Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 01/12/2021, 13:23 PM

Không lầm nhân quả

Muốn vui phải tránh tạo nhân ác, muốn hạnh phúc phải tạo nhân lành nhân tốt, đó là nhân quả rõ ràng. Người không hiểu đạo khi gặp đau khổ chỉ biết than trời trách Phật. Trái lại, người hiểu đạo khi khổ họ biết đây là nhân mình đã tạo đời trước, khổ này là quả phải trả cho xong.

Giống như chúng ta đã vay nợ, bây giờ người ta đòi thì phải trả cho hết. Nếu người ta đòi mình không thèm trả còn cãi lại thì nợ càng chồng thêm, khổ càng thêm khổ. Chúng ta biết rõ là nhân đời trước đã gieo bây giờ nhẫn nhục trả, đồng thời tạo nghiệp lành thì mới mong mau hết nợ.

Ngài Huyền Trang từ Trung Quốc sang Ấn Độ tìm học kinh điển của Phật. Khi ngài đến Đại học Na-lan-đà gặp Luận sư Giới Hiền - lúc đó Sư trên một trăm tuổi. Khi Luận sư Giới Hiền nghe ngài Huyền Trang qua, Ngài cảm động rơi nước mắt, trong chúng mới hỏi tại sao. Ngài Phật Hiền thay Sư thuật lại: “Trước kia, Hòa Thượng có bệnh thấp khớp, đau nhức mình mẩy rất khổ sở suốt hai mươi năm. Thuốc men gì cũng không hết, có lúc buồn quá Hòa Thượng muốn uống thuốc cho chết sớm. Nhưng Hòa Thượng nằm mộng thấy ba vị hình tướng trang nghiêm rất đẹp, một vị là Bồ-tát Di-lặc một vị là Bồ-tát Quán Âm, một vị là Bồ-tát Văn-thù. Bồ-tát Văn-thù nhắc nhở Hòa Thượng: “Thân người là vô thường, mỏng manh, đáng chán nhưng không nên hủy hoại thân này. Thân này như chiếc bè gỗ để mình qua sông, nếu qua sông bị chới với, bị chìm thuyền mà gặp khúc gỗ mục cũng phải ôm để vào bờ. Cũng vậy, chúng ta phải tạm mượn thân này để tu hành, không nên bám chắc vào nó quá cũng không nên ghét bỏ nó làm cho thân hủy hoại. Sở dĩ bị thế này là vì đời trước ông là vị quốc vương chinh chiến nhiều nên sát hại vô số sinh mạng. Nhân quả phải trả, đáng lẽ phải đọa nhưng do đời nay ông biết tu nên chuyển thành nghiệp bị bệnh đau nhức giống như những mũi tên đâm. Đó là chuyển nghiệp nặng thành nghiệp nhẹ, hết nghiệp này ông sẽ mau đắc đạo thôi. Thời gian sau, sẽ có một vị tăng từ Trung Hoa qua học pháp, ông tận tình chỉ dạy cho vị đó thì nghiệp của ông sẽ hết”. Bây giờ nghe ngài Huyền Trang qua, đúng như những gì trong mơ đã thấy nên Hòa Thượng xúc động khóc”.

Tính nhân quả của thiện nghiệp và ác nghiệp

Đời này con người không làm điều ác nhưng đời trước đã tạo những điều ác đó, nay quả đời trước đã chín nên chúng ta phải hái nó trước.

Đời này con người không làm điều ác nhưng đời trước đã tạo những điều ác đó, nay quả đời trước đã chín nên chúng ta phải hái nó trước.

