Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/10/2022, 15:14 PM

“Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” và Ngũ giới có giống nhau?

Chúng ta làm thế nào để tỉnh táo, sáng suốt trong lúc lâm chung? Dùng phương pháp gì? Đoạn ác, tu thiện, tích lũy công đức. Phải thực hiện năm chữ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” do cổ nhân Trung Quốc đã nói. Chẳng làm được năm chữ ấy, lúc quý vị ra đi sẽ bị chướng ngại.

Audio

Người thiếu nhân ái, thiếu từ bi, chẳng có lòng nhân ái sẽ mắc bệnh gan, bệnh ở gan. Nếu là kẻ bất nghĩa, thiếu đạo nghĩa, sẽ bị bệnh phổi. Kẻ thiếu lễ bị bệnh tim. Kẻ thiếu trí bị bệnh thận. Kẻ thiếu chữ tín, bệnh tại tỳ vị. Các chứng bệnh đều có nguyên nhân đối ứng.

Có thể hành trọn nhân, nghĩa, lễ, trí, tín sẽ chẳng có bệnh. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và Ngũ giới trong Phật pháp hoàn toàn giống nhau. Nhân là chẳng sát sanh, Nghĩa là chẳng trộm cắp, Lễ là chẳng tà hạnh, Trí là chẳng uống rượu, Tín là chẳng nói dối, hoàn toàn tương ứng với năm giới, quý vị đều có thể làm được, quyết định chẳng vi phạm, trong đời này, quý vị chẳng mắc bệnh.

Đạo đức Phật giáo qua Ngũ giới

311070817_470606368431624_8447172731104911495_n

“Siêng tu Giới, Định, Huệ, dứt diệt tham, sân, si”, bản thân chúng ta mới có thể bảo đảm chính mình khi lâm chung chẳng hồ đồ, như vậy thì chắc chắn sẽ vãng sanh. Vãng sanh là trong một niệm cuối cùng. Một niệm cuối cùng là A Di Đà Phật, chẳng phải là điều gì khác.

Do vậy, lúc bình thời phải buông xuống, khi lâm chung, quý vị mới chẳng có tạp niệm, mới chẳng nghĩ cái này, tưởng cái kia, đặc biệt là danh, sắc, tài, ăn uống, ngủ nghỉ cũng đều bỏ, khi lâm chung sạch làu, chẳng có ô nhiễm. Đã biết hết thảy phiền não thì phải xa lìa, phải tận hết sức xa lìa, càng xa càng hay, vì sao? Đó là triền phược, trói buộc chúng ta ở nơi đây, khiến cho chúng ta chẳng lìa khỏi lục đạo luân hồi, quý vị nói có phiền phức lắm hay không? Bồ Tát dạy chúng ta đoạn sạch, dạy chúng ta rời khỏi, đó là Giải, tức là cởi gỡ những trói buộc!

>> Mời quý vị cùng xem video "“Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” có nguồn gốc từ đâu?" qua bài trả lời phỏng vấn của Pháp Sư Tịnh Không để hiểu thêm về vấn đề này:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đạo như thật

Kiến thức 10:36 03/04/2024

Ở một góc nhìn, đạo Phật được xem là một tôn giáo nhưng không phải tôn giáo tín ngưỡng chỉ tin vào tha lực cứu rỗi mà là một tôn giáo khoa học.

Thân không tật bệnh 

Kiến thức 09:40 03/04/2024

Thiền sư Động Sơn lúc sắp thị tịch, Ngài nói với các đệ tử rằng: “Ta có cái danh xưng phù phiếm ở trên đời ai thay ta trừ bỏ?”. 

Vì sao tu phước mà không hưởng phước mới là phước lớn?

Kiến thức 09:39 03/04/2024

Cần phải có con mắt tinh tế, biết nhìn xa trông rộng mới có thể tiếp nhận được lời dạy dỗ của đức Thế tôn: "Tu phước nhưng không nhận phước đức", điều đó cũng có nghĩa là chúng ta tận tâm tận lực tu phước nhưng không hưởng thụ phước, đó mới là phước báo vô lượng!

Toàn thể vũ trụ đang đi vào trong chúng ta

Kiến thức 07:45 03/04/2024

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết một bài hát trong đó có câu "Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi". Đó là một cái nhìn đầy tính thiền và trí tuệ.

Xem thêm