Tin sâu lý nhân quả
Phật dạy: Muốn biết nhân đời trước, phải nhìn đời này mình thọ quả báo gì. Muốn biết quả đời tương lai, phải xem đời này mình đang gieo nhân gì “欲知前世因 今生受者是 欲知來世果 今生作者是”.
Luật nhân quả và chuyện tạo nghiệp của những người gian dối trong mùa dịch
Người muốn dụng công tu đạo, việc đầu tiên là phải tin sâu lý nhân quả. Nếu không tin nhân quả, thì làm những việc hàm hồ. Chẳng những việc tu đạo khó thành công mà ba đường ác cũng không thể thiếu mình. Phật dạy:
- Muốn biết nhân đời trước, phải nhìn đời này mình thọ quả báo gì. Muốn biết quả đời tương lai, phải xem đời này mình đang gieo nhân gì “欲知前世因 今生受者是 欲知來世果 今生作者是”.
Phật lại bảo:
- Giả sử nghiệp tội đã tạo trong trăm ngàn kiếp chưa tan, khi nhân duyên đến, quả báo phải tự thọ.
Kinh Lăng Nghiêm thuyết: "Nhân địa bất chân chánh thì phải chiêu quả báo cộng vạy".
Trồng nhân thiện thì kết quả lành. Trồng nhân ác thì kết quả xấu. Trồng dưa được dưa, hay trồng đậu thì được đậu. Đây là đạo lý tự nhiên. Đàm luận về lý nhân quả, tôi sẽ đơn cử hai câu chuyện xưa để chứng minh.
Chuyện thứ nhất là việc vua Lưu Ly diệt chủng tộc họ Thích. Trước thời Phật Thích Ca, trong thành Ca Tỳ La Vệ có một thôn xóm chuyên môn đánh cá. Trong thôn xóm có một hồ lớn. Khi ấy, thời tiết hạn hán, nước khô cạn. Tất cả cá lớn nhỏ đều bị dân làng bắt ăn hết, duy chỉ còn một con cá lớn nhất, gần bị nắng thiêu chết. Trong làng có một đồng tử xưa nay chưa từng ăn thịt cá, nhưng trong ngày ấy lại giỡn chơi, lấy cây côn đập trên đầu cá ba lần. Sau này, trong thời Phật Thích Ca ra đời, có vua Ba Tư Nặc rất tin tưởng sùng phụng Phật Pháp. Ông ta lấy bà hoàng hậu vốn thuộc dòng nô tỳ của họ Thích Ca. Bà ta hạ sanh được một thái tử, tên là Lưu Ly. Lúc nhỏ, vua Lưu Ly thường ở thành Ca Tỳ La Vệ học hành. Ngày nọ, vì giỡn chơi, thái tử Lưu Ly leo lên tòa ngồi của Phật, nên bị người thuộc dòng dõi Thích Ca mắng chửi đuổi xuống. Do đó, ông ta oán hận trong tâm. Đến khi lên ngôi vua, ông ta liền thống lãnh đại binh đánh chiếm thành Ca Tỳ La Vệ, tàn sát hết dân chúng trong thành. Khi đó, Phật bị nhức đầu dữ dội trong ba ngày liền. Các đại đệ tử đều thỉnh Phật tìm cách giải cứu dòng họ Thích Ca, nhưng Ngài bảo rằng định nghiệp khó mà chuyển nổi. Tôn giả Mục Kiền Liên dùng thần thông, bỏ năm trăm thân tộc dòng họ Thích Ca vào bình bát rồi bay lên hư không để giải cứu họ. Sau khi đến nơi khác, định bỏ họ xuống, nhưng khi Tôn Giả nhìn lại trong bình bát thì chỉ thấy toàn là máu. Chư đại đệ tử thỉnh hỏi Phật về nhân duyên của việc này. Đức Phật liền kể lại câu chuyện dân làng trong thành Ca Tỳ La Vệ ăn thịt cá thuở xưa mà vua Lưu Ly là tiền thân của con cá lớn nhất.
Chớ nói lời làm tổn thương người, ác khẩu ắt chiêu mời quả báo
Quân sĩ binh lính của ông ta vốn là những cá trong hồ thuở kiếp xưa. Dân chúng thuộc dòng họ Thích Ca bị vua Lưu Ly giết, vốn là dân làng ăn thịt cá vào lúc ấy. Tiền thân của đức Phật là đồng tử. Vì giỡn chơi, đánh trên đầu con cá lớn nhất nên bị quả báo bệnh nhức đầu ba ngày. Định nghiệp thật khó trốn chạy. Năm trăm thân tộc họ Thích Ca, tuy được tôn giả Mục Kiền Liên cứu thoát, nhưng tánh mạng vẫn tiêu tan, không thể lẩn trốn. Sau này vua Lưu Ly bị đọa địa ngục. Oan oan tương báo, chẳng hẹn ngày giờ. Nhân quả thật đáng sợ.
Chuyện thứ hai là việc tổ Bá Trượng cứu độ con Hồ ly. Ngày nọ, sau khi tổ Bá Trượng giảng kinh xong, mọi người đều giải tán, nhưng chỉ còn lại một ông lão chưa chịu ra về. Tổ Bá Trượng thấy vậy liền hỏi nguyên do. Ông lão liền đáp:
- Con chẳng phải là người, mà vốn là Hồ ly tinh. Đời trước đã từng tu hành ở nơi đây. Ngày nọ, có người hỏi con rằng bậc đại tu hành (liễu ngộ) còn bị lạc vào nhân quả hay không ? Khi ấy con đáp là không lạc vào nhân quả. Nhân vì câu trả lời đó mà bị đọa lạc làm thân hồ ly tinh trải qua năm trăm năm, không cách nào giải thoát được. Nay thỉnh Hòa Thượng từ bi khai thị chỉ dạy.
Tổ Bá Trượng bảo:
- Nay ông hãy hỏi lại ta câu đó đi.
- Thỉnh vấn Hòa Thượng. Người tu hành lâu năm có bị lạc vào nhân quả hay không?
- Không lầm nhân quả.
Nghe lời này ông lão liền đại ngộ, bèn lễ bái cảm tạ:
- Nhờ lời dạy của Hòa Thượng, nay con đã thoát được thân hồ ly tinh. Con vốn ở trong hang đá sau núi. Xin thỉnh Hòa Thượng ngày mai làm lễ theo cách thức an táng một vị tăng.
Qua hôm sau, tổ Bá Trượng ra hang sau núi, thấy xác chết của một con hồ ly tinh, nên liền làm lễ an táng giống như một vị tăng.
Chúng ta nghe đến hai câu chuyện này, biết rõ nhân quả thật đáng sợ. Tuy đã thành Phật rồi nhưng không thể miễn quả báo đau đầu. Báo ứng chẳng sai chạy chút nào. Định nghiệp thật khó trốn thoát. Vì vậy, trong mọi thời chúng ta phải nên cẩn trọng, chớ tạo nhân xấu.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm