Thứ năm, 09/01/2020, 14:35 PM

Nguyện cầu siêu sinh tịnh độ cho bốn người vãng sinh trong vụ việc ở Đồng Tâm

Là Phật tử, dù trong hoàn cảnh nào của người vừa mới vãng sanh, chúng ta nên phát tâm cầu nguyện siêu sinh để mong họ được Chư Phật tiếp dẫn, được thác sinh cảnh giới tốt lành.

Sáng nay, Bộ Công an thông báo có ba cảnh sát hy sinh, một người dân chết và một người bị thương ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.

Ba cảnh sát và một người dân vãng sanh tối qua

Sự việc khởi nguồn từ 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, huyện Mỹ Đức.

Theo Bộ Công an "một số người chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng". Hậu quả là 3 công an hy sinh, một người dân thường chết, một trường hợp bị thương, theo thông báo của Bộ Công an.

Phật giáo chủ trương siêu độ vong linh tốt nhất là trong khoảng thời gian sau khi vãng sinh bốn mươi chín ngày. Trong vòng bốn mươi chín ngày này, nếu gia đình niệm Phật A Di Đà hồi hướng cho hương linh, làm các phật sự đồng thời tạo cơ duyên cho họ đang ở trong giai đoạn thân trung ấm mà nghe được những thời niệm Phật, tụng kinh, nhân đó biết được một số giáo lý Phật pháp, ngay đó họ sẽ sinh tâm hối cải lập chí hướng thiện, nhờ đó có thể tránh được làm thân súc sinh mà tái sinh làm người.

Trước nỗi đau mất mát của đồng bào tử nạn với bất cứ nguyên nhân nào, mỗi Phật tử chúng ta hãy nhất tâm, chí thành niệm danh hiệu Phật A Di Đà để giúp hương linh các chiến sỹ hy sinh được gia tăng định lực, đi vào thân trung ấm được siêu thoát vào cõi lành.

Nguyện đem công đức này

Trang nghiêm Phật Tịnh Ðộ

Trên đền bốn ân nặng

Dưới cứu khổ tam đồ

Nếu có ai thấy nghe

Ðều phát lòng Bồ Ðề

Hết một báo thân này

Cùng sanh cõi Cực Lạc. 

Nam mô A di đà Phật!

Đường về Miếu Môn sáng nay, ảnh VNExpress.net

Đường về Miếu Môn sáng nay, ảnh VNExpress.net

Tìm hiểu về ý nghĩa cầu nguyện trong Đạo Phật

Trong Phật giáo, các từ ngữ "cầu nguyện," "cầu xin" hay "ước nguyện" được hiểu đồng nghĩa với thuật ngữ "pràrthanà" (Sanskrit) hay "patthanà" (Pali). Pràrthanà bắt nguồn từ gốc "pra + arth" có nghĩa là ước nguyện, ước muốn, mong cầu, cầu xin.

Cầu nguyện, cầu xin hay ước nguyện là một trạng thái tâm lý mong mỏi một điều gì đó sẽ được thực hiện, sẽ được thành tựu hay diễn ra theo chủ ý của người mong đợi. Nó phản ánh một thái độ mong chờ một sự kiện diễn ra theo chủ ý của người có ước mong.

Theo đạo Phật, tùy theo đối tượng và mục tiêu của ước muốn, cầu nguyện có thể trở thành một trạng thái tâm lý "tham" tức mong muốn gồm thâu về cho mình, gia đình mình, người thân mình, hay một trạng thái tâm lý "vị tha" mong cho người khác, chúng sanh được điều lợi ích, an lạc và hạnh phúc. Nói cách khác, bản thân của sự cầu nguyện mang tính cách trung tính về phương diện đạo đức.

Tính chất đạo đức của cầu nguyện được xác định tốt hay xấu tùy thuộc vào mục tiêu của nó cũng như hệ quả của nó diễn ra đối với đối tượng được mong cầu. Nếu các ước mong của cầu nguyện hướng về tư lợi, tư hữu, cho cái ta và cái ta sở hữu thì cầu nguyện trong trường hợp này là một lòng tham, đồng nghĩa với tham ái (patthanà vuccati ta.nhà, tác phẩm Mahà Nidesa I. 316-37). Nói cách khác, cầu mong những điều xấu xa cho mục tiêu vị kỷ, tư hữu, thì cầu nguyện sẽ đồng nghĩa hay mang tính chất của lòng tham (patthana lakkha.no lobho, tác phẩm Nettippakara.na, tr. 27).

Ngược lại các ước mưa hòa gió thuận, nông dân được mùa, đất nước hòa bình và thế giới hết chiến tranh là các sự mong cầu "thiện" (kusala) vì tính cách vị tha của mục tiêu mong ước. Ở đây, sự cầu nguyện hướng đến phúc lợi và hạnh phúc của người khác, mong điều vui và an lành đến với xã hội loài người, hoàn toàn không có bóng dáng của lòng vị kỷ, tóm thâu về cho mình.

Một ước nguyện như vậy là ước nguyện chánh đáng và mang tính cách thiện ích.

Về từ nguyên, khái niệm "cầu an" và "cầu siêu" mới xuất hiện gần đây trong Phật giáo Việt Nam. "Cầu an" có nghĩa đen là "cầu cho một người nào đó được khỏe mạnh và an lạc," trong khi "cầu siêu" có nghĩa là "cầu cho người chết được siêu độ, được sanh về thế giới của chư Phật."

 Đạo Phật không chú trọng đến ước muốn thuần túy. Đạo Phật chủ trương hành động thực tiễn. Mặc dù trong đạo Phật có nhiều bài kinh dạy về cách thế nào để đạt được an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống, cũng như cách tu tập để sanh về thế giới của các đức Phật, khái niệm "cầu an và cầu siêu" không những không phản ánh được điều trên mà còn có thể gây hiểu lầm rằng đạo Phật là đạo của cầu nguyện và van xin, đạo tùy vào tha lực.

 Về từ nguyên, khái niệm "cầu an" và "cầu siêu" mới xuất hiện gần đây trong Phật giáo Việt Nam. "Cầu an" có nghĩa đen là "cầu cho một người nào đó được khỏe mạnh và an lạc," trong khi "cầu siêu" có nghĩa là "cầu cho người chết được siêu độ, được sanh về thế giới của chư Phật."

> Bài văn phát nguyện sám hối, cầu siêu cho sản nạn, thai nhi

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch

Trong nước 05:45 03/12/2024

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni

Trong nước 14:00 02/12/2024

Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.

“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”

Trong nước 12:15 02/12/2024

Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.

Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)

Trong nước 13:15 01/12/2024

Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.

Xem thêm