Chủ nhật, 17/11/2024, 10:00 AM

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Hỏi:

Tôi vì hoàn cảnh ở trọ, phòng ốc chật hẹp, không thể thờ Phật. Nhưng tôi lại rất thích tu tập, tụng kinh, niệm Phật, trì chú và lạy Phật mỗi ngày. Mỗi khi đi làm về nếu còn thời gian thì tôi đến chùa, còn lại thì tu tập ở ngay trong phòng trọ nhỏ bé. Tôi thường ngồi yên lặng trì chú, tụng kinh, niệm Phật. Những lúc làm việc nhà thì tôi nghe pháp hoặc niệm Phật. Đặc biệt, tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không? 

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật 1

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Thực chất của sự tu tập theo đạo Phật bắt nguồn từ tâm. Người có đức tính tự giác, tự nguyện, có căn lành với Phật pháp, biết an trú vào pháp môn, có sự an tịnh thì ở đâu cũng tu tập được. Kinh điển nhà Phật có ghi nơi tu tập của các Tỳ-kheo thường là gốc cây, nhà hoang, đồng trống, hang đá. Môi trường thuận lợi, ngoại cảnh thanh tịnh trang nghiêm có tác dụng trợ duyên tích cực cho tu tập chứ không mang tính quyết định. Cốt lõi của vấn đề tu tập là ở nơi tâm định, trí sáng.

Để xác định sự tu tập của mình có đúng Chánh pháp hay không, dù tu bất cứ pháp môn nào thì nội dung vẫn không ngoài Bát chánh đạo, cụ thể là thành tựu từng phần của giới-định-tuệ. Mặt khác, lộ trình tu học có hai phần rõ rệt là chuyển nghiệp và hướng đến dứt nghiệp.

Chuyển nghiệp là từng bước tịnh hóa thân khẩu ý. Chuyển hóa và làm thanh tịnh dần ba nghiệp của thân, bốn nghiệp của miệng và ba nghiệp của ý; chuyển từ xấu ác sang thiện lành. Dứt nghiệp là hướng đến thanh tịnh hoàn toàn, ba nghiệp thân khẩu ý đều trong sạch.

Bạn đã biết “ngồi yên lặng trì chú, tụng kinh, niệm Phật” là rất quý hóa. Trong những lúc rảnh rỗi hay khi làm các công việc lặt vặt biết tranh thủ nghe pháp lại càng hay. Nghe pháp là một trong những nội dung tu học quan trọng, nhất là những người cần kiện toàn về pháp học. Cần hiểu giáo lý một cách căn bản, xây dựng đức tin trong sạch vào Tam bảo, sau đó từng bước củng cố và tin sâu vào pháp hành. Giống như khi đi đường, dù chưa đến đích nhưng đã có bản đồ, biết mình đang đi đúng hướng nên vững tin đi tới.

Lạy Phật cũng vậy, Đức Phật ở khắp mười phương, Ngài cũng ở trong tâm chúng ta. Khi không có tranh tượng Phật, tâm nghĩ tưởng đến Đức Phật rồi lễ bái với tất cả lòng tôn kính cũng đầy đủ ý nghĩa lạy Phật. Trường hợp của bạn, nếu muốn đối trước Đức Phật để lễ bái thì bạn có thể tìm một bức ảnh Phật (hoặc mở điện thoại hiển thị ảnh Phật, ngôi chánh điện trang nghiêm) rồi lễ lạy, lễ Phật xong thì đem cất tranh ảnh (hoặc tắt điện thoại). Nếu năng lực quán tưởng hình ảnh Phật đủ mạnh thì bạn cứ quán tưởng rồi lễ bái như hàng ngày.

Nhìn chung, dù hoàn cảnh đời sống còn khó khăn nhưng bạn đã thành tựu tín tâm nhiệt thành vào Tam bảo và nỗ lực tu học theo Chánh pháp. Hiện bạn đã an trú trong chánh niệm, cảm nhận được sự tịnh lạc của nội tâm, sự gia hộ và chở che của Tam bảo. Đây là hoa trái an lành trong tu học mà không phải ai hướng Phật cũng có được.

Vì thế, bạn hãy yên tâm với sự tu học đúng Chánh pháp của chính mình. Nếu bạn duy trì được sự tu tập như thế thì chắc chắn phước đức sẽ tăng trưởng, nguyện ước tu học và phụng sự sẽ thành tựu.

Treo hình Phật trong nhà nhưng không tụng kinh niệm Phật thì có ảnh hưởng gì không?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Hỏi - Đáp 10:59 12/02/2025

Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm

Hỏi - Đáp 07:45 29/01/2025

Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Vì sao đầu năm cầu an cần tụng kinh, niệm Phật Dược Sư?

Hỏi - Đáp 09:30 28/01/2025

Vì sao đầu năm các chùa thường tụng kinh Dược Sư để cầu an? Tôi muốn trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ. Xin cho biết nên trì niệm danh hiệu nào vì Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu và ý nghĩa của danh hiệu cùng công năng của việc trì niệm Phật Dược Sư.

Vào chùa nên đi lối nào và đứng ở đâu để khấn nguyện?

Hỏi - Đáp 10:07 25/01/2025

Vấn: Xin thầy cho con biết vào chùa con nên quỳ hoặc đứng ở đâu là đúng nhất khi thắp nhang và khấn nguyện? Vào chùa con nên đi cửa nào vào là đúng? Có bạn bảo là không được đi bằng cửa chính vì chỉ dành cho các thầy hay để cử hành lễ nhưng nếu chùa có một cửa thì phải làm sao?

Xem thêm