Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/01/2024, 09:28 AM

Người xuất gia là hình ảnh của Phật pháp

Kinh Đại-Thừa-Diệu-Pháp-Liên-Hoa có dạy: "Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai. Nhà của đức Như-Lai là tâm đại từ bi đối với tất cả chúng sinh. Áo của đức Như-Lai là nhu hòa nhẫn nhục. Chỗ của đức Như-Lai là tất cả các pháp đều không".

chuyen-phap-luan-1048

Kinh A-na-luật-bát-niệm chép: "Tôn giả A-Na-Luật ở bên bờ suối thanh vắng ngồi suy nghĩ rằng: ‘Đạo pháp là ít ham muốn, ham muốn nhiều không phải đạo pháp. Đạo pháp là biết vừa đủ, không biết vừa đủ không phải đạo pháp. Đạo pháp là thanh vắng, ồn ào khoái lạc không phải đạo pháp. Đạo pháp là tinh tiến, biếng nhác không phải đạo pháp. Đạo pháp là chế ngự tâm ý, tâm ý phóng đãng không phải đạo pháp. Đạo pháp là định ý chuyên nhất, suy tưởng mông lung không phải đạo pháp. Đạo pháp là trí tuệ giác sát, ngu si lầm lạc không phải đạo pháp.’ Phật đà dùng thánh trí biết rõ những điều suy nghĩ này của Tôn giả A-Na-Luật nên như sự co duỗi cánh tay một cách lanh lẹ của lực sĩ, Ngài đến trước tôn giả, tán dương rằng: ‘Đúng lắm, A-Na-Luật! A-Na-Luật! Những điều ông suy nghĩ là những điều suy nghĩ của một vị Đại-Sĩ (đại bồ tát)!’"

Nói tóm, tinh thần của Phật pháp là tinh thần "nghịch lưu", ngược đời. Mà có ngược đời mới cứu đời được.

Đời chúng ta là gì? Nói đến tâm lý thì không tham lam, sân hận tất tàn bạo, ngu si. Nói đến hành vi thì không bóc lột, đàn áp tất cuồng bạo, lưu manh. Nói đến tư tưởng thì phi cổ võ cạnh tranh để sống tất rập đầu trước khổ não. Cuộc đời như thế, từ đời sống cá nhân đến đời sống tập họp, từ sự tập họp giữa vài người trong gia đình đến sự tập họp giữa quần chúng trong xã-hội, đời sống ấy chạy đâu cho khỏi bể khổ mênh mông do các dòng nước của tâm lý, hành vi và tư tưởng trên đổ về, đang đổ về và còn đổ về mãi, nếu không quay ngược dòng nước ấy lại? Quay ngược dòng nước ấy lại, đó là tinh thần căn bản của Phật pháp mà tinh thần đó, như ta đã thấy, có nó thì đời tiến hóa, không nó thì đời tiêu diệt. Mà đời sống người xuất gia là hiện thân của tinh thần ngược dòng ấy.

Cho nên thay vì hình thức và sự sống của đời là hình thức và sự sống hiện hình của tội lỗi, phát sinh từ tội lỗi và phát sinh ra tội lỗi, thay vì hình thức và sự sống đó, hình thức và sự sống của người xuất gia phản ảnh tinh thần nghịch lưu, xuất thế, nên hình thức ấy khoác mặc pháp phục, sự sống ấy đồng hóa chánh pháp. Và chỉ có vậy mới có thể đổi bỏ phiền não nơi tâm lý, độc ác nơi hành vi và lầm lạc nơi tư tưởng mà đem lại cho mình và người tâm lý thanh tịnh, hành vi hữu ích và tư tưởng sáng suốt.

Xuất gia, nguyên nghĩa chữ ấy là tinh thần nghịch lưu của đạo pháp xuất-thế rồi, nên người xuất gia thật là bậc Đại sĩ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Một chút lưu luyến trong lúc vãng sanh sẽ sanh ra nhiều chướng ngại

Kiến thức 11:50 03/05/2024

Tôi 26 tuổi học Phật, nghe được Phật pháp, năm nay đã 80 tuổi rồi, nghĩ lại giống như mới học Phật ngày hôm qua, bạn nói xem đời người có ý nghĩa gì?

Đại từ đại bi, chữ “đại” có nghĩa là gì?

Kiến thức 10:45 03/05/2024

Chúng ta nhất định phải có trí huệ, đối xử với tất cả chúng sanh, chúng ta luôn mong muốn tất cả chúng sanh sớm được giác ngộ, sớm được thoát khỏi sáu cõi luân hồi, sớm viên thành Phật đạo.

Tham nhiễm ngũ dục rất điên đảo, người tu phải cố gắng lần lượt phá trừ

Kiến thức 09:30 03/05/2024

Các phiền não về tham không ngoài sự đắm nhiễm ngũ dục lục trần. Từ cội gốc tham, sanh ra các chi tiết xấu khác như: bỏn sẻn, ganh ghét, lường gạt giả dối...gọi là Tùy phiền não.

Tâm bình thế giới bình

Kiến thức 20:34 02/05/2024

Hòa bình nghĩa là không chiến tranh, không chết chóc, không đau thương. Quan niệm hòa bình của Phật giáo là không có chiến tranh từ tâm thức đến ngoại cảnh, từ nhân cho đến qủa. Nói rõ hơn, chiến tranh có là do tâm hỗn loạn, tham lam, sân hận và si mê.

Xem thêm