Thứ sáu, 05/05/2023, 09:00 AM

Người tu phải vượt qua sự chi phối của vô minh và nghiệp cũ

Trong nhà đạo quý ở chỗ cái tâm. Tâm luôn sáng sạch, ly tham, lìa giận, có giới-định-tuệ và giải thoát mới là nội dung, phẩm chất của người tu hành. Còn hình thức hoành tráng mà nội tâm hoen ố, vẫn đục cũng chẳng ích gì cho cả đạo và đời.

"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Trong sự nuôi sống, thấp kém nhất, cùng biên nhất, đó là đi khất thực. Thế gian rất húy kỵ, gọi là ‘đầu trọc, tay ôm bình bát bước đi’. Nhưng thiện nam tử ấy vì mục đích mà chấp nhận. Lý do vì sao? Vì nhàm tởm, ghê sợ sự sinh, già, bệnh, chết, sầu bi, khóc than, ưu khổ, áo não; hoặc để đạt đến biên tế của toàn vẹn khối lớn đau khổ này. Các ngươi há không phải với tâm như vậy mà xuất gia học đạo chăng?

Các Tỳ-kheo bạch rằng: Thật sự như vậy.

Đức Thế Tôn lại bảo các Tỳ-kheo:

- Người ngu si kia, với tâm như vậy mà xuất gia học đạo, nhưng lại sống theo tham dục, chìm đắm đến tận cùng, sự ô trược quấn chặt lấy tâm, ganh ghét, bất tín, lười biếng, mất chánh niệm, không chánh định, ác tuệ, tâm cuồng, rối loạn các căn, giữ giới hết sức lơ là, không tu Sa-môn, không phát triển rộng lớn.

Phật dạy: Các Tỳ-kheo không nói dối

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

- Cũng như người dùng mực để giặt những đồ bị mực dính dơ; lấy máu rửa máu, lấy dơ chùi dơ, lấy bẩn trừ bẩn, lấy phân trừ phân, chỉ tăng thêm ô uế mà thôi; bỏ chỗ mờ mịt để vào chỗ mờ mịt, bỏ chỗ tối tăm để vào chỗ tối tăm. Ta nói người ngu si kia giữ giới Sa-môn cũng lại như vậy, nghĩa là nó sống theo tham dục, chìm đắm đến tận cùng, sự ô trược quấn chặt lấy tâm, ganh ghét, bất tín, lười biếng, mất chánh niệm, không chánh định, ác tuệ, tâm cuồng, rối loạn các căn, giữ giới hết sức lơ là, không tu Sa-môn, không phát triển rộng lớn".

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Đại, kinh Chí biên, số 140 [trích])

Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi. Dấn thân vào đạo, đối mặt với cuộc sống mới đầy cam go, thử thách nhưng luôn ngẩng cao đầu. Kể cả việc ôm bình bát xin ăn rày đây mai đó làm kẻ lữ hành cô độc cũng không nản chí. Nếu đủ duyên lành, gặp được thầy sáng bạn hiền nâng đỡ thì họ sẽ tiến xa hơn vào những khung trời cao rộng.

Nhưng không phải ai cũng như vậy. Một số người kém duyên thiếu phước không tìm được minh sư, lại gặp bạn chẳng hiền, tự thân cũng không tìm cho mình pháp môn tu thích hợp. Thế là tâm tỉnh sáng ban đầu hoen ố dần, nghiệp lực nhiều đời trỗi dậy và buông xuôi đời mình theo dòng nghiệp cũ. Thời Phật còn tại thế, những Tỳ-kheo này bị Ngài quở trách nặng nề, gọi là “người ngu si kia”. Xét cho cùng, được Phật quở trách vẫn còn phước, có cơ hội thức tỉnh mà làm lại từ đầu.

Ngày nay, một số người tu rơi vào tình huống “sống theo tham dục, chìm đắm đến tận cùng, sự ô trược quấn chặt lấy tâm, ganh ghét, bất tín, lười biếng, mất chánh niệm, không chánh định, ác tuệ, tâm cuồng, rối loạn các căn, giữ giới hết sức lơ là, không tu Sa-môn” càng bất hạnh hơn vì không còn người quở trách. Ai còn chút căn lành thì tự hổ thẹn rồi thức tỉnh. Ai không biết quay đầu thì phải đối mặt với nhân quả mà thôi.

Như người rời bỏ chỗ mờ tối lại đi vào chỗ mờ tối, như lấy mực để giặt chỗ bị dính mực. Dù ở lâu trong đạo nhưng hạng người này chẳng có chút chuyển hóa hay tiến bộ tâm linh nào. Dù quyền cao chức trọng, ăn trên ngồi trước cũng uổng phí một đời tu. Trong nhà đạo quý ở chỗ cái tâm. Tâm luôn sáng sạch, ly tham, lìa giận, có giới-định-tuệ và giải thoát mới là nội dung, phẩm chất của người tu hành. Còn hình thức hoành tráng mà nội tâm hoen ố, vẫn đục cũng chẳng ích gì cho cả đạo và đời.

Dĩ nhiên không người tu nào muốn mình rơi vào cảnh này. Mỗi khi nhìn về tâm ban sơ trong sáng một thời mà lòng tràn trề hoài niệm và nuối tiếc. Chướng duyên trong đường tu thì trùng trùng nhưng không tìm ra pháp tu thích hợp cho mình là một trong những nguyên nhân căn bản. Như uống chưa đúng thuốc thì khó hy vọng hết bệnh. Ai có pháp thì họ giữ được đường tu, không bị thối thất, phát huy được giới-định-tuệ. Vì thế, người tu cần trạch pháp, có con đường đi rồi mới có thể tiến tu, vượt qua sự chi phối của vô minh và nghiệp cũ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hóa ra ta chưa thật sự hiền lành

Lời Phật dạy 10:26 22/12/2024

Tâm ta là ngọn núi lửa được phủ lên một thảm thực vật hiền hòa, xanh tốt và chỉ cần chút duyên địa chấn thì nham thạch sân hận sẽ trào tuôn và nhấn chìm tất cả trong biển lửa phẫn nộ.

Tu tập tâm từ, ma quỷ không dối gạt

Lời Phật dạy 08:30 20/12/2024

Trong dân gian thường nói 'ma đưa lối, quỷ dẫn đường' để chỉ về trạng thái mất tự chủ, dẫn đến có những lời nói hay hành động xấu ác. Đến khi tỉnh táo nhận ra vấn đề thì chỉ còn hổ thẹn và hối tiếc mà thôi.

Phật dạy về tâm từ

Lời Phật dạy 14:16 19/12/2024

Hoà Thượng Minh Châu nói: Tâm từ mở ra, khổ đau khép lại. Mong rằng thế giới, đất nước có nhiều người tu tập tâm từ theo tinh thần của Phật thì đất nước được thanh bình thịnh trị, thế giới hòa bình an ổn, nhân loại an lạc hạnh phúc.

Vui thích tụ tập ồn ào khó thành tựu an tịnh

Lời Phật dạy 12:00 19/12/2024

Những ai thích tụ tập lễ lộc đông vui gặp gỡ chuyện trò, dù không có gì bất thiện nhưng sẽ khiến hướng ngoại, loạn tâm. Để tái lập sự an tịnh như trước phải mất một thời gian tâm tư mới lắng đọng.

Xem thêm