Như vậy, ngài Giới Hiền biết rõ nghiệp quả của mình rồi thì nhẫn nhục chịu, nỗ lực tu nên dần dần hết nghiệp. Người học Phật hiểu rõ tất cả đều do nhân qua, đều có nhân duyên, không có gì là tự nhiên cả. Tổ Bồ-đề Đạt-ma có dạy: “Người tu hành khi gặp phải những cảnh khổ phải tự nghĩ rằng ta từ trong vô số kiếp lâu xa đã bỏ quên gốc chạy theo ngọn, nên bị trôi nổi lang thang trong các cõi. Trong đó phần nhiều chúng ta đã dấy tạo bao nhiêu điều trái nghịch, oán ghét, hận thù. Nay đây tuy không có phạm phải nhưng đó là quả ươm từ nhiều đời trước. Khi quả đã chín mùi thì sẽ rụng xuống, chứ chẳng phải là trời thần hay người nào đem đến cho mình. Khi quả trổ thì chúng ta sẵn lòng nhận chịu, không nên sanh tâm oán trách. Kinh nói gặp khổ chẳng lo buồn, tại sao? Vì biết thấu suốt duyên cớ của nó”.

Tổ dạy, nếu trong đời nay chúng ta tu hành có gặp cảnh khổ thì phải nhớ rằng mình sống luân hồi trong biển khổ. Trong vạn kiếp luân hồi đâu phải lúc nào chúng sanh cũng tạo điều lành, điều tốt. Có khi tạo những điều oán ghét, oan trái với người mà chúng sanh đâu nhớ, bây giờ quả nó đến để đòi chứ không gì khác. Do đó chúng ta phải nhẫn chịu để tạo nghiệp lành, chuyển oán trách khổ đau thành hoan hỷ an vui mới mong hết nghiệp.

Phật dạy nhân quả có ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Đời này con người không làm điều ác nhưng đời trước đã tạo những điều ác đó, nay quả đời trước đã chín nên chúng ta phải hái nó trước. Đồng thời đời nay chúng ta tạo những điều lành, thì như mới trồng cây, cây nào trồng sớm sẽ có quả trước, cây này trồng trễ sẽ có quả muộn. Khi hiểu rõ nhân quả, chúng ta sẽ có niềm tin trong sáng vào Phật pháp. Hiểu nhân quả rồi thì khỏi đi coi bói, gặp nghịch cảnh biết đây là mình đã tạo ở đời trước, mau mau tạo điều lành để chuyển dần thôi. Cũng như Phật dạy tu phước tích thiện sẽ chuyển nghiệp nặng thành nghiệp nhẹ. Như chú Sa-di còn bảy ngày nữa sẽ chết, thầy của chú đã chứng đạo biết quá khứ vị lai nên cho chú về thăm nhà bảy ngày. Trên đường về thăm cha mẹ, chú Sa-di đi qua con suối thấy bầy kiến bị cuốn chới với giữa dòng nước, chú thấy cảm thương nên bẻ nhánh cây khô thả xuống cho kiến theo nhánh cây bò lên bờ, xong việc chú về nhà. Lâu ngày về thăm, nên cha mẹ giữ chú lại thêm ít bữa. Khi chào cha mẹ về tới chùa thì quá mười ngày, ông thầy ngạc nhiên tính có bảy ngày là chú sẽ chết mà sao giờ quá hạn thấy chú vẫn bình an?

Phật dạy nhân quả có ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai.

Phật dạy nhân quả có ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai.

Vị thầy mới hỏi: “Trên đường đi con có làm điều gì lạ không?”.

Chú Sa-di đáp: “Dạ, không”.

Thầy hỏi lại bảo chú nhớ kỹ xem, chú chợt nhớ bèn thưa: “À, mà trên đường về thăm cha mẹ, con đi qua dòng suối thấy bầy kiến đang chết đuối giữa dòng, thấy thương nên con bẻ nhánh cây khô cho nó bò lên”.

Ông thầy bảo: “Đó là phước lành con đã tạo khiến thêm tuổi thọ cho con. Vì cứu được bầy kiến, tạo công đức lành mà chuyển đổi được nghiệp yểu mạng cho con”.

Vì vậy, luận trên nhân quả, chúng ta khỏi phải đi coi thầy bói chỉ lo tu tạo công đức lành tốt thì sẽ chuyển đổi được nghiệp lực của chúng ta.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm