Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Triệu trái tim hướng về đồng bào miền Bắc

Trước những mất mát miền Bắc phải gánh chịu từ sự tàn phá khốc liệt của thiên nhiên, hàng triệu trái tim người dân Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước đang đồng lòng hướng về đồng bào vùng lũ. Mỗi hành động chung tay, mỗi sự góp sức đều mang theo tình cảm, tình “đồng bào” sẻ chia trong khó khăn, hoạn nạn.

Người dân Nghệ An tất bật gói bánh gửi đồng bào vùng lũ

Người dân Nghệ An tất bật gói bánh gửi đồng bào vùng lũ

‘Khúc ruột’ miền Trung chia ngọt sẻ bùi

Với kinh nghiệm hằng năm phải chống chọi với bão tố và lũ lụt, người dân miền Trung hiểu sâu sắc nỗi đau mà thiên tai gây ra. Khi miền Bắc phải vật lộn với mưa lớn, lũ quét và sạt lở, tinh thần "lá lành đùm lá rách" của người dân miền Trung lại hướng về miền Bắc thân yêu với tất cả sự quan tâm và chia sẻ.

Theo Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, bà Võ Thị Minh Sinh, từ sáng 11/9, bà con Nghệ An sẽ gói khoảng 10.000 chiếc bánh chưng và gửi đến đồng bào vùng lũ với tất cả tấm lòng. Các nhu yếu phẩm khác cũng sẽ được vận chuyển đến đúng đối tượng và địa điểm. Tính đến tối 10/9, Ban cứu trợ tỉnh Nghệ An đã tiếp nhận 144 triệu đồng hỗ trợ cho nhân dân vùng lũ.

Mang theo những bó lá dong đến điểm gói bánh, bà Phan Thị Thùy, 83 tuổi, ở khối 3, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, chia sẻ: "Đây là lá dong tôi trồng để gói bánh vào dịp Tết. Mặc dù còn hơn bốn tháng nữa mới đến Tết, nhưng thấy bà con ngoài đó khổ quá, không có điện, không có nước sạch để nấu nướng, tôi và bà con góp mỗi người một chút. Sẻ cơm nhường áo cũng là tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc mình."

Trước đó, vào ngày 9/9, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Nghệ An đã thành lập đội thanh niên tình nguyện với 100 tình nguyện viên để khắc phục hậu quả cơn bão Yagi tại Hải Phòng.

Đoàn tình nguyện của tỉnh Quảng Bình lên đường đến các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai ở phía Bắc để tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả, cứu hộ, cứu nạn - Ảnh: Báo Quảng Bình

Đoàn tình nguyện của tỉnh Quảng Bình lên đường đến các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai ở phía Bắc để tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả, cứu hộ, cứu nạn - Ảnh: Báo Quảng Bình

Tại tỉnh Quảng Bình, tình đoàn kết và lòng nhân ái đã được thể hiện rõ rệt qua sự hỗ trợ quý báu của cộng đồng. UBND tỉnh Quảng Bình đã chuyển tổng số tiền 2,5 tỷ đồng tới Ủy ban Trung ương MTTQVN để hỗ trợ các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão lũ. Ngoài số tiền này, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tại tỉnh Quảng Bình đã đóng góp thêm gần 2,5 tỷ đồng, nâng tổng số tiền ủng hộ lên gần 5 tỷ đồng.

Sáng ngày 11/9, những chiếc thuyền nan của ngư dân xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) đã có mặt tại sân vận động Mỹ Đình, sẵn sàng chuyển các vật phẩm cứu trợ tới các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai để tham gia vào công tác cứu nạn và cứu hộ.

Từ các thôn miền núi cao của xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, khi nghe tin miền Bắc đang chịu đựng hậu quả nặng nề của mưa bão, các chị em phụ nữ đã chung tay góp sức. Chị Phan Thị Thìn chia sẻ rằng, ngay từ chiều tối, hàng loạt chị em đã tụ tập bóc lạc để làm món lạc xào xả ớt, phân loại gạo và đóng gói thành từng bao. Không khí trong xã trở nên nhộn nhịp, mọi người đều tự giác cùng nhau làm việc.

