Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 23/06/2024, 11:45 AM

Nhờ tin Phật và thương con, mẹ trẻ an toàn 3 lần sinh mổ

"Thật may mắn, nếu gia đình mình không học Phật, không có lòng tin kiên cố thì đã hai lần bỏ đi hai giọt máu vô tội rồi. Mình thấy xã hội ngày nay việc phá thai diễn ra thật đáng sợ. Cầu mong cho tất cả mọi người biết gìn giữ tính mạng của nhau”.

Chị là con gái Hà Nội, có pháp danh Diệu Hạnh. Chị lấy anh, một người đồng tu, cùng ăn chay và tín tâm theo Phật giống chị. Kết quả của cuộc hôn nhân này là tháng 10-2015, chị sinh một bé trai kháu khỉnh tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), đặt tên là Tường Hạo, theo hình thức sinh mổ.

Tuy nhiên, cuộc sống gia đình khi có thêm con nhỏ dường như lại mang đến nhiều nỗi niềm cho chị hơn, khi những lo toan, vất vả của người làm mẹ chưa được san sẻ và không nhận được sự đồng cảm, thấu hiểu từ người chồng.

Cuối năm 2016, chị quyết định chia tay, không muốn những hạt mầm của khổ đau nở thành cây trong nhau. Nhưng oái oăm thay, sau khi ra tòa ly dị được 2 tháng xong, chị mới biết mình có thai lần thứ 2. Cả gia đình và bác sĩ đều lo lắng bởi vết mổ của lần sinh trước còn chưa lành hẳn, giờ lại mang thai nữa thì khá nguy hiểm.

Giữa nhiều lời khuyên của gia đình, họ hàng, chị đắn đo thật nhiều việc giữ hay bỏ thai nhi trong lúc mới được vài tuần tuổi. Đã mấy lần chị tìm đến cổng viện, rồi chị lại lặng lẽ quay về. Trái tim một người mẹ, một Phật tử trong chị lên tiếng, không muốn chị làm một việc tội lỗi, bỏ đi một sinh linh vô tội.

Trì tụng kinh Địa Tạng giúp chuyển đổi nghiệp và vận mệnh vô cùng kỳ diệu

01

Mọi lo lắng gạt sang một bên, chị hướng về Tam bảo, trì tụng kinh Địa Tạng và lễ bái, chiêm sát ngài Địa Tạng mỗi ngày, với hy vọng sự nhiệm mầu chư Phật hộ niệm xuất hiện. Để thay đổi không khí, tránh nghĩ ngợi nhiều, chị chuyển vào tịnh dưỡng chờ ngày sinh nở tại một ngôi chùa ở TP.Long Xuyên (An Giang) do một người bạn giới thiệu. Tại đây, một duyên lành đã đến, đưa chị bước sang trang khác của cuộc đời.

Anh có pháp danh là Tịnh Liên, thường xuyên ghé ngôi chùa gần nhà để cầu nguyện cho người vợ đã mất, và vô tình gặp chị vào tháng 12-2016. Sau một thời gian trò chuyện, chia sẻ, thấy mỗi người đều có nỗi niềm riêng nên cả hai quyết định gắn bó, chia sẻ cuộc sống cùng nhau, nhờ nhà chùa làm lễ hằng thuận cho anh chị. Anh coi đứa trẻ trong bụng chị như con mình, hết lòng chăm sóc. “May mắn thay, thai nhi phát triển bình thường. Khi đi kiểm tra, bác sĩ bất ngờ bởi không nghĩ thai phụ trường chay mà cả mẹ và con lại có sức khỏe tốt như vậy”, anh hào hứng chia sẻ.

Anh chị cho hay: đến tháng thứ 7 của thai kỳ, hai vợ chồng vẫn trì tụng kinh Địa Tạng và cùng chiêm lễ hàng ngày, không nghỉ một thời nào. Căn phòng nhỏ vang tiếng radio niệm Phật 24/24. Ngày khai hoa nở nhụy đến vào cuối tháng 4-2017 trong niềm hỷ lạc khi một bé trai khôi ngô chào đời theo hình thức sinh mổ, mẹ tròn con vuông trong sự hân hoan, hạnh phúc của họ hàng hai bên. Cậu bé được đặt tên là Tường Nghị, và mang họ của anh.

Vốn đều là những người nhất tâm học Phật, nên khi anh liên lạc với bố đẻ bé Tường Nghị, cả hai đều vui vẻ coi nhau như anh em bạn bè. Anh thường xuyên kết nối qua mạng internet để bố đẻ và bà nội Tường Nghị ở ngoài Bắc có thể nhìn thấy, trò chuyện cùng con.

Và nhân duyên lại đến thêm một lần nữa khi rạng sáng ngày mùng 8-2 âm lịch (2018), chị phát hiện mình tiếp tục mang thai lần nữa.

Vào viện để thăm khám, bác sĩ khuyên nên bỏ thai đi, vì lần sinh mổ thứ 2 đã là nguy hiểm rồi, nếu sinh mổ lần 3 sẽ còn nguy hiểm gấp nhiều lần. “Nhất định phải bỏ thai để cứu lấy mẹ. Các bác sĩ đều khuyên mình vậy. Lúc siêu âm, bác sĩ nói thai nhi được 4 tuần tuổi, nên hẹn tuần sau thai nhi được 5 tuần đến, lúc đó tìm cách giải quyết mọi thứ dễ hơn”, chị Diệu Hạnh chia sẻ.

