Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 07/05/2021, 10:41 AM

Nhận diện sự trói buộc của tình cảm

Tình cảm quyến luyến giữa chúng ta và cha mẹ, giữa vợ chồng, con cái, anh em với nhau đã tạo nên sự ràng buộc rất lớn. Sợi dây tình cảm càng đằm thắm bao nhiêu sẽ là những trở lực cho người tu nhiều bấy nhiêu.

Kinh điển nhà Phật đề cập đến người xuất gia như người đang đi trên con đường ngược dòng, và đời sống của họ được xem là đời sống của những người ngược đời. Ngược dòng và ngược đời là hai khái niệm ca ngợi sự ra đi có giá trị của họ. Theo nhà Phật, phản ánh một cách sống ngược lại với khuynh hướng hưởng thụ thông thường. Những gì mà con người cho là sự hạnh phúc tuyệt đối và lâu dài, thì nhà Phật xem nó có giá trị nhất thời, dễ bị vô thường tác động, làm thay đổi, có thể gây những nỗi khổ niềm đau cho chúng ta bất cứ lúc nào.

Có nhiều bậc cha mẹ không đồng ý cho con cái họ xuất gia, vì nghĩ rằng nếu con mình đi tu sẽ khổ. Đây là một quan niệm và nhận thức rất sai lầm.

Đức Phật Thích Ca, khi còn là một đông cung thái tử, muốn được xuất gia nhưng vua cha không cho phép. Các vị tiên tri đã dự đoán trước, sau này thái tử sẽ đi một trong hai con đường. Con đường thứ nhất, nếu là vua thì Ngài sẽ là một đấng minh quân, cai trị toàn cõi Ấn Độ, thống nhất sơn hà về một mối và có khả năng ảnh hưởng đến các nước liên bang. Ngài sẽ lấy tinh thần đạo đức làm nền tảng của chính trị. Con đường thứ hai, nếu trở thành người tu, Ngài sẽ là một nhà đạo sư lỗi lạc nhất của nhân loại. Dĩ nhiên, khi nghe điều dự đoán con đường thứ hai của đức Phật, nhà vua đã không thể chấp nhận. Ông chỉ mong muốn con mình trở thành một đấng minh quân, giúp cho dòng họ ông được trường thịnh. Từ đó, nhà vua luôn tìm đủ mọi cách để ngăn cản, không cho thái tử tiếp xúc với ai. Ông cho xây dựng ba cung điện nguy nga tráng lệ, giúp cho đời sống của thái tử được an vui hạnh phúc, để cho nhu cầu xuất gia của Ngài không có cơ hội bén rễ. Vậy mà lúc nào, trong lòng thái tử vẫn thao thức, mong muốn thuyết phục được cha mình để trở thành nhà tâm linh, hơn là một vị minh quân.

Nếu đi tu để khổ thì đức Phật không bao giờ từ bỏ ngai vàng, vợ đẹp, con khôn, quyền uy tối thượng để chọn con đường đi tu.

Nếu đi tu để khổ thì đức Phật không bao giờ từ bỏ ngai vàng, vợ đẹp, con khôn, quyền uy tối thượng để chọn con đường đi tu.

 Bớt lệ thuộc vật chất và tình cảm sẽ bớt khổ

Sau đó, không còn cách nào khác, nhà vua đành chọn một cô gái đẹp nhất để lập gia thất cho thái tử. Đó là công chúa Da-du-đà-la. Vẻ đẹp và sự chung thủy của nàng vẫn không thể giữ chân được thái tử. Ngay khi nàng vừa sanh đứa con đầu lòng là La-hầu-la, thái tử đã quyết định từ bỏ cung vàng điện ngọc để ra đi. Nhiều người cho rằng ngài là một người chồng không có tình nghĩa, một người cha thiếu trách nhiệm, và một người con bất hiếu, và một thái tử vô trách nhiệm với muôn dân. Trước tình cảnh như thế, Ngài vẫn dứt khoát không hề thay đổi quyết định. Khi từ giã vợ con để ra đi, những xúc cảm dâng trào với tình thương yêu đã giằng xé đến độ Ngài phải quay trở vào lần thứ hai. Và khi đi được vài bước, Ngài cảm thấy khó chịu trong lòng, trở vào nhìn vợ con một lần nữa. Ngài đã tự chiến đấu với tâm lý dằn co. Thái độ dứt khoát giúp Ngài hy sinh tình cảm nhỏ nhoi để hướng về tình thương bao la. Cuối cùng, Ngài đã tìm thấy được bầu trời của hạnh phúc, với những giá trị của sự hy sinh, để mang lại lợi ích cho bản thân, cho gia đình mình và cho quốc gia xã tắc. Ngài đã không còn bận tâm, quyến luyến đến những tình cảm thông thường của cuộc đời.

Chúng ta thấy, nếu đi tu để khổ thì đức Phật không bao giờ từ bỏ ngai vàng, vợ đẹp, con khôn, quyền uy tối thượng để chọn con đường đi tu. Ngài nhận thấy tâm linh mới chính là con đường mang đến những giá trị và niềm hạnh phúc cao đẹp để phục vụ nhân sinh và xã hội.