Trên khắp tỉnh, nhiều căn bếp nhỏ đã trở thành trung tâm của các hoạt động cứu trợ. Bà con phường Phú Hải (TP Đồng Hới) đã chuẩn bị hơn 500 hộp thịt sả ruốc, trong khi các cơ sở khác như làng chài Minh Xích đóng góp 500 hộp cá cơm rim và nhiều loại thuốc men cần thiết. Các món ăn và nhu yếu phẩm này được gửi đến những người dân vùng lũ, mang theo sự quan tâm chân thành và hy vọng giúp họ vượt qua khó khăn.

Em Đặng Phan Diễm Quỳnh, học sinh lớp 10 của Trường THPT Buôn Ma Thuột vận chuyển hàng hóa lên xe - Ảnh: Báo Tiền Phong

Em Đặng Phan Diễm Quỳnh, học sinh lớp 10 của Trường THPT Buôn Ma Thuột vận chuyển hàng hóa lên xe - Ảnh: Báo Tiền Phong

Những chuyến xe chan chứa nghĩa tình

Tại tỉnh Đắk Lắk, hình ảnh hai xe tải trọng 18 tấn chở đầy nhu yếu phẩm đậu tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, khiến lòng người xúc động. Đây là những chuyến hàng được chuẩn bị để gửi tới các tỉnh miền Bắc đang phải chống chọi với hậu quả nặng nề từ cơn bão số 3.

Vừa rời trường học, vai vẫn còn đeo balo, em Đặng Phan Diễm Quỳnh, học sinh lớp 10 của Trường THPT Buôn Ma Thuột đã nhanh nhẹn và hăng hái đem từng thùng mì tôm, quần áo và áo phao lên xe tải. Quỳnh chia sẻ, mẹ em đã mua rất nhiều mì tôm và bánh gạo để gửi đi. Sau giờ học, em đến đây để hỗ trợ việc vận chuyển hàng hóa. Em hy vọng rằng những phần quà và nỗ lực nhỏ bé này sẽ giúp phần nào cho những người dân miền Bắc đang gặp khó khăn.

Những phần quà đầy nghĩa tình này sẽ là nguồn động viên quý báu, giúp người dân vùng bão sớm vượt qua khó khăn và từng bước ổn định cuộc sống.

Những phần cơm gửi đồng bào bị cô lập do bão lũ tại tỉnh Yên Bái - Ảnh: huyện Văn Chấn

Những phần cơm gửi đồng bào bị cô lập do bão lũ tại tỉnh Yên Bái - Ảnh: huyện Văn Chấn

‘Bếp lửa’ giữa tâm lũ

Tại các tỉnh Yên Bái và Lào Cai, nhiều khu vực hoàn toàn bị cô lập, người dân phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn lương thực, thực phẩm và nước sạch.

Dù mưa lũ vẫn tiếp tục trút xuống, điều kiện đi lại khó khăn nhưng những bữa cơm, những món ăn đầy tình nghĩa từ khắp mọi nơi vẫn được gửi đến các vùng lũ, mang theo không chỉ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu mà còn là sự động viên chân thành, là niềm hy vọng và tiếp sức để cùng nhau vượt qua giông bão.

Ngày 10/9, dù không thể đến lớp vì ảnh hưởng của mưa lũ, các cô giáo và thầy giáo tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã cùng với bà con nhân dân tận tâm chuẩn bị hơn 600 suất cơm và 1.200 chai nước lọc để gửi đến những gia đình vùng lũ tại thành phố Yên Bái. Những phần cơm không chỉ là nguồn lương thực cần thiết mà còn là những thông điệp đầy tình cảm từ những người thầy, người cô, gửi gắm sự quan tâm và động viên đến những người đang gặp khó khăn.

