hòa thượng Thích Hải Ấn, Ủy viên Thường trực HĐTS, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.

Hòa thượng Thích Hải Ấn, Ủy viên Thường trực HĐTS, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.

Tăng ni trẻ và mạng xã hội Facebook

PV: Vậy một người tu cần những oai nghi gì? Giữ giới ra sao, có được phép tham gia mạng xã hội, đăng những hình ảnh gây phản cảm, hiểu lầm với mọi người không, bạch Hòa thượng?

- Người tu nếu nói đủ thì phải tám vạn bốn nghìn oai nghi tế hạnh, trong đó đi đứng nằm ngồi là bốn oai nghi chính. Vì vậy, một chú Sa-di đầu tiên khi vào chùa phải học hai thời công phu để tụng làm quen với nếp tu của mình; sau khi đã thuần thục rồi thì mới được học tham thiền, niệm Phật để giữ tâm tính của mình. Tiếp đến phải học các phép tắc hàng ngày để thực hiện đúng oai nghi của một người tu, đó gọi là phép tắc trong 24 tiếng đồng hồ của một người tu sĩ. Từ việc ăn uống, ngủ nghỉ, tắm gội cho đến vệ sinh cá nhân mọi chuyện đều phải học, thậm chí cho đến việc đại tiểu tiện cũng phải học rất chu đáo… 

Sau khi học phép tắc của một người tu rồi thì học đến 10 giới điều của một vị Sa-di gọi là 10 giới luật của một chú mới tu tập sự. Học biết oai nghi rồi thì học thêm các việc lớn hơn trong cuộc sống nhà chùa như tiếp khách Tăng, khách thế gian, đi đến các chùa Tăng, chùa Ni, rồi việc hầu thầy, hầu các vị Hòa thượng… Nói chung là phải học đủ 4 cuốn luật tiểu nói về các phép tắc, oai nghi, giới luật nhỏ và các lời sách tấn khuyên tu của các bậc cổ đức. Tiếp đến là học giáo lý căn bản của Đức Phật. Trong phần này, nếu vị nào đã học đủ các điều trên thì chắc chắn sẽ không còn những điều tệ hại khi tham gia vào mạng xã hội. 

Một vị tu sĩ khi tham gia mạng xã hội là để phát huy tinh thần từ bi, trí tuệ của đạo Phật, nếu không như vậy thì không nên tham gia sẽ có lợi nhiều hơn.

Một vị tu sĩ khi tham gia mạng xã hội là để phát huy tinh thần từ bi, trí tuệ của đạo Phật, nếu không như vậy thì không nên tham gia sẽ có lợi nhiều hơn.

Cần một bộ quy chuẩn về ứng xử trên mạng xã hội dành cho Tăng Ni

Tôi xin nói thêm, mạng xã hội là một phương tiện có lợi nếu vị tu sĩ biết nhận thức và tỉnh giác trong khi tham gia. 

Nhất là phải biết mình tham gia để làm gì? Tham gia mạng xã hội, nếu mình quên đi mình là một tu sĩ thì sẽđem lại nhiều tai hại hơnlà điều lợi. Vì khi mình quên đi tự thân là một tu sĩ thì sẽ chạy theo dòng đời và như vậy là sẽ bị cuốn hút theo dòng đời - sẽ làm bao nhiêu điều bất lợi cho tự thân chứ chưa nói đến sự bất lợi cho Phật giáo, cho cuộc sống. Vì vậy, khi đăng một hình ảnh, một lời nói gì thì trước hết mình phải nghĩ đến việc mình là một tu sĩ, mình phải suy nghĩ mười lần chứ không phải là bảy lần như câu đời thường nói. 

Cần nhớ, một vị tu sĩ khi tham gia mạng xã hội là để phát huy tinh thần từ bi, trí tuệ của đạo Phật, nếu không như vậy thì không nên tham gia sẽ có lợi nhiều hơn.

PV: Về quản lý Tăng Ni trong thời đại ngày nay, khi ranh giới con người xuất hiện không chỉ bên trong hay bên ngoài cổng chùa mà còn trên thế giới mênh mông của mạng xã hội. Theo Hòa thượng, Giáo hội cần có biện pháp gì để thích ứng với thực tế khi có những hiện tượng người tu không ý thức việc thể hiện mình trên không gian này?

