Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nhà sư gốc Bắc tu học ở Huế và những góc yên bình cố đô...

"Nhân duyên xoay vần, tôi quyết định xuống tóc xuất gia năm 28 tuổi, chọn Huế làm nơi tu học", sư Minh Giải, tu học tại chùa Huyền Không (TP.Huế), do Hòa thượng Pháp Tông trụ trì, chia sẻ.

Sau đây là những chia sẻ của sư Minh Giải về đất Huế thân thương, nơi sư gắn bó 5 năm qua:

Nhiều người hay nói văn hóa Huế phong phú, độc đáo chẳng nơi nào có được. Thế nhưng, văn hóa Huế gồm những gì, độc đáo ở đâu, cung cách sống và ứng xử của người Huế đặc biệt thế nào, không phải ai cũng biết.

Hiểu đặc điểm của con người trong mối quan hệ với tự nhiên, lịch sử một vùng đất, biết được những gì đã được họ duy trì nhiều thế hệ và định hình theo năm tháng, chúng ta mới xác định được nét riêng của vùng văn hóa ấy.

Empty

Trước khi đến Huế, ý niệm trong tôi về miền đất này là xứ sở trầm buồn, cổ kính, với trang phục cung đình, áo dài và thức ăn đặc trưng cay, mặn, ngọt. Nhưng không chỉ có vậy.

Tôi đã sống và tìm hiểu về Huế qua nhiều buổi điền dã, thăm hỏi, khảo sát. Mỗi người, mỗi câu chuyện là một mảnh ghép để tôi thêm hiểu cuộc sống và con người xứ Thần Kinh. Là một tu sĩ, tôi không bao giờ cho phép mình đánh giá người khác. Nhưng là một người sống ở Huế, nghiên cứu văn hóa Huế, tôi tự hỏi, chúng ta có đang nhìn nhận đủ về xứ Huế?

Theo tôi, nét Huế chính là sự nhẹ nhàng, thanh lịch của người Huế. Đó còn là lòng yêu nước, tinh thần hiếu hòa, trọng lễ nghĩa. Họ coi trọng các giá trị tinh thần, ý thức riêng về bản sắc ngôn ngữ, giọng nói, nếp sống tôn ti trật tự. Nói như vậy không có nghĩa là vẻ đẹp này không có ở vùng đất khác, vùng quê khác, có điều ở Huế, nó được hội tụ đậm đặc theo cách riêng. Các nét đặc trưng trên rất dễ để nhìn ra, rất dễ để cảm nhận ở người Huế. Chúng khiến tôi cho rằng đó là một loại "ưu thế" của đất kinh kỳ.

Empty

Người Huế sống hoài cổ nhưng không bảo thủ, lạc hậu. Có thể cách họ tiếp nhận cái mới cần phải có thời gian để thẩm thấu, nhưng ấy là quá trình đón nhận một cách cẩn trọng. Họ hài hòa áp dụng truyền thống tinh túy và điều mới vào cuộc sống. 

Cách người Huế sống thường kín đáo trong lời ăn tiếng nói nhưng không thủ cựu. Gia đình Huế sống phép tắc, có trên có dưới, nhưng điều đó không đi ngược với truyền thống chung và văn minh của xã hội hiện đại. Người cha, người chồng giữ vị trí quan trọng nhưng không bắt tất cả thành viên gia đình phải theo mình. 

Ai đã một lần tới Huế, hẳn sẽ thấy người Huế sống rất hiền lành, ưa làm việc phước, thường xuyên đi lễ chùa để tích đức cho cháu con. Thêm một điều tôi thấy, họ sống rất nghị lực. Câu "chặp quên i" nghĩa là lâu rồi cũng quen hay được họ dùng khi có điều bất như ý. Tinh thần đó cũng đã hun đúc nên văn hóa xứ này.

Sư Minh Giải và những góc Huế bình an, trầm mặc

Sư Minh Giải và những góc Huế bình an, trầm mặc

Empty
Ai đã một lần tới Huế, hẳn sẽ thấy người Huế sống rất hiền lành, ưa làm việc phước, thường xuyên đi lễ chùa để tích đức cho cháu con

Ai đã một lần tới Huế, hẳn sẽ thấy người Huế sống rất hiền lành, ưa làm việc phước, thường xuyên đi lễ chùa để tích đức cho cháu con

Người Huế sống hoài cổ nhưng không bảo thủ, lạc hậu

Người Huế sống hoài cổ nhưng không bảo thủ, lạc hậu

Nét Huế chính là sự nhẹ nhàng, thanh lịch của người Huế

Nét Huế chính là sự nhẹ nhàng, thanh lịch của người Huế

Ảnh: Lê Đình Hoàng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự màu nhiệm của Chú Dược Sư

Phật pháp và cuộc sống 17:21 28/09/2024

Tôi đã nghe qua nhiều câu chuyện về sự linh ứng của việc trì tụng chú Dược Sư, nhưng mãi đến khi trực tiếp trải nghiệm, tôi mới thật sự thấu hiểu sâu sắc sức mạnh của lòng thành kính và niềm tin vào giáo lý nhà Phật.

Ngôi chùa trong tâm

Phật pháp và cuộc sống 16:53 28/09/2024

Mỗi một hành động có sự chiếu soi của chánh niệm tỉnh thức, là ta đang đảnh lễ được đức Phật trong tâm. Mỗi một việc làm có sự kết hợp của từ bi, bình đẳng là ta đang sống được với Pháp bảo.

Vai trò của người Phật tử trẻ với sứ mệnh xiển dương đạo Pháp

Phật pháp và cuộc sống 16:33 28/09/2024

Là một người Phật tử trẻ, tôi nhận thấy rằng sứ mệnh xiển dương đạo Pháp không chỉ là trách nhiệm của những người tu hành, mà còn là nhiệm vụ của tất cả chúng ta – những người may mắn được tiếp cận với giáo lý từ bi, trí tuệ và tỉnh thức.

Biết khi nào mới đủ?

Phật pháp và cuộc sống 10:10 28/09/2024

Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta thường tự hỏi: “Bao giờ mới là đủ?” Khi còn trẻ, tôi cũng như nhiều người khác, luôn nghĩ rằng chỉ cần có thêm một chút nữa – thêm tiền, thêm thành công, thêm sự công nhận – tôi sẽ cảm thấy đủ đầy và hạnh phúc.

Xem thêm