Thứ tư, 07/09/2022, 08:59 AM

Nguồn gốc của Chú Đại Bi và sự linh ứng khi đọc tụng

Vào vô lượng ức kiếp về trước, Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai, vì tâm thương tưởng đến chúng sanh, nên đã nói ra thần chú Đại Bi và khuyến khích Bồ Tát Quán Thế Âm nên thọ trì tâm chú này, để mang đến lợi ích an vui lớn cho chúng sanh trong đời vị lai.

Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở cõi Ta Bà, mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm kính lễ, và cầu nguyện Ngài.

Trong Kinh “Diệu Pháp Liên Hoa”, đức Phật Thích Ca đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm là do vị Bồ tát này khi nghe âm thanh của chúng sanh xưng danh hiệu mình thì bèn tầm thanh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm bèn xem xét âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát.

Thần Chú Đại Bi được rút ra từ "Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni", do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội, trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma Ha Ca Diếp, A Nan... cùng câu hội, tại núi Bồ Đà Lạc Ca (Potalaka), một hải đảo ở về phía Nam xứ Ấn Độ, được coi như là nơi mà Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thường trụ tích. Ta có thể tin chắc điều đó, bởi vì Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn được mở đầu bằng câu nói quen thuộc của Ngài A Nan "Như thế tôi nghe", cũng như xuyên qua nội dung hỏi đáp giữa ngài A Nan và Đức Thế Tôn, đã được ghi lại ở trong kinh.

Thần chú Đại Bi có công năng gì?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong pháp hội này, Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sanh, muốn cho "chúng sanh được an vui, được trừ tất cả các bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được tăng trưởng công đức của pháp lành, được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu" mà nói ra Thần Chú này.

Ngài cho biết lý do ra đời của Thần Chú như sau:

Vào vô lượng ức kiếp về trước, Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai, vì tâm thương tưởng đến chúng sanh, nên đã nói ra thần chú Đại Bi và khuyến khích Bồ Tát Quán Thế Âm nên thọ trì tâm chú này, để mang đến lợi ích an vui lớn cho chúng sanh trong đời vị lai.

Bồ Tát Quán Thế Âm lúc bấy giờ mới ở ngôi sơ địa, khi nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vui mừng trước oai lực của thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện: "Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay".

Lập tức, Ngài thành tựu ý nguyện. Từ đó, hình ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt, trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của một vị Bồ Tát, mang sứ mệnh vào đời cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sanh.

Ngàn tay, ngàn mắt nói lên cái khả năng biến hóa tự tại, cái dụng tướng vô biên của thần lực Từ bi và Trí huệ, tỏa khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngàn mắt để có thể chiếu soi vào tất cả mọi cảnh giới khổ đau của nhân loại và ngàn tay để cứu vớt, nâng đỡ, như Đức Phật giải thích với Ngài A Nan ở trong kinh, "tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh".

Kinh và Thần chú Đại Bi sau đó đã được ngài Dà Phạm Đạt Ma (Bhagavaddharma: có nghĩa là Tôn Pháp) một Thiền sư Ấn Độ, du hóa qua Trung Quốc vào niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường, dịch và chuyển âm từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa và được Hoà Thượng Thích Thiền Tâm chuyển ngữ qua tiếng Việt.

Thần chú Đại Bi nhiệm mầu không thể nghĩ bàn

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, thần chú Đại Bi đã được trân trọng trì tụng trong các khoá lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa như: Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,...

Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại Bi:

1. Không bị chết vì đói khát, khốn khổ.

2. Không bị chết vì gông, tù, đòn roi.

3. Không bị chết vì oan gia thù nghịch.

4. Không bị chết vì chiến trận tương tàn.

5. Không bị chết vì cọp, sói, ác thú tàn hại.

6. Không bị chết vì trúng độc rắn, rết, bò cạp.

7. Không bị chết vì nước cuốn, lửa thiêu.

8. Không bị chết vì trúng phải độc dược.

9. Không bị chết vì cổ độc tác hại.

10. Không bị chết vì điên loạn, mất trí.

11. Không bị chết vì núi lở, cây ngã, vách đá sụp.

12. Không bị chết vì kẻ ác thư ếm.

13. Không bị chết vì tà thần, ác quỷ thừa cơ làm hại.

14. Không bị chết vì ác bệnh triền thân.

15. Không bị chết vì tự sát, tự tử.”

Nội dung chú Đại bi:

"Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni:

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da

Nam mô a rị da

Bà lô yết đế thước bát ra da

Bồ Đề tát đỏa bà da

Ma ha tát đỏa bà da

Ma ha ca lô ni ca da

Án

Tát bàn ra phạt duệ

Số đát na đát tỏa

Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da

Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà

Nam mô na ra cẩn trì

Hê rị, ma ha bàn đa sa mế

Tát bà a tha đậu du bằng

A thệ dựng

Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)

Na ma bà dà

Ma phạt đạt đậu đát điệt tha

Án. A bà lô hê

Lô ca đế

Ca ra đế

Di hê rị

Ma ha bồ đề tát đỏa

Tát bà tát bà

Ma ra ma ra

Ma hê ma hê rị đà dựng

Cu lô cu lô yết mông

Độ lô đồ lô phạt xà da đế

Ma ha phạt xà da đế

Đà ra đà ra

Địa rị ni

Thất Phật ra da

Giá ra giá ra

Mạ mạ phạt ma ra

Mục đế lệ

Y hê di hê

Thất na thất na a

Ra sâm Phật ra xá lợi

Phạt sa phạt sâm

Phật ra xá da

Hô lô hô lô ma ra

Hô lô hô lô hê rị

Ta ra ta ra

Tất rị tất rị

Tô rô tô rô

Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ

Bồ đà dạ bồ đà dạ

Di đế rị dạ

Na ra cẩn trì

Địa rị sắc ni na

Bà dạ ma na

Ta bà ha

Tất đà dạ

Ta bà ha

Ma ha tất đà dạ

Ta bà ha

Tất đà dũ nghệ

Thất bàn ra dạ

Ta bà ha

Na ra cẩn trì

Ta bà ha

Ma ra na ra

Ta bà ha

Tất ra tăng a mục khê da

Ta bà ha

Ta bà ma ha a tất đà dạ

Ta bà ha

Giả kiết ra a tất đà dạ

Ta bà ha

Ba đà ma kiết tất đà dạ

Ta bà ha

Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ

Ta bà ha

Ma bà rị thắng yết ra dạ

Ta bà ha

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da

Nam mô a rị da

Bà lô kiết đế

Thước bàn ra dạ

Ta bà ha

Án. Tất điện đô

Mạn đà ra

Bạt đà gia

Ta bà ha".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm