Nhà văn Di Li ra mắt bộ đôi tùy bút ẩm thực
Ngày 12.11, tại Hà Nội, nhân ''Ngày Văn hóa ẩm thực Palestine’’, Đại sứ quán Palestine tại Việt Nam và Cty CP Sách Thái Hà đã tổ chức buổi ra mắt bộ đôi tùy bút ẩm thực của nữ nhà văn Di Li, nhằm hưởng ứng Ngày thế giới đoàn kết với nhân dân Palestine (29-11).
Ẩm thực Palestine đã có bề dày lịch sử và tạo dấu ấn độc đáo không chỉ ở vùng Ả Rập mà còn trên khắp thế giới. Trong ngày văn hóa ẩm thực Palestine lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam, ngài Saadi Salama, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhà nước Palestine tại Việt Nam chia sẻ: “Mặc dù Việt Nam và Palestine là hai dân tộc có tình bằng hữu ngoại giao được gắn kết rất nhiều năm nhưng người Việt Nam chưa biết nhiều đến văn hóa Palestine và đặc biệt là ẩm thực Palestine. Tôi rất trân trọng câu chuyện về ẩm thực Palestine đã xuất hiện trong cuốn sách Nửa vòng Trái đất uống một ly trà của nhà văn Di Li. Trong ngày giao lưu văn hóa này, tôi cũng đưa ra giới thiệu những món ăn Palestine điển hình đã được nhà văn Di Li nhắc đến trong sách là Hummus, Moutabal, Tabouleh, Maqluba… để công chúng có thể thưởng thức. Đồng thời âm nhạc, hội họa và múa dân gian Palestine cũng sẽ được giới thiệu trong ngày lễ”.
Trong khuôn khổ ''Ngày Văn hóa ẩm thực Palestine’’, có phần triển lãm một số tác phẩm hội họa Palestine và các bức ảnh về mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhà nước Palestine. Ngoài phần ra mắt bộ đôi sách ẩm thực của Di Li, những người tham dự còn được thưởng thức các món ăn truyền thống Palestine như: Hummus, Moutabal, Tabouleh, Maqluba… Nhân dịp này, Đại sứ quán Palestine đã giới thiệu với công chúng Việt Nam cuốn sách ''Palestine: Con đường hướng tới độc lập, tự do, công lý và hòa bình’’.
Ở Việt Nam, đã có không ít sách về ẩm thực, nhưng chủ yếu là dạy nấu ăn. Nhưng, sách viết về ẩm thực, mà gợi cảm về cái thú của sự ăn, cũng hiếm. Bởi ăn, đâu chỉ là khoái khẩu và chỉ nhằm cho no lúc đói. Ăn ngon, là phải biết bằng nhiều giác quan thưởng thức các thực phẩm, gia vị được chế biến qua tài năng của các đầu bếp theo đúng chuẩn mực ẩm thực bản địa, qua đó, cảm nhận được hồn cốt văn hóa ẩm thực của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Là một giáo viên Anh ngữ, đồng thời là một nhà văn và là người đam mê ẩm thực, nhà văn Di Li đã có cơ hội tới nhiều vùng đất ở Việt Nam và thế giới. Theo nhà văn Di Li, ‘'phong cách ẩm thực luôn gắn liền với thổ nhưỡng, địa lý, tôn giáo và tính cách dân tộc, nên thông qua ẩm thực, người ta có thể đọc ra được nhiều mã số văn hóa và lịch sử của dân tộc đó’’.
Bộ đôi tùy bút ẩm thực của nhà văn Di Li bao gồm 107 câu chuyện về ẩm thực với tổng số 650 trang sách. Tùy bút ẩm thực là thể loại không nhiều người viết, nhưng nhà văn Di Li tự nhận mình là một người đam mê văn hóa ẩm thực. Chị cho rằng ẩm thực không chỉ là ăn uống mà còn là hồn cốt, là văn hóa của mỗi dân tộc. Phong cách ẩm thực luôn gắn liền với thổ nhưỡng, địa lý, tôn giáo và tính cách dân tộc nên thông qua ẩm thực, người ta có thể đọc ra được nhiều mã số văn hóa và lịch sử của dân tộc ấy. Đây là bộ đôi tùy bút ẩm thực đầu tiên viết về những món ăn vòng quanh thế giới và Việt Nam.
Vẫn với phong cách hài hước quen thuộc, đôi khi chứa đựng cả sự da diết và nâng niu đối với hồi ức qua từng món ăn, “Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa” là 53 câu chuyện về những món ăn ở khắp các vùng miền. Ẩm thực Huế, Sài Gòn, Hội An, Quy Nhơn, Ban Mê Thuột, Pleiku, Châu Đốc, Phú Quốc, Đồng Tháp, Hải Phòng… hiện lên quen thuộc và lạ lẫm. Tác giả cũng dành một tình yêu lớn cho ẩm thực Hà Nội với năm câu chuyện về Phở mà chị gọi là “Mùi xứ sở”.
“Nửa vòng Trái đất uống một ly trà” trái lại là một cuộc phiêu lưu kỳ thú và kinh ngạc khác trong thế giới ẩm thực. Những sinh vật kỳ dị trong khay hải sản ở Busan, lịch sử 1200 năm không ăn thịt của người Nhật, những người cuồng ớt ở Tứ Xuyên, sở thích ăn côn trùng của người Campuchia, những bữa “ăn chùa” trên con đường theo dấu chân Phật, nhà ảo thuật kem ở Thổ Nhĩ Kỳ, phong cách ăn Ramadan ở Morocco, món sữa chua trộn hành sống ở Warszawa, và cả những bàn ăn biếc xanh nên thơ bên bờ Địa Trung Hải…, 54 câu chuyện ẩm thực đa dạng sắc màu văn hóa sẽ đưa độc giả tham dự những bữa tiệc kỳ lạ vòng quanh thế giới từ Á sang Âu, Phi. Đặc biệt, lần đầu tiên có một cuốn sách giới thiệu tương đối đầy đủ về văn hóa trà thế giới: Trà Ô Long Trung Hoa, trà đỏ Thổ Nhĩ Kỳ, trà sữa đất nung Ấn Độ, trà bạc hà Maroc, trà đen Sri Lanka, trà nhuộm màu Thái Lan, trà đạo Nhật Bản, trà bơ Tây Tạng.
Vốn là người yêu thích và đã viết/xuất bản một số truyện trinh thám, nên nhà văn Di Li đã khéo dẫn dụ bạn đọc háo hức vào thế giới ẩm thực đầy quyến rũ, dù chỉ đọc cũng đã thấy ngon miệng. ''Trong những giấc mộng đầy thèm khát và tràn ngập đồ ăn thức uống, mình tỉnh thức, mình u mê và lú lẫn giữa thực và ảo, giữa quá khứ và hiện thực, nên đã cho ra đời 2 cuốn sách này. Người thất tình viết chuyện tình nó điên cuồng như nào thì người nhịn ăn viết sách ẩm thực cũng cuồng điên như vậy’’ - tác giả Di Li giãi bày.
Một số hình ảnh ghi nhận tại buổi lễ ra mắt sách của nhà văn Di Li:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Trong nước 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Xem thêm