Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 20/06/2020, 09:21 AM

Nguồn gốc túi đãi của chư Tăng Phật giáo

Trong nếp sống hàng ngày của một Tỳ Kheo, vì để giữ gìn oai nghi tăng thêm vẻ trang nghiêm khi vào tụ lạc, chốn a lan nhã, hóa duyên khất thực,…. Ví thế, trong Tỳ Nại Da tạng Đức Phật cho phép các Tỳ Kheo sử dụng túi đãi để đựng các đạo cụ.

Lễ Tự tứ: Sinh hoạt đặc thù của cộng đồng Tăng sĩ

Túi Đãi âm Hán Việt gọi là Hương Đại, có nguồn gốc từ cái Túi Đựng Y vào thời đức Phật. Túi đựng y này còn gọi là Y đại, Tam y đại, Ca sa đại, Ca sa hành lý, Ca sa văn khố, Thịnh y, Đả bao,…

Túi đãi là cái túi mà chư Tăng Ni thường mang trên vai, ban đầu dùng để đựng ca sa, kinh sách và các vật dụng thường ngày khi đi xa.

Hình dáng na ná như cái tay nãi, nhưng ý nghĩa và công dụng hoàn toàn khác nhau. Quai đeo và túi của đãi dính liền với nhau, có khi dùng miếng vải che ở trên, miệng đã thường dùng dây kéo hoặc nút cài lại. Bên trong có vài ngăn phụ, cũng có nút khuy hoặc dây kéo. Hai bên hông đãi trang trí hình bánh xe Pháp luân, hình Phật, chữ vạn, chữ thiền, chữ Phật,... nhìn chung kiểu cách rất đa dạng. Chất liệu dùng vải, tơ lụa,... có màu vàng, lam, nâu,... để may.

Túi Đãi âm Hán Việt gọi là Hương Đại, có nguồn gốc từ cái Túi Đựng Y vào thời đức Phật. Túi đựng y này còn gọi là Y đại, Tam y đại, Ca sa đại, Ca sa hành lý, Ca sa văn khố, Thịnh y, Đả bao,…

Túi Đãi âm Hán Việt gọi là Hương Đại, có nguồn gốc từ cái Túi Đựng Y vào thời đức Phật. Túi đựng y này còn gọi là Y đại, Tam y đại, Ca sa đại, Ca sa hành lý, Ca sa văn khố, Thịnh y, Đả bao,…

Lý giải về nguồn gốc bệnh tật của loài người của tăng sĩ

Luật Thập tụng chép: “Phàm làm Tăng sĩ phải giữ gìn y như giữ gìn da trên thân mình, giữ gìn cái bát như giữ gìn tròng con mắt của mình, không được mặc Đại Y tức y Tăng Già Lê mà làm các việc như cuốc đất, quét nhà, dẫy cỏ… Vì thế, khi không dùng đến y thì phải xếp cẩn thận để vào trong túi đựng y này để bảo quản”.

Về cách may túi đựng y thì trong quyển 5 bộ Căn bản Tát Bà Đa Bộ Luật Nhiếp (Đại 24, 553 trung) chép: "Túi đựng ba y, có độ dài ba khuỷu tay, rộng một khuỷu rưỡi. Túi may 2 lớp, 2 đầu khâu kín lại, giữa để miệng túi. Để y áo vào trong túi, đeo lên vai, cột gút miệng túi lại, không cho côn trùng chui vào".

Túi đãi là cái túi mà chư Tăng Ni thường mang trên vai, ban đầu dùng để đựng ca sa, kinh sách và các vật dụng thường ngày khi đi xa. Ảnh - Phạm Nghiêm Trai

Túi đãi là cái túi mà chư Tăng Ni thường mang trên vai, ban đầu dùng để đựng ca sa, kinh sách và các vật dụng thường ngày khi đi xa. Ảnh - Phạm Nghiêm Trai

Trong "Tỳ Nại Gia Tạp Sự" chép: "Có vị Tỳ kheo vác ba y trên vai, khi đi đường y dễ bị dính dơ, liền đi đến hỏi Phật, phải làm thế nào? Phật dạy: 'Thầy có thể dùng túi đãi để đựng rồi mang ở trên vai. Túi có thể làm dài chừng ba khuỷu tay, rộng một khuỷu rưỡi tay, ở khoảng giữa miệng nên kết khuy nút để dài lại".

Ngày nay, túi đãi không những có giá trị thực dụng mà nó còn là "Dung trí khí" rất đẹp của một Nhà sư, gợi lên một hình ảnh giải thoát trong lòng người. Khi mang vào tăng thêm uy nghi, trang nghiêm tao nhã.

Túi đãi ngày nay với nhiều kiểu mẫu khác nhau và là

Túi đãi ngày nay với nhiều kiểu mẫu khác nhau và là "Dung trí khí" rất đẹp của một Nhà sư. Ảnh - Phạm Nghiêm Trai

Chư Tăng Ni khi rời khỏi Tự viện đi Phật sự, dự Pháp hội, tham học,... xếp một cái áo hậu, chiếc ca sa, vài tư cụ cần thiết để gọn vào trong túi đãi mang trên vai mà đi thì đủ để thực hành Phật sự.

Nói chung, phàm làm Tăng sĩ khi du phương hoằng hóa thì cần phải có những tư cụ tùy thân, cái túi đãi nầy, giúp chư Tăng Ni đựng những tư cụ đó. Cho nên, khi có Phật sự bên ngoài Tự viện, thì túi đãi là một "Dung khí trí" không kèm phần quan trọng.

Bí ẩn khu mộ địa của 20 vạn tăng sĩ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm