Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/03/2024, 22:32 PM

Nguồn gốc của lư hương trong Phật giáo 

Lư hương là Khí cụ dùng để đốt hương cũng gọi là Huân hương. Trong phẩm phân biệt công đức thứ 5 Kinh Pháp Hoa, phẩm thứ 6 chép, Kim Quang Minh tối thắng Vương kinh, Tịnh Phạn Vương thiết bàn kinh, Đại từ An tự Tam Tạng Pháp sư tuyên quyển 6 đều đề cập đến lư hương.

Lư hương là một trong bộ “Tam cụ túc” sở dĩ gọi tam cụ túc là vì trên bàn Phật thường để lư hương, bình hoa, chân đèn. Lư hương là một trong 18 vật mà các Tỳ kheo phải mang theo. 

Chất liệu để làm lư hương có: Vàng, bạc, đồng, sắt, cũng có khi dùng ngọc thạch, đá quý, đá thường, ngà voi, lưu ly ... Lại có khi dùng sành sứ, đất nung... 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Lư hương có 2 loại chính: Một loại để trên bàn và một loại dùng để cầm tay. Loại cầm tay thì có cán thường thì người ta gọi lư hương để trên bàn là cúng lư, tòa lư. Còn lư hương có cán gọi là thủ lư. 

Cúng lư (Tòa lư) là phân làm 3 dùng để cắm nhang đứng gọi là sáp lư hương; dùng để đặt nhang vòng gọi là “ngựa hương cổ”, ra còn một loại để đốt đàn hương gọi đó là “đàn hương lô”. 

Hình dạng của lư hương thì có: hình bảo đảnh, hình cái đấu vuông (phương đấu hình) cũng có loại hình sư tử, hình con hạc, hình hoa sen, lại có “hỏa xá lư hương” 2 tầng. Trong những hình ấy có khi người ta khắc chạm hoa văn rồng phụng, quỷ thần, kệ ngữ ... 

Thể tích lớn nhỏ của lư hương có sự sai biệt rất lớn, cỡ lớn thì đường kính của miệng cỡ 2,3 thước, cỡ nhỏ thì có cái nhỏ như chum uống rượu, đến như tên gọi tùy theo chất liệu và hình dạng không giống nhau mà xuất hiện nhiều danh mục như: Lư hương vàng, lư hương bạc, lư hương đồng, lư hương sắt, lư hương đá, lư hương đất nung, lư hương hình rồng phụng, lư hương hình sư tử, lư hương bảo đảnh, lư hương như cái đấu vuông, lư hương hình hoa sen... 

Thủ lư: là một loại lư hương có cán dùng để cầm trên tay, đây là loại lư hương để cầm đi khi hành lễ, hình dạng của nó như trong thích thị yếu lãm dẫn bộ pháp uyển châu lâm chép: Thuở xưa có 16 sư tử, bạch tượng, ở trên đầu 2 loài thú này nổi lên hoa sen dùng để làm lư. Sau sư tử ngồi xổm, trên đảnh có 9 con rồng, quấn quanh đỡ hoa sen. Trong hoa có đài bằng vàng để đựng hương. Lúc Phật nói pháp, thường cầm lư này. Thủ lư ngày nay được chế na ná như vậy. Về chất liệu thì dùng gỗ, ngọc thạch cũng có khi dùng gang đồng... để tạo thành. 

Thời gian gần đây thấy thủ lư dài chừng 1 thước mấy (tàu), hình dạng phần nhiều là dùng đầu rồng làm lư, thân cá làm cán, hoặc dùng hoa sen làm lư, như ý làm cán. Nếu so với thủ lư trong thời gian đầu thì khác quá xa. 

Sử dụng thủ lư phần lớn là dùng trong lúc thế độ (xuất gia), lễ sám, phụng thỉnh. Đầu lư là để cắm hương, hai tay cầm cán cũng có khi cắm thêm hoa tươi để cúng dường. 

Cách cầm thì có: cầm ngang, cầm thẳng, nếu không có người làm cản trở thì có thể cầm thẳng. Khi cầm thẳng thì đầu thủ lư hướng về trước, cán hướng ra sau, nếu ở trong chúng, có nhiều người cản trở thì nên cầm ngang. Lúc cầm ngang thì tay trái đỡ đầu thủ lư, tay phải cầm cán. Nếu cầm thủ lư để lễ bái thì cầm tay ngay ngực lưng từ từ khom xuống. Sau khi quỳ xuống xong nâng thủ lư ngang trước trán. Lễ xong khi đứng dậy, nâng lư ngang mày. Nếu cầm thủ lư để vấn tấn, thì tay phải cầm cán lư, tay trái đỡ đầu thủ lư, khom người xuống, sau đó khởi thân đứng thẳng. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Xem thêm