Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 17/02/2020, 06:18 AM

Như thế nào là làm cha mẹ trong chánh niệm?

Làm cha mẹ trong chánh niệm nghĩa là sự ý thức và làm chủ những suy nghĩ, lời nói, hành động của mình trong việc làm cha mẹ. Giữ được chánh niệm trong việc làm cha mẹ sẽ đảm bảo cho sự an lạc trong gia đình, sự thành công trong việc nuôi dưỡng, hướng dẫn người con nên người.

> Vai trò của Chánh niệm trong quá trình tu tập

Chúng ta thường chỉ biết đến những khái niệm như sống trong chánh niệm, làm việc trong chánh niệm, hít thở trong chánh niệm chứ không ai nghĩ việc làm cha làm mẹ cũng cần phải có chánh niệm. Vậy như thế nào là làm cha mẹ trong chánh niệm?

Chánh niệm là một sự tu tập để điều phục thân tâm quay về an trú trong giây phút tại hiện tại, giúp mọi người ý thức được các việc đang làm, đang xảy ra ngay tại thời điểm này. Không có chánh niệm, chúng ta không thể nào nhìn thấy thế giới một cách rõ ràng mà chúng ta  sẽ bị cuốn đi, lôi đi lạc bước theo những suy nghĩ hiếu động của tâm trí. 

Không nên sinh con khi chưa thực sự mong muốn có con và khi không có điều kiện để chăm sóc, nuôi dạy con trong những năm tháng sau này.

Không nên sinh con khi chưa thực sự mong muốn có con và khi không có điều kiện để chăm sóc, nuôi dạy con trong những năm tháng sau này.

Như vậy, làm cha mẹ trong chánh niệm nghĩa là sự ý thức và làm chủ những suy nghĩ, lời nói, hành động của mình trong việc làm cha làm mẹ dù ở bất kỳ khoảnh khắc nào. Giữ được chánh niệm trong việc làm cha mẹ sẽ đảm bảo cho sự an lạc trong gia đình, sự thành công trong việc nuôi dưỡng, hướng dẫn người con nên người.

Cân nhắc trước khi quyết định sinh con

Không nên sinh con khi chưa thực sự mong muốn có con và khi không có điều kiện để chăm sóc, nuôi dạy con trong những năm tháng sau này. Đứa con không chỉ là “của riêng mình” để chúng ta muốn chăm sóc thế nào cũng được, mà con là một sinh linh, một con người và cần được cha mẹ hỗ trợ trong việc hoàn thiện thể chất (sức khỏe), xây dựng trí tuệ, hình thành nhân cách. Đây là một công việc không hề dễ dàng, đòi hỏi người làm cha mẹ phải bỏ nhiều công sức, tâm sức. Do vậy, việc quyết định sinh một người con cần được cân nhắc thận trọng.

Đứa con không chỉ là “của riêng mình” để chúng ta muốn chăm sóc thế nào cũng được, mà con là một sinh linh, một con người và cần được cha mẹ hỗ trợ trong việc hoàn thiện thể chất (sức khỏe), xây dựng trí tuệ, hình thành nhân cách.

Đứa con không chỉ là “của riêng mình” để chúng ta muốn chăm sóc thế nào cũng được, mà con là một sinh linh, một con người và cần được cha mẹ hỗ trợ trong việc hoàn thiện thể chất (sức khỏe), xây dựng trí tuệ, hình thành nhân cách.

Không nên sinh con khi chưa thực sự mong muốn:

Đừng sinh con chỉ vì “gia đình muốn có cháu” hay là “tuổi lớn rồi phải sinh con kẻo trễ” hoặc là “năm nay được tuổi, sinh liền đi”. Chỉ có những người phụ nữ mới biết khi nào họ sẵn sàng cho việc làm mẹ. Không ai có thể thay họ quyết định việc có con hay là chưa. Người mẹ là người mang nặng, đẻ đau, cũng là người sẽ ở bên cạnh con để chăm sóc, nuôi nấng. Nếu người mẹ chưa sẵn sàng mà “bị thúc ép” sinh con thì việc chăm sóc, dạy dỗ con sẽ khó được như ý.

Không nên sinh con khi thực sự chưa đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ:

Tuyệt đối không nên có quan niệm “Trời sinh voi sẽ sinh cỏ” và cho rằng dù có thế nào thì các con cũng sẽ lớn lên như người ta thôi. Trong những nghịch cảnh (ví dụ như: điều kiện sống nghèo khó, không có tình thương của cha mẹ, cha mẹ bệnh tật, gia đình li tán,…), một số trẻ có thể rèn luyện bản lĩnh, vượt qua và tự mình tinh tấn hơn nhưng cũng có rất nhiều trẻ không vượt qua được. Vô tình, những nghịch cảnh này đã góp phần sinh ra những hạt giống sân hận, bất hạnh trong tâm mỗi đứa trẻ. Chúng ta nên tránh điều này.

Đừng sinh con chỉ vì “gia đình muốn có cháu” hay là “tuổi lớn rồi phải sinh con kẻo trễ” hoặc là “năm nay được tuổi, sinh liền đi”.

Đừng sinh con chỉ vì “gia đình muốn có cháu” hay là “tuổi lớn rồi phải sinh con kẻo trễ” hoặc là “năm nay được tuổi, sinh liền đi”.