Về đến nhà, hai vợ chồng anh chị quên ăn mất ngủ vì lo cho sinh mạng của cả hai mẹ con. Đúng ngày hẹn một tuần sau, anh chị trở lại bệnh viện. Khi siêu âm kiểm tra, thai nhi đã trưởng thành được 7 tuần tuổi - lệch 2 tuần so với dự đoán. “Vì thai lớn nên không thể bỏ thai được, vì nếu bỏ sẽ nguy hiểm đến tính mạng sản phụ. Nhưng để lại thì cũng vẫn nguy hiểm - không chỉ một mà là cả hai mạng người. Các bác sĩ ở bệnh viện đều ái ngại nói rằng: Trường hợp liên tiếp các năm liền nhau sinh mổ 3 lần thì xác suất vỡ tử cung, nhau thai bám cài răng lược rất cao, cộng thêm các tai biến hậu sản sau khi sinh”, anh Tịnh Liên nhớ lại.

Anh và chị xin được về nhà suy nghĩ thêm, cuối cùng cả hai vẫn quyết định giữ lại thai nhi. “Giọt máu của mình, nào ai nỡ cắt ruột từ bỏ một sinh linh có quyền được sống”, chị Diệu Hạnh bày tỏ. Vợ chồng anh chị tiếp tục phát nguyện trì Địa Tạng: sáng dành 2 giờ tụng kinh, trưa dành 2 giờ chép kinh, tối cũng dành 2 giờ để trì kinh lễ sám pháp. Cả hai đều đặn thực hiện như thế ngày đêm, không gián đoạn để tạo duyên bòn phúc, cầu mong chư Phật, Bồ-tát gia tâm cảm ứng hộ niệm cho hai mẹ con được bình an.

Đến tháng thứ 7-8-9 của thai kỳ, bụng chị ngày một lớn thêm ra khiến cho sự lễ lạy cũng khó khăn. Nhưng chị vẫn ngồi để lễ chiêm sát hàng tiếng đồng hồ với tinh thần và sức khỏe mà mọi mẹ bầu khác ít ai có được .

Để thực hiện được ca mổ này, anh và chị đều phải ký tên vào nhiều văn bản, giấy tờ cam kết, đảm bảo việc đối diện với rủi ro không may có thể xảy ra - nếu không bệnh viện sẽ chuyển chị lên tuyến trên cách hơn 200km.

Rồi ca mổ 20 phút cũng xong, chiều hướng tốt và nhanh hơn dự đoán của ê-kíp mổ. Các bác sĩ đều ngỡ ngàng, vì ca sinh mổ cho thai phụ gần nhau giữa các lần sinh như thế này mà bệnh viện nhận làm, là ca đầu tiên. “Họ bảo thường 10 ca sinh mổ lần 2, lần 3 như vậy thì hầu như tháng thứ 5, thứ 6 có nguy cơ vỡ tử cung, không kịp cứu cả mẹ lẫn con. Vợ chồng mình chỉ biết cảm ơn chư Phật, Bồ-tát đã gia hộ cho mọi sự nhiệm mầu đã đến với gia đình”, anh chia sẻ.

Chị Diệu Hạnh mỉm cười: “Bé Út mình đặt tên là Nhã Phương, nay được gần 5 tháng tuổi, rất dễ nuôi, không thấy quấy khóc hay ốm đau như trẻ hàng xóm. Thật may mắn, nếu gia đình mình không học Phật, không có lòng tin kiên cố thì đã hai lần bỏ đi hai giọt máu vô tội rồi. Mình thấy xã hội ngày nay việc phá thai diễn ra thật đáng sợ. Cầu mong cho tất cả mọi người biết gìn giữ tính mạng của nhau”.  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Founder công nghệ dầu khí Lâm Thành Đức: “Thiền định giúp tôi cân bằng tâm trí”

Phật giáo và người trẻ 13:49 05/11/2024

Đam mê và thiền là yếu tố giúp Founder Lâm Thành Đức chinh phục những cột mốc mới, gần nhất là chuyển nhượng thành công công nghệ của USI Technology.

Ra đi để biết nẻo về

Phật giáo và người trẻ 13:50 01/11/2024

Có một cô bé vì làm quấy nên bị mẹ quở mắng, cô cãi lại mẹ rồi tức giận bỏ nhà ra đi. Cô đi lang thang từ sáng đến tối mà chẳng biết về đâu, bụng đói meo vì không có gì bỏ vào cả, trong túi của cô cũng chẳng có tiền.

“Thành tâm niệm Phật đi, sẽ có những điều mầu nhiệm”

Phật giáo và người trẻ 13:55 31/10/2024

Lúc còn nhỏ, không hiểu vì lý do gì mà đột nhiên tôi có khối u ở cổ, ăn uống chẳng được, cơ thể mệt mỏi, đau nhức lắm. Lúc đầu bác sĩ ở tỉnh tưởng là viêm tuyến giáp nên cho uống thuốc kháng sinh, uống được một tuần nhưng khối u càng lúc càng to.

Nhớ lại bốn kiếp luân hồi, thấm thía sự công bằng của nhân quả

Phật giáo và người trẻ 13:00 30/10/2024

Chịu những quả báo bệnh tật, tai ương, tôi không còn oán thán, than trời trách đất, mà bình thản lãnh chịu. Dù cho đau khổ có gấp nhiều lần hơn thế nữa, thì cũng là nhân quả công bằng, mình làm mình chịu.

Xem thêm