Tại Lào Cai, hàng chục nghìn suất xôi, cơm từ các cơ sở kinh doanh và người dân đã được gửi đến cho những người bị ảnh hưởng bởi lũ và các lực lượng cứu nạn. Chị Nguyễn Thị Sang, chủ một nhà hàng đã huy động hàng tạ lương thực, thực phẩm cùng toàn bộ nhân lực từ gia đình và hàng xóm tại tổ 15, phường Bắc Lệnh, thành phố Lào Cai để nấu gần 1.500 suất ăn. Những suất cơm được đóng hộp cẩn thận và nhanh chóng được vận chuyển đến từng ngõ nhỏ, từng tuyến đường, mang theo sự sẻ chia ngọt bùi.

Chị Sang tâm sự: "Nhà hàng của tôi không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. Thấy bà con đang phải chịu cảnh lụt lội, tôi muốn góp một phần nhỏ bé để giúp đỡ đồng bào vượt qua khó khăn"

Những hành động đẹp này không chỉ làm ấm lòng người nhận mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết và nghĩa đồng bào trong cơn bão lũ, tiếp thêm sức mạnh để mọi người cùng vượt qua thử thách.

Những món quà cứu trợ ấy không chỉ đơn thuần là sự hỗ trợ về vật chất mà còn là lời động viên sâu sắc, khích lệ tinh thần để người dân vùng lũ tiếp tục vững vàng đứng lên, vượt qua gian khó. Sự sẻ chia ấy, dù là nhỏ bé, nhưng đã làm nên sức mạnh lớn lao, giúp cả một cộng đồng vượt qua khó khăn trong những ngày mưa bão khắc nghiệt.

Hành trình phục hồi sau mưa lũ vẫn còn dài, nhưng với tinh thần đoàn kết và sự hỗ trợ từ cả nước, cùng với nỗ lực không ngừng của người dân miền Bắc, chắc chắn rằng những khó khăn hiện tại sẽ sớm qua đi. Và rồi, khi bão tan đi, những vùng đất đã từng bị cuốn trôi bởi lũ sẽ lại xanh tươi, những ngôi nhà mới sẽ lại được dựng lên từ đống đổ nát, cuộc sống sẽ trở lại và tươi đẹp hơn trước.

Văn Hiền (tổng hợp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thay đổi người là mở cánh cửa khổ đau, chuyển hóa mình là đích đến của hạnh phúc

Phật pháp và cuộc sống 08:35 12/11/2024

Trong những mối quan hệ chưa được như ý của cuộc sống, ta thường hay có khuynh hướng thay đổi đối phương giống như ý mình mong muốn, nếu như đối phương không thay đổi thì ta bắt đầu đau khổ.

Dòng sông tâm thức

Phật pháp và cuộc sống 13:46 11/11/2024

Tôi được thầy giáo dạy rằng: “Cuộc đời người như một dòng sông, lớn lên các con sẽ hiểu rõ điều này”. Ồ! Đời người ư! Sao lại giống như một dòng sông nhỉ? Sao mình lại không biết liền ngay bây giờ được? Tôi đã tự hỏi chính mình như vậy?

Người mẹ có con hiến giác mạc cứu 2 người sáng mắt 

Phật pháp và cuộc sống 11:28 11/11/2024

Đó chính là chị Thùy Dương, mẹ của bé Hải An, hiện đang làm việc tại Ngân hàng Giác mạc Bệnh viện mắt Hà Nội 2 (TPHà Nội).

Tu học cần có khó khăn

Phật pháp và cuộc sống 09:32 11/11/2024

Người học đạo ngày nay có người thường than vãn rằng mình vô phước nên sinh ra vào thời mạt pháp, không gặp được Phật, không gặp Chánh pháp (giáo pháp thời kỳ đầu gần với Đức Phật), khó gặp minh sư.

Xem thêm