Học sinh lớp 4 đưa giải pháp về nạn bắt nạt qua mạng xã hội
Vào vai một người dẫn chương trình bản tin Thời sự của Đài truyền hình, học sinh Nguyễn Hà Anh (Trường Tiểu học Ban Mai, Hà Nội) vừa giành ngôi vị quán quân cho video xuất sắc nhất của toàn khối Tiểu học tại cuộc thi hùng biện Tiếng Anh mang tên “Education Matters”.
Chia sẻ về phương pháp học online của một tu sĩ trẻ
Theo đó, cô MC nhí đặt vấn đề: Cyber Bullying - bắt nạt qua mạng xã hội - có phải đơn giản là những câu status tiêu cực phản đối một nhân vật cụ thể nào đó? “Đối với mình, bắt nạt qua mạng xã hội đáng sợ và nghiêm trọng hơn rất nhiều, đó là cách để nhiều người thể hiện thái độ tức giận, khó chịu và bất đồng quan điểm đối với những cá nhân thậm chí họ còn không quen biết.”
Diễn đạt lưu loát bằng tiếng Anh, cô bé học lớp 4 cho rằng vấn nạn này sẽ tạo ra khủng hoảng tâm lý, cuộc sống bất ổn định đối với những nạn nhân hứng chịu sự bắt nạt qua mạng, đặc biệt là học sinh - lứa tuổi còn nhỏ và chưa nhận thức rõ hành vi của mình.
Em cũng liên hệ thực tế với dẫn chứng về bệnh nhân số 17 mắc Covid-19 ở Việt Nam đã nhận không ít những lời đàm tiếu, comment và tin nhắn doạ dẫm ác ý từ cư dân mạng.
“Mặc dù cô đã mắc sai lầm khi không khai báo trung thực tình trạng sức khỏe của mình sau khi hạ cánh xuống Việt Nam, nhưng cô xứng đáng được sự thông cảm và tha thứ từ cộng đồng để cô có tâm lý ổn định, máu chóng vượt qua dịch bệnh và tiếp tục cuộc sống của mình” – Hà Anh bày tỏ góc nhìn.
Giải pháp được Hà Anh đưa ra để có thể loại bỏ Cyber Bullying là những tiết học tâm lý và kỹ năng mềm tại trường cần được tổ chức thường xuyên, qua đó thầy cô giáo dục và hướng dẫn học sinh cách sử dụng mạng xã hội đúng cách, tránh bị lợi dụng và có hành vi ác ý đối với những người dùng khác.
“Ngoài ra, các thầy cô giáo luôn có mặt bên cạnh học sinh giúp động viên và giải quyết những vấn đề sẽ khiến cho học sinh cảm thấy an toàn, tự tin hơn, không hành động thiếu suy nghĩ trên mạng xã hội.”- Hà Anh nhấn mạnh trong video.
Cuộc thi video “Education Matters” được diễn ra trong tháng 4/2020 do do Hệ thống giáo dục Ban Mai phối hợp với Nisai tổ chức, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cốt lõi về các vấn đề toàn cầu, giúp học sinh hiểu vì sao giáo dục sẽ giúp giải quyết vấn đề đó, đồng thời các em có cơ hội đưa ra các giải pháp hữu hiệu đóng góp vào thực tế cuộc sống.
Hai học sinh đập heo đất ủng hộ 200 triệu phòng chống COVID-19
Nhận xét về cuộc thi, thầy Nguyễn Sỹ Hiếu (Thạc sĩ giáo dục, chuyên ngành giảng dạy và phát triển Chương trình) – Trưởng BGK cho biết: Cuộc thi thu hút được lượng thí sinh lớp từ nhiều cấp học với nhiều năng lực và thế mạnh đa dạng. “Với nhóm đối tượng học sinh nhỏ (bậc Tiểu học), các em có cơ hội trải nghiệm thi đấu với các anh chị lớn, trình bày cũng như bảo vệ quan điểm cá nhân về các vấn đề toàn cầu như bình đẳng giới hay bảo vệ môi trường. Với nhóm học sinh bậc THCS và THPT, các em có mức độ năng lực tương đối đồng đều về kiến thức cũng như kỹ năng (Thuyết trình, lập luận, bảo vệ quan điểm…). Nhiều video có chất lượng rất tốt, thể hiện rõ khả năng cũng như sự tự tin của học sinh” – Thầy Hiếu nói.
