Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 14/06/2020, 07:10 AM

Cần một bộ quy chuẩn về ứng xử trên mạng xã hội dành cho Tăng Ni

Với hơn 65 triệu người sử dụng tại Việt Nam và hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới, từ một không gian ảo, mạng xã hội đã tạo ra những tác động thật vào đời sống, thay đổi hàng loạt cách ứng xử truyền thống, làm phát sinh nhiều cơ hội cũng như thách thức, hệ lụy.

 Ứng xử của quý Tăng ni trong cơn bão mạng xã hội

Tác động này cũng xảy ra đối với cả các tôn giáo, trong đó có đạo Phật. Cơ hội và phương tiện để truyền bá, hoằng pháp được mở ra; nhưng do những điều chỉnh chưa bắt kịp tốc độ bùng nổ và luôn thay đổi của công nghệ đã kéo theo những xáo trộn, rối loạn trong truyền thông, ngộ nhận về giá trị, đáng quan tâm hơn là tình trạng phân hóa tín đồ theo xu hướng co cụm thành các nhóm nhỏ.

Phật giáo đang hiện diện như thế nào trên mạng xã hội? Năm ngoái, ông Nguyễn Thanh Lâm, lúc bấy giờ là Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Điện tử (nay đương nhiệm Cục trưởng Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông), trong đợt tập huấn về thông tin - truyền thông Phật giáo toàn quốc tại Long An, cho biết một thực tế là thông tin tiêu cực liên quan tới Tăng Ni đang áp đảo các thông tin về thuyết giảng, hoạt động Phật sự của Giáo hội trên hệ sinh thái mạng xã hội.

Với hơn 65 triệu người sử dụng tại Việt Nam và hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới, từ một không gian ảo, mạng xã hội đã tạo ra những tác động thật vào đời sống, thay đổi hàng loạt cách ứng xử truyền thống, làm phát sinh nhiều cơ hội cũng như thách thức, hệ lụy. Ảnh minh họa.

Với hơn 65 triệu người sử dụng tại Việt Nam và hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới, từ một không gian ảo, mạng xã hội đã tạo ra những tác động thật vào đời sống, thay đổi hàng loạt cách ứng xử truyền thống, làm phát sinh nhiều cơ hội cũng như thách thức, hệ lụy. Ảnh minh họa.

Tăng ni trẻ với việc sử dụng mạng xã hội thời đại công nghệ số

Qua thăm dò cá nhân của người viết với đối tượng là các Tăng Ni ở một vài trường Phật học, việc tham gia và sử dụng mạng xã hội của các Tăng Ni trẻ khá phổ biến, nhằm những mục đích cá nhân, tùy ý thích mỗi người. Cho tới nay, ngoài một vài buổi thuyết trình dụng ý cảnh báo và hướng dẫn, tình trạng ứng xử trên mạng xã hội đang bị thả nổi, phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức cá nhân của Tăng Ni.

Cũng do thiếu tổ chức, định hướng nên mạng xã hội đã trở thành môi trường cho những người bạo miệng tung hoành, tạo dựng lực lượng “hâm mộ”, đặc biệt trong số đó, có cả những cá nhân giữ vai trò và trọng trách trong tổ chức Giáo hội. Từ đó dẫn đến những cái nhìn tiêu cực về Tăng Ni, rộng ra là Giáo hội và Phật giáo.

Theo nghiên cứu xã hội học, mạng xã hội có khả năng gây nghiện vì nó nuông chiều cảm xúc bản năng của con người. Do đó, đôi khi do hồn nhiên thiếu hiểu biết, không ít Tăng Ni trẻ đã sử dụng mạng xã hội một cách thiếu kiểm soát, để lại hệ lụy không chỉ cho cá nhân ấy mà còn cho cả Tăng đoàn.

Chúng ta cần hết sức nghiêm túc tự nhìn nhận, vượt lên mọi ngụy biện để xây dựng niềm tin và hình ảnh của GHPGVN.

Chúng ta cần hết sức nghiêm túc tự nhìn nhận, vượt lên mọi ngụy biện để xây dựng niềm tin và hình ảnh của GHPGVN.

An cư và mạng xã hội

Vài năm trở lại đây, đã có những phản ánh, phát biểu từ nhiều phía về tình trạng nêu trên nhưng dường như vấn đề vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Giáo hội đã xây dựng và ra mắt mạng xã hội Butta.vn dành cho người Phật tử, nhưng chưa thu hút được người dùng là Tăng Ni và tín đồ Phật giáo.

Cổng chùa, tu viện đóng và mở theo thanh quy, nhưng với thời đại hôm nay, qua chiếc điện thoại, máy tính có kết nối internet, cánh cửa xã hội mở toang bất kể thời giờ, xóa bỏ mọi ranh giới. Trong thế giới ảo mà thực ấy, hết thảy mọi người, kể cả Tăng Ni, có thể tham dự, bộc lộ quan điểm, cảm xúc trước bất cứ điều gì, và nếu thiếu đi ý thức, sự tự kiểm soát, chắc chắn sẽ để lại những hệ lụy khó lường.

Kết luận trong báo cáo tại Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2020 dành cho các tỉnh, thành phố phía Nam, TT.Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS đã nhận định, rằng chúng ta cần hết sức nghiêm túc tự nhìn nhận, vượt lên mọi ngụy biện để xây dựng niềm tin và hình ảnh của GHPGVN. Trong tinh thần đó, mong rằng vấn đề này sẽ được Giáo hội, cụ thể là ngành Tăng sự quan tâm để nhìn nhận thẳng thắn, đề ra bộ quy chuẩn dành cho Tăng Ni, theo đó định hướng cho cách ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với oai nghi của người xuất gia mà giới và luật truyền thống đã có quy định cụ thể, rõ ràng.

>Xem thêm video: "Nguyên nhân của mê tín":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nụ cười của Phật

Góc nhìn Phật tử 08:51 21/04/2024

Theo truyền thống Thiền, một hôm trong Pháp hội ở Linh Sơn, Đức Phật đưa một cành hoa sen trước đại chúng, miệng mỉm cười. Tất cả đại chúng đều yên lặng ngơ ngác. Khi đó chỉ có ngài Ca Diếp nhìn Phật mỉm cười. Đức Phật nói: “Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, nay trao cho Ma Ha Ca Diếp”.

Truyện ngắn: Về nhà

Góc nhìn Phật tử 15:40 20/04/2024

Ông già đó cuối cùng cũng trở về sau gần bốn mươi năm bôn ba lưu lạc. Người làng không còn mấy ai nhận ra ông già từng là đứa trai làng ngoan nhất, cũng từng là gã đàn ông tu rượu như nước lã.

Hội luận: Lòng yêu thương (1)

Góc nhìn Phật tử 15:15 20/04/2024

Ba vào đời nặng nghiệp duyên báo chí, văn chương, không hơn ai nhưng sống đúng với cái đạo mà văn chương nghệ thuật xem là tôn chỉ: Chân, Thiện, Mỹ.

Nghĩ về hạnh nguyện ngài Địa Tạng

Góc nhìn Phật tử 13:39 19/04/2024

Mỗi khi chắp tay kính lễ chư Phật và Bồ-tát, trong tôi lại sừng sững dáng Tăng của ngài U minh Giáo chủ Đại hùng, Đại lực, Đại từ, Đại bi Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ-tát.

Xem thêm