Thứ, 27/11/2023, 14:09 PM

Công đức của người xuất gia

Người đi xuất gia phải từ bỏ rất nhiều thứ, từ bỏ tất cả những thú vui chơi, ngũ dục của trần thế để bước trên con đường đầy gian truân, vất vả nhưng cũng rất huy hoàng. Trong kinh Công đức xuất gia, Đức Phật tán thán công đức của người xuất gia rất lớn.

Câu chuyện kể về chàng quý tộc Tỳ La Tứ Na đam mê sắc dục. Đức Phật biết rằng anh ta sẽ chết trong vòng 7 ngày nữa, tuy nhiên nếu anh ta không từ bỏ dục lạc, đi xuất gia thì anh ta sẽ bị đọa địa ngục. Khi nghe Tôn giả A Nan đến báo tin về cái chết sắp diễn ra của mình, anh ta tuy sợ hãi nhưng vẫn cố vui chơi hết ngày thứ 6, đến ngày thứ 7 do sợ sinh tử nên anh ta đến xin Đức Phật cho xuất gia. Được xuất gia trong Tăng đoàn của Đức Phật, anh ta giữ giới tinh nghiêm, thanh tịnh trong suốt một ngày một đêm thì đúng đêm thứ bảy, anh ta mạng chung.

Khi đó, Ngài A Nan cùng một số huynh đệ bạch Phật rằng vị Tỳ-kheo Tỳ La Tứ Na khi chết sẽ được tái sinh về đâu?

Đức Phật giảng giải về công đức xuất gia (ảnh minh họa)

Đức Phật giảng giải về công đức xuất gia (ảnh minh họa)

Đức Phật dạy rằng, Tỳ-kheo Tỳ La Tứ Na sợ hãi khi phải sa đọa vào địa ngục, đã vứt bỏ dục lạc, dâng mình trong đời sống xuất gia, một ngày một đêm giữ giới trong sạch. Tỳ-kheo này sau khi bỏ thân, được tái sinh lên cõi Trời Tứ Thiên Vương làm con vị Thiên Vương Tỳ Sa Môn ở phương Bắc hưởng lạc 500 năm, mạng chung lại sinh lên cõi trời Tam Thập Tam Thiên làm con vua Trời Đế Thích, sống được 1000 tuổi. Khi bỏ thân lại tái sinh lên cõi trời Diễm Thiên hưởng lạc 2000 năm. Tiếp đó sinh làm con vua trời Đâu Suất, hưởng thọ lạc thú, rồi sống ở cõi trời này được 4000 năm; mạng chung lại sinh lên cõi trời Tha Hóa Tự Tại, sau khi bỏ thân này tái sinh ở trong cõi Dục giới bảy lần. 

Trong kiếp cuối cùng ở cõi nhân gian, vị ấy làm con một nhà giàu có, tài sản dồi dào, đến tuổi trai tráng thiện căn đầy đủ theo nẻo xuất gia, cạo bỏ râu tóc, thân mặc áo pháp siêng năng tu tập, duy trì chánh niệm, quán sát năm ấm là khổ, không, vô ngã, khởi chứng thành bậc Bích Chi Phật hiệu là Tỳ Lưu Đế, phóng ánh sáng vĩ đại soi sáng các cõi trời người, khích phát thiện căn của họ làm gieo nhân giải thoát.

Qua lời Đức Phật dạy, chúng ta thấy rằng, người đi xuất gia giữ giới tinh nghiêm chỉ duy nhất một ngày mà được phước báu vô cùng to lớn, tái sinh đi lại trong các cõi trời, kiếp cuối cùng sinh làm người rồi xuất gia thành vị Bích Chi Phật mà không bị đọa lạc, sau cùng làm ruộng phước tối thượng cho thế gian gieo trồng. Do đó, nếu chúng ta gieo một duyên lành ở trong Tam Bảo, dù chỉ bằng một hạt cát cũng được muôn công đức lành về sau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Xem thêm