Theo thầy trưởng BGK, Cuộc thi không chỉ giúp học sinh chủ động tìm hiểu, trang bị cho bản thân những kiến thức cốt lõi về các vấn đề toàn cầu, mà còn khẳng định vai trò của giáo dục trong việc thay đổi, giải quyết các vấn đề xã hội. Thông qua cuộc thi, học sinh có cơ hội đưa ra các giải pháp hữu hiệu đóng góp vào thực tế cuộc sống, đồng thời nâng cao năng lực tiếng Anh.
Các video đạt giải đều là những video thuyết trình một cách rõ ràng, mạch lạc, với nhiều đề tài phong phú như: Bảo vệ nguồn nước sạch (Triệu Hồng Nhung, 4i1), Bất bình đẳng giới (Nguyễn Đăng Bảo, 4T), Bùng nổ dân số (Nguyễn Khánh An, 7T), Bảo vệ môi trường (Kiều Vũ Bảo Duy, 6i1), Sự ngược đãi (Phạm Trần Phương Linh, 8A1), Tin tức giả (Vũ Minh Quân, 10T), “Nhờn” thuốc kháng sinh (Kiều Nguyễn Thế Anh, 10T), Covid-19 (Đặng Tâm Như, 8A1)…
“Để có một sản phẩm dự thi tốt, các em cần sử dụng khả năng tiếng Anh của bản thân để nghiên cứu, tìm kiếm thông tin dữ liệu để làm mình chứng cho bài thuyết trình, đồng thời sử dụng tiếng Anh học thuật để thảo luận và bảo vệ ý kiến và quan điểm cá nhân” – Thầy Hiếu nhận định.
Ngôi vị quán quân ở khối THCS và THPT thuộc về Nguyễn Tú Linh (6i) và Đặng Xuân Tiến (10i) với các các chủ đề tương ứng: Bất bình đẳng giới, Nạn nghèo đói.
Video dự thi của học sinh Nguyễn Tú Linh được BGK đánh giá cao trong việc sử dụng từ ngữ điêu luyện, phát âm chuẩn, thuyết trình tự tin, hiệu ứng âm thanh hình ảnh sinh động. Tú Linh đã thể hiện tư duy sâu sắc, tư duy logic và tư duy phản biện khá rõ ràng. Trong video, em cho biết: “Đàn ông cần được giáo dục về định kiến giới có hại. Khi họ hiểu rõ hơn về vấn này, họ sẽ có đồng cảm hơn với phụ nữ, đối xử công bằng hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng cần được tiếp cận với nền giáo dục tốt, để nhận ra rằng họ xứng đáng được đối xử công bằng, có nhiều cơ hội hơn. Giáo dục sẽ cung cấp cho phụ nữ kỹ năng và kiến thức họ cần”.
Anh Nguyễn Sơn Hà (phụ huynh học sinh Nguyễn Hà Anh, lớp 4i1) bày tỏ sự tâm đắc với cuộc thi và cho rằng đây còn là cơ hội để con gái anh thể hiện sự sáng tạo trong cách thể hiện ý tưởng của bản thân qua video dự thi (cắt ghép, chỉnh sửa video với các hiệu ứng âm nhạc, hình ảnh phù hợp để bài trình bày trở nên sinh động và cuốn hút), sáng tạo trong cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
Được biết, 12 học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba sẽ được tham gia tuần trải nghiệm mô hình học trực tuyến với 3 môn Toán, Tiếng Anh, Khoa học theo chương trình Phổ thông Anh quốc từ 27/4 đến 1/5.
Lớp học đặc biệt của nhà sư trên chiếc bè giữa lòng hồ Trị An
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm