Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 01/01/2020, 05:59 AM

Nguồn gốc siêu độ quy mô lớn

"Chúng ta có thể đem câu chuyện trong “Cảnh trần hồi ức lục” cùng kinh Địa Tạng hợp lại mà khẳng định, loại Phật sự siêu độ qui mô lớn thời hiện đại không hề tồn tại vào thời đức Phật. Thời gian đầu học Phật, chúng tôi cũng có nghi vấn về việc này và đã từng thưa hỏi với pháp sư Đạo An.

 >>Kiến thức

Bài liên quan

Năm xưa chúng tôi có mối quan hệ rất tốt với pháp sư Đạo An.(*) Pháp sư Đạo An thành lập đại chuyên giảng tòa ở Đài Bắc, mời chúng tôi đảm nhiệm tổng chủ giảng. Chúng tôi liên lạc qua lại từ lúc ở Tòng Sơn tự sau đó dời đến cạnh Thiện Đạo tự ở tầng trên của đại giảng đường hội Phật giáo. Mỗi chủ nhật chúng tôi lên lớp một lần. Khi đó học sinh rất đông, khoảng hơn 800 người, miền Bắc từ Cơ Long, miền Nam từ Tân Trúc. Đó là thời kỳ hưng thịnh của hội Phật giáo. Pháp sư Đạo An là người phụ trách kiêm chủ tịch giảng tòa. Vào lúc đó ngoài chúng tôi, còn có pháp sư Ấn Hải, pháp sư Trí Dụ cùng phụ trách dạy học.

"Chúng ta có thể đem câu chuyện trong “Cảnh trần hồi ức lục” cùng kinh Địa Tạng hợp lại mà khẳng định, loại Phật sự siêu độ qui mô lớn thời hiện đại không hề tồn tại vào thời đức Phật.

Bài liên quan

Chúng tôi đã thỉnh giáo với lão pháp sư Đạo An rằng: “việc siêu độ từ đâu mà ra?”. Ngài suy nghĩ một lúc rồi nói đại khái, căn gốc của việc siêu độ là từ vua Đường Minh Hoàng. Thời loạn An Sử, sau khi Quách Tử Nghĩa bình định động loạn, triều đình ở mỗi một chiến trường lớn kiến lập một tự miếu gọi là Khai Nguyên tự, vì xây dựng vào niên hiệu Khai Nguyên. Xây dựng tự miếu này mục đích chính là truy điệu quân dân tử nạn. Cho nên pháp hội siêu độ đó cũng giống như lễ truy điệu hiện nay. Mời một số cao tăng đại đức tụng kinh, bái sám, hồi hướng, truy điệu nhằm mang ý nghĩa kỷ niệm, do quốc gia đề xướng. Sau này dân gian dần dần bắt chước theo, cũng mời pháp sư, đại đức tụng kinh, bái sám siêu độ tổ tiên.

Căn gốc của việc siêu độ là từ vua Đường Minh Hoàng.

Căn gốc của việc siêu độ là từ vua Đường Minh Hoàng.

Bài liên quan

Do đây mà biết, trước năm Khai nguyên không có việc này. Pháp hội siêu độ của Khai nguyên về sau đích thực phát triển nhưng đến nay đã hoàn toàn biến chất. Trước đây, siêu độ là việc làm phụ của tự viện, mỗi năm không quá hai lần, chủ yếu là tụng kinh thuyết pháp, dẫn chúng tu hành. Cho nên chùa miếu gọi là đạo tràng, Phật giáo ở thế gian là độ người chứ không độ quỷ, độ người sống chứ không độ người chết."

Chú thích: (*) Pháp Sư Đạo An sinh vào khoảng năm 312 (có sách ghi là 314) dưới thời Hoài Đế nhà Đông Tấn, Ngài là một trong những bậc “Ưu Kiệt Danh Tăng” của Phật giáo Trung Hoa. Ngài cũng là người đầu tiên khởi xướng việc lấy họ THÍCH làm họ chung cho những người xuất gia, và điều này trở thành thông lệ tồn tại mãi đến ngày nay. Còn Pháp Sư Đạo An mà Ngài Tịnh Không đề cập đến trong sách là Ngài Đạo An đương thời với Hòa Thượng Tịnh Không, theo như cách ngài kể.

Trích: Tinh hoa khai thị

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tịnh độ trong trái tim ta

Kiến thức 07:50 24/04/2024

Là người học Phật thông minh, thiết nghĩ, thay vì mỏi mòn trông ngóng đến ngày “nhắm mắt xuôi tay” vãng sanh về Tịnh độ, ta nên vãng sanh vào thế giới Cực lạc ấy ngay bây giờ, ở đây, khi hơi thở còn ra vào, trái tim còn gõ nhịp.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm