Nhớ và học quên
Hết là sao, ai mà biết? Hết là bữa ăn bớt một đôi đũa, cái ly nằm yên không ai rờ tới, cái giường trống một nửa, rồi cái tên cũng bớt được nhắc. Hết là một bữa kia, tay mình bưng chén cơm, nhớ mang máng có người từng ngồi trước mặt, mà giọng nói ra sao, nét cười làm sao, mình lục hoài trong trí nhớ cũng không tìm ra được nữa.
Có ai trên đời biết cách rời xa một người?
Người ta hay biểu tập quên, tập quên, nhưng ngó lại, từ hồi nhỏ tới lớn, có cái gì mình thiệt sự quên được đâu. Một bữa no cũng nhớ, một bữa đói cũng nhớ, té sấp mặt xuống bờ đê năm sáu tuổi cũng nhớ, bị đánh đòn hồi mười lăm cũng nhớ. Huống hồ là một người.

Tại sao đời lại bắt mình phải xa? Một con chim còn biết trở về mái cũ, con cá lội ngược dòng kiếm nơi sanh, cái lá cũng phải quay đầu về cội, mà con người cứ phải mất nhau, cứ phải lạc. Người ta đi, rồi mất. Mà mất là mất thiệt, chớ không phải kiểu thất lạc đồ đạc rồi lục ra được. Không có đâu. Đời, nó cạn như nước rút, không có cái gì chờ được mình hết ráo...
Nên đừng hỏi tại sao người ta sợ. Sợ mất một người cũng như sợ mất chính mình. Cái gì từng là một phần trong da thịt, một ngày rứt ra thì đau trăm bề.
Có những cuộc mất mát, mình thấy trước mà làm gì cũng không cứu được. Có những thứ, đằng nào cũng phải mất.
Có những cuộc chia xa, mình tưởng chỉ là chút xíu, ai dè thành mãi mãi.
Có những người đi xa, mình không có một lời nào để tiễn. Không một câu dặn dò, không một cái nắm tay, không một ánh nhìn tử tế. Họ rời khỏi đời mình như người lạ lướt qua nhau giữa chợ đông, không ai kịp ngoái lại. Chỉ tới khi nhận ra, họ đi mất rồi, mình mới ráng nhớ lại, bữa cuối cùng mình nói gì với họ? Một câu tầm thường hay một lời khó nghe? Một tiếng cười hay một hơi thở dài? Mà, có quan trọng không?
Người ta nói, học cách buông đi. Mà hỏi thiệt, có ai buông nổi một người đã từng là máu thịt trong mình không? Một tấm hình, một cái áo cũ, một lời hứa dang dở, một cuộc điện thoại không ai nghe nữa, cái nào cũng có thể đứt ruột đứt gan. Người ta biểu mạnh mẽ lên, nhưng mạnh mẽ kiểu gì khi tay mình còn muốn nắm, mắt còn muốn kiếm tìm, lòng còn muốn ấp ôm?
Có những người, mình biết chắc sẽ không gặp lại. Dẫu họ chỉ đi xa một huyện, hay qua một tỉnh nào đó, hay nằm đâu đó dưới đất sâu. Biết chắc vậy đó, mà lòng vẫn hoài mong, hoài chờ.
Tại sao, trên đời này, con người không có cách nào từ biệt cho trọn vẹn?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Nhớ và học quên
Phật pháp và cuộc sống
Hết là sao, ai mà biết? Hết là bữa ăn bớt một đôi đũa, cái ly nằm yên không ai rờ tới, cái giường trống một nửa, rồi cái tên cũng bớt được nhắc. Hết là một bữa kia, tay mình bưng chén cơm, nhớ mang máng có người từng ngồi trước mặt, mà giọng nói ra sao, nét cười làm sao, mình lục hoài trong trí nhớ cũng không tìm ra được nữa.

Thử làm trụ trì một ngôi chùa
Phật pháp và cuộc sống
Có bao giờ bạn tự hỏi làm trụ trì một ngôi chùa là như thế nào? Có phải chỉ là một vị sư ngồi trong chánh điện tụng kinh, giảng pháp, hay là người được Phật tử kính ngưỡng, cúng dường? Nếu bạn thử một lần làm trụ trì, bạn sẽ thấy sự thật không đơn giản như vậy.

Hơn 123.000 người đã đăng ký hiến tạng sau khi qua đời
Phật pháp và cuộc sống
Sau gần nửa năm Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người ứng dụng công nghệ thông tin, người dân đã thuận lợi hơn trong việc đăng ký hiến mô, tạng sau khi qua đời. Đến nay cả nước đã có hơn 123.000 người đăng ký thực hiện nghĩa cử cao đẹp này.

Chúng ta luôn rất cô đơn
Phật pháp và cuộc sống
Trên hành trình vạn lý của đời sống nói riêng và của dòng sanh tử nói chung trước sau chúng ta chỉ có một mình và mỗi người cần một mái nhà để quay về...
Xem thêm