Ngày nay, có một bài Thiền ca được cải biên lời lại, phản ánh rất rõ giá trị này: “Ai bảo đi tu là khổ, đi tu sướng lắm chứ …!” Thật vậy, đi tu rất sướng. Có những người khi chưa xuất gia mặt mày u ám, phiền não tràn trề, nhưng khi vào chùa, nếu tu tập đúng phương pháp trong một thời gian ngắn, tâm của họ sáng ra, chất liệu an lạc và thảnh thơi bắt đầu có mặt. Họ trở thành một con người mới hoàn toàn với tâm buông xả, lòng hoan hỷ, sự hy sinh và sự dấn thân phục vụ cho tha nhân.

Kinh điển nhà Phật đề cập đến người xuất gia như người đang đi trên con đường ngược dòng, và đời sống của họ được xem là đời sống của những người ngược đời.

Kinh điển nhà Phật đề cập đến người xuất gia như người đang đi trên con đường ngược dòng, và đời sống của họ được xem là đời sống của những người ngược đời.

Người thực sự hiểu được tình cảm

Thời nay, câu chuyện về cô công chúa Thái Lan, hiện tại cũng là một người có chí nguyện xuất gia, không còn xa lạ nữa. Vì truyền thống của Phật giáo Nam Tông không chấp nhận nữ tu như trong thời kỳ của đức Phật ngày xưa. Vì thế, khi người nữ đi xuất gia ở các nước Nam Tông sẽ không có tương lai. Thế nhưng, hạt giống xuất gia của công chúa vẫn lớn mạnh. Cô quyết định không lập gia đình và tu Bát Quan Trai giới dành cho người tại gia. Cô theo học Phật và trở thành nhà Phật học. Chúng ta thấy, khi hạt giống xuất gia cấy vào trong tâm thức của con người, tuy có thể trải qua nhiều đời, hạt giống của sự tu tập đó vẫn tiếp tục phát triển lớn mạnh, khiến cho nhiều người nhận thấy đời sống của thế gian thực sự không phù hợp, không mang lại hạnh phúc cho họ.

Các bậc cha mẹ nếu nhận thấy con em mình có nguyện vọng xuất gia với lòng nhiệt huyết và niềm tin chánh pháp rõ ràng thì đừng bao giờ ngăn cản. Chính sự ngăn cản này sẽ làm cho những hạt giống đó bị biến dạng. Chúng ta là những người Phật tử, hiểu được tu là con đường đúng đắn, hãy khuyến khích, tạo điều kiện cho con em đạt thành sở nguyện đi đúng con đường lý tưởng, với những giá trị của sự dấn thân phục vụ.

Trong một số nước Phật giáo Nam Tông như Thái Lan, Lào, Campuchia, tất cả những người nam trước khi lập gia đình đều phải xuất gia tối thiểu là một tuần, ba tháng hoặc ba năm. Tu tập ở chùa với thời gian nhiều chừng nào, thì cơ hội được các cô chọn làm chồng sẽ nhiều chừng đó. Vì xã hội của họ quan niệm rằng, một thanh niên trước khi lập gia đình để trở thành một người chồng, một người cha mẫu mực, cần phải trải qua đời sống đạo đức trong chùa. Sau khi đi tu họ sẽ trở thành những người có đạo đức, có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Họ nhận thấy việc đi tu như vậy không phải là khổ. Cứ một tháng đi tu, họ cảm thấy hạnh phúc nhiều hơn và sau những kỳ đi tu như vậy, tâm của họ được sáng ra, làm được nhiều việc thiện, giúp cho những mảnh đời bất hạnh, giải phóng khổ đau.

Tình cảm quyến luyến giữa chúng ta và cha mẹ, giữa vợ chồng, con cái, anh em với nhau đã tạo nên sự ràng buộc rất lớn.

Tình cảm quyến luyến giữa chúng ta và cha mẹ, giữa vợ chồng, con cái, anh em với nhau đã tạo nên sự ràng buộc rất lớn.

Không còn vướng bận tình cảm

Sự quyến luyến về tình cảm trong gia đình là một rào cản lớn, làm cho người muốn đi tu nhưng không cắt đứt được.

Nhất là khi cha mẹ đang gặp hoàn cảnh khó khăn hoặc cha mẹ đang cần sự chăm sóc, nâng đỡ của người con. Vì thế, họ đi tu rất khó, tâm không cảm thấy an ổn. Việc cắt đứt sợi dây luyến ái của người thân là việc khó làm. Những người có đời sống không được hạnh phúc với gia đình, vợ chồng, con cái, hoặc anh em ra đi rất dễ. Sự ra đi trong trường hợp này giống như một quá trình giải phóng, mang lại cho ta niềm vui lớn. Ngược lại, những tình cảm gia đình nồng nàn, hạnh phúc trong đời tại gia sẽ là một thử thách, rào cản và những trở lực lớn đối với những người có chí nguyện xuất gia.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Tứ ân là gì?

Kiến thức 14:50 24/11/2024

Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.

Xem thêm