- Quản lý Tăng Ni của Giáo hội trong thời đại hiện nay quả thật là khó khăn nhiều mặt. Theo tôi, người quản lý hay nhất là tự thân người tu sĩ, hai là bạn bè thân hữu, ba là vị bổn sư luôn quan tâm để răn dè người đệ tử của mình. Về mặt Giáo hội thì Ban Truyền thông cũng nên có những bài viết khuyên về trách nhiệm của người tham gia mạng xã hội để đừng bao giờ quên mình trong dòng chảy của mạng xã hội - vì tự thân người tham gia mạng là người được hàng ngàn hàng vạn con mắt đang nhìn mình chứ không phải là một hai người.

Phàm làm một vị xuất gia, thì phải phát nguyện bước lên con đường cao rộng, tâm và hình phải luôn luôn khác với thế tục, để làm cho giống Thánh trong mình ngày một tăng trưởng lớn mạnh.

Phàm làm một vị xuất gia, thì phải phát nguyện bước lên con đường cao rộng, tâm và hình phải luôn luôn khác với thế tục, để làm cho giống Thánh trong mình ngày một tăng trưởng lớn mạnh.

Ảnh hưởng của mạng xã hội đến 'khẩu nghiệp' của người trẻ

PV: Hòa thượng có lời khuyên nào với người tu trẻ để không gây ra những chuyện thị phi, tổn hại hình ảnh Tăng đoàn, làm ngắn đời tu của mình trước thử thách của thời hiện đại?

- Mong các vị tham gia vào mạng xã hội nên học tập những điều căn bản của một tu sĩ cho thật tốt, nhất là những điều được học hỏi lúc hành điệu, trong khi đang là một chú Sa-di như đã nói ở trên. Những năm này (sơ tâm xuất gia), các ngài cổ đức đã nói hết tất cả những việc giao tiếp ở giữa đời thường. Tôi thấy thường những người lúc đầu đi tu, nếu mất đi những năm hành trì này (cho xuất gia, thọ giới sớm, dễ dàng), về sau lớn lên dễ bị đời dẫn dắt. Đó là vì để cho tâm mình mất gốc mà dẫn đến các tệ nạn đó thôi. 

Tóm lại, các thầy cô khi muốn hành trì, hoằng đạo trên đại lộ thênh thang này, hãy nên xem lại 4 cuốn luật tiểu của một vị Sa-di để khỏi phương hại đến giáo pháp của Phật và khỏi làm tổn hại đến niềm tin của Phật tử vậy.

Trau dồi nhân cách của người tu sĩ là điều không thể thiếu trong bất cứ thời đại nào. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay khi con người tham muốn mỗi lúc nhiều hơn, đang đắm chìm trong vật chất, tinh thần đạo đức đang dần đi xuống, thì vai trò người tu sĩ có nhân cách càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Chỉ những người tu sĩ có nhân cách mới có thể giải quyết các vấn đề của thời đại như sự suy đồi đạo đức, bệnh căng thẳng, bệnh hoang tưởng…của chính mình và mọi người.

Đức Phật từng nhấn mạnh trong ngũ uẩn, tuy sắc thân là cơ sở của thọ, tưởng, hành, thức nhưng mọi diễn biến trong cuộc đời từ sự hình thành đến hủy diệt thế giới đều do tâm. Con người cần khơi mở trí huệ với cái nhìn đúng về bản chất cuộc đời đến những phương pháp hành trì cho tâm thật phát triển tới trạng thái vô lậu. Cái nhìn trí huệ ấy sẽ được làm cho mạnh hơn và nguồn tâm sáng tạo sẽ được đánh thức dậy qua sự thực tập thiền định như là công phu chính, thực hiện con đường Phật giáo dẫn đến giải thoát. Đó là sự hoàn thiện cao tột nhân cách người tu sĩ. Do vậy, chúng ta hãy hoàn thiện nhân cách người tu sĩ như lời dạy của đức Thế Tôn trước lúc đi xa, từng nhắn nhủ: "Này các tỳ kheo! Các thầy thường phải nhất tâm siêng cầu đạo giải thoát. Tất cả sự vật trong thế gian, dù động hay bất động, đều là tướng bại hoại không an."

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”

Phỏng vấn 11:00 20/11/2024

Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”

Phỏng vấn 09:51 15/11/2024

Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.

Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”

Phỏng vấn 10:33 10/11/2024

Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.

Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”

Phỏng vấn 15:43 26/10/2024

Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.

Xem thêm