Tin Phật giáo có phải xuất gia hay không?
Tăng ni xuất gia là xương tủy của Phật giáo, người tại gia là da thịt của Phật giáo. Đừng về bản thể thì nói xuất gia là quan trọng, đứng về tác dụng thì nói tại gia là quan trọng. Vì vậy, người tin Phật có thể xuất gia, nhưng không phải bắt buộc phải xuất gia.
Không phải. Tôn chỉ của đạo Phật tuy là giải thoát khỏi sinh tử và xuất gia là phương pháp tốt nhất để thoát khỏi sinh tử. Thế nhưng, xuất gia mà không thực tu, hay là tu không đúng phép thì vị tất thoát khỏi sinh tử. Không xuất gia, mà vẫn tu trì thì vị tất không thoát khỏi được sinh tử. Phật giáo Tiểu thừa coi trọng mục tiêu giải thoát..

Người tại gia có thể tu chứng quả Thánh thứ ba (đệ tam quả).
Người tại gia có thể tu chứng quả Thánh thứ ba (đệ tam quả). Quả thứ ba tuy chưa phải là ra khỏi ba giới, nhưng không trở lại luân hồi sinh tử nữa. Người chứng quả Thánh thứ ba, sau khi chết, sẽ sinh lên cõi trời Tịnh cư thiên của Sắc giới, và ở đó, sẽ chứng quả Thánh thứ tư là A La Hán và được giải thoát. Vì vậy, người tại gia tu chứng quả Thánh thứ ba, cũng đã gần với cảnh giới giải thoát rồi.
Còn nếu đứng trên quan điểm Đại thừa mà xét thì để hóa độ chúng sinh, các vị Bồ tát tùy theo loại chúng sinh mà ứng hiện, thường làm người tại gia. Vì vậy mà trong số các vị đại bồ tát danh tiếng, ngoài 2 ngài Di Lặc và Địa Tạng, còn thì đều là người tại gia. Ở Ấn Độ có hai vị cư sĩ là Trưởng Lão Duy Ma Cật và phu nhân Thắng Man, đều có thể thay Phật mà thuyết pháp. Vì vậy những Phật tử thực hành đạo Bồ Tát chân chính, không nhất định phải xuất gia.

Người tại gia tu chứng quả Thánh thứ ba, cũng đã gần với cảnh giới giải thoát rồi.
Người xuất gia có địa vị cao quý trong Phật giáo, đó là vì lý do người xuất gia phải chủ trì giáo đoàn, giữ vững cho Phật giáo tồn tại và hoằng dương Phật pháp. Ngoài ra, còn có lý do ứng xử đạo đức trong nội bộ giáo đoàn nữa. Nói một cách khác rõ ràng hơn, tăng ni xuất gia là xương tủy của Phật giáo, người tại gia là da thịt của Phật giáo. Đừng về bản thể thì nói xuất gia là quan trọng, đứng về tác dụng thì nói tại gia là quan trọng. Vì vậy, người tin Phật có thể xuất gia, nhưng không phải bắt buộc phải xuất gia.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Làm sao để định tâm khi tụng kinh, trì chú và niệm Phật?
Hỏi - Đáp
Vấn: Con là một Phật tử mới bước chân vào cửa Phật. Buổi tối con hay niệm Phật và tụng kinh Phổ Môn hoặc không thì trì chú đại bi. Thật sự con cũng rất cố gắng để được nhất tâm nhưng tâm con lúc nào cũng loạn động không ngừng nghĩ, đủ thứ sân si phiền não nổi lên.

Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối
Hỏi - Đáp
Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.

Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?
Hỏi - Đáp
Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm
Hỏi - Đáp
Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.
Xem thêm