Cần chuẩn bị cho việc làm cha mẹ từ rất sớm

Như đã nói ở phần trên, người mẹ chỉ nên sinh con khi thấy điều kiện khách quan là phù hợp và thấy bản thân mình đã sẵn sàng. Khi đã quyết định sinh con, người mẹ cần có sự chuẩn bị từ sớm chứ không phải sinh ra đứa con rồi mới gọi là làm cha mẹ. Ngày nay, khoa học và y học tiến bộ, có nhiều biện pháp hỗ trợ cho thời gian mang thai của người mẹ, chúng ta nên tiếp thu và tranh thủ những tiến bộ này. Một số việc cần làm khi người mẹ quyết định sẽ sinh con như sau:

Khám sức khỏe sinh sản cho cả hai vợ chồng, nếu có bệnh thì cần chữa trị cho khỏi trước khi có thai, tránh để bệnh tật truyền sang thai nhi hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ. Cần chữa bệnh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Khám sức khỏe sinh sản cho cả hai vợ chồng, nếu có bệnh thì cần chữa trị cho khỏi trước khi có thai, tránh để bệnh tật truyền sang thai nhi hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ.

Khám sức khỏe sinh sản cho cả hai vợ chồng, nếu có bệnh thì cần chữa trị cho khỏi trước khi có thai, tránh để bệnh tật truyền sang thai nhi hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ.

Thực hiện tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cho mẹ trước khi mang thai. Việc này không chỉ giúp mẹ tránh được bệnh tật trong thời gian thai dựng, không làm ảnh hưởng đến thai trong bụng mà bản thân thai cũng nhận được những kháng thể mà mẹ có thông qua dây nhau. Do vậy khi sinh ra là bé đã có sức đề kháng với những bệnh này.

Ăn uống đúng cách trước khi thụ thai và trong thời kỳ thai dựng. Không như khi còn “một mình”, có thể ăn uống tùy ý thích, khi đã mang con trong bụng, mẹ cần chú ý từng miếng cơm miếng nước. Chỉ một lần ăn món ăn không vệ sinh, chỉ một lần đau bụng hay ngộ độc thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng khôn lường đến mầm sống trong bụng mẹ.

Quy y cho con: khi mang thai xin quy y cho cả mẹ lẫn con (tốt nhất là đầu quý 3 của thai kỳ).

Quy y cho con: khi mang thai xin quy y cho cả mẹ lẫn con (tốt nhất là đầu quý 3 của thai kỳ).

Thời kỳ thai dựng cũng là thời kỳ người con hình thành tính cách mặc dù chưa chào đời. Người mẹ cần hướng dẫn con những điều hay lẽ phải, dần dần học hỏi Phật pháp, sớm trở thành một Phật tử thuần thành. Mẹ nên nghe kinh hoặc các bài pháp thoại mỗi ngày: vừa giúp mẹ có thêm hiểu biết, vừa giúp con được tiếp xúc sớm Phật pháp.

Quy y cho con: khi mang thai xin quy y cho cả mẹ lẫn con (tốt nhất là đầu quý 3 của thai kỳ).

Việc làm cha mẹ là công việc kéo dài mãi mãi

Nhiều người suy nghĩ rằng trách nhiệm làm cha làm mẹ chỉ đến khi con đã học xong, biết đi làm kiếm tiền nghĩa là con đã trưởng thành. Không nên nghĩ như vậy. Dù con đã lớn, đã dựng vợ gả chồng rồi nhưng vẫn rất cần những lời góp ý, những hướng dẫn của cha mẹ. Người con có thể tiếp thu những thông tin mới, những kiến thức cập nhật, những xu hướng mới nhất trong cuộc sống nhưng cha mẹ có 1 điều mà các con chưa thể có được, đó là những kinh nghiệm, những trải nghiệm, những bài học mà phải qua nhiều va vấp mới học được. Dù người con có tài giỏi, có thành đạt đến mấy thì cũng luôn cần đến những lời khuyên được đúc kết từ những kinh nghiệm của cha mẹ. Là người cha, người mẹ nghĩa là mang trách nhiệm, là lo lắng, là nâng đỡ người con cho trọn đời.

Thương con không có nghĩa là chiều chuộng, đáp ứng mọi đòi hỏi của con. Thương con không phải là để lại cho con ngôi nhà thật lớn, thật nhiều của cải, tiền bạc.

Thương con không có nghĩa là chiều chuộng, đáp ứng mọi đòi hỏi của con. Thương con không phải là để lại cho con ngôi nhà thật lớn, thật nhiều của cải, tiền bạc.

Nuôi dạy con bằng tình thương và trí tuệ

Là Phật tử, chúng ta đều biết Phật giáo nêu cao sự từ bi nhưng cũng nhấn mạnh từ bi phải đi cùng trí tuệ. Trong việc nuôi dạy con cái, người cha người mẹ nếu chỉ có lòng yêu thương con là chưa đủ, mà còn phải có kiến thức để dạy con thành người tốt.

Thương con không có nghĩa là chiều chuộng, đáp ứng mọi đòi hỏi của con. Thương con không phải là để lại cho con ngôi nhà thật lớn, thật nhiều của cải, tiền bạc. Thương con không có nghĩa là làm giùm con mọi việc, con chỉ việc hưởng thụ. Tình thương với con phải được đặt đúng nơi. Thương con là dạy con biết xa lánh điều xấu, biết làm điều tốt. Thương con là dạy con biết tự lập, biết vượt qua những nghịch cảnh.

Giác Hương Hạnh

Theo: blogphatgiao.com

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Kiến thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Thực hiện ước mơ

Kiến thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Xem thêm