Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 09/02/2020, 06:55 AM

Vai trò của Chánh niệm trong quá trình tu tập

Nhờ Chánh niệm chúng ta có thể nhìn sâu vào bản chất của các sự vật hiện tượng. Ví dụ nhìn sâu vào bông hoa hay một người nào đó ta có thể thấy được bản chất của những mầu nhiệm và khổ đau trong ấy. Đó là quán chiếu.

> Chánh tín trong đạo Phật

Chánh niệm làm sự sống có mặt trong giây phút hiện tại

Bài liên quan

Khi ta thất niệm vì ta không có mặt nên những cái khác cũng không có mặt. Khi ta có mặt thì tất cả những thứ ấy có mặt. Vì thế sự có mặt của ta đem lại sự có mặt cho cả vũ trụ, sự sống và tất cả những thực thể mầu nhiệm quanh ta. Chánh niệm là năng lượng có khả năng nhận diện được những gì đang xảy ra trong ta và chung quanh ta. Khi năng lượng ấy có mặt thì thân và tâm ta hợp nhất và ta thực sự có mặt trong giây phút hiện tại để sống sâu sắc hằng ngày. Tâm ta không bị những tiếc nuối về quá khứ hoặc những lo lắng về tương lai lôi kéo.

Ta có thể tiếp xúc được với những nhiệm mầu của sự sống, có khả năng nuôi dưỡng và trị liệu ta. Ta cũng có năng lượng Chánh niệm để nhận diện, ôm ấp và chuyển hóa những khổ đau trong ta. Ta thực tập để chế tác năng lượng Chánh niệm khi thở, khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi và khi làm việc. Chánh niệm xác nhận sự có mặt của đối tượng, của người, của vật khác ở ngoài ta. Đó là những vật như bông xứ, cây mận, con chim, bầu trời. Đối tượng đó cũng chính là cha, mẹ, thầy, cô, anh chị em và bạn bè, hàng xóm của ta. Nếu ta không có mặt thì những đối tượng đó cũng không có mặt. Do ta có mặt nên tất cả các đối tượng ấy có mặt theo. Sự sống chỉ thật sự có mặt khi chúng ta tiếp xúc với chúng trong Chánh niệm do đó có thể nói Chánh niệm làm sự sống có mặt trong giây phút hiện tại.

Khi ta đau khổ, chỉ cần có Chánh niệm về sự đau khổ ấy thì sự đau khổ đó sẽ giảm dần và biến mất. Khi ta cô đơn mà không ai để ý tới ta thì ta sẽ khổ thêm rất nhiều nhưng nếu lúc ấy có một ai đó ngồi lại với ta trong Chánh niệm thì nỗi khổ ấy sẽ lập tức biến mất.

Khi ta đau khổ, chỉ cần có Chánh niệm về sự đau khổ ấy thì sự đau khổ đó sẽ giảm dần và biến mất. Khi ta cô đơn mà không ai để ý tới ta thì ta sẽ khổ thêm rất nhiều nhưng nếu lúc ấy có một ai đó ngồi lại với ta trong Chánh niệm thì nỗi khổ ấy sẽ lập tức biến mất.

Bài liên quan

“Khi tiếp xúc được với sự sống thì chính ta được nuôi dưỡng mà đối tượng tiếp xúc của ta cũng được nuôi dưỡng. Đối tượng kia có thể là cây, là lá, là dòng sông, là em bé, là người mình thương, hay là người mình ghét. Khi ta có mặt trong ý thức, vật kia có sự chú ý của ta cũng sẽ có mặt. Chánh niệm là sự chú ý. Khi có Chánh niệm, nhìn vào một khu rừng xanh mát thì ta biết rằng khu rừng này đang xanh mát. Nhìn đủ sâu sắc thì ta biết phải làm gì để giữ cho rừng này tiếp tục xanh mát. Có những khu rừng bắt đầu chết vì các độc tố con người tạo ra. Nếu khu rừng đang vàng úa thì ta biết rằng phải làm gì để khu rừng có thể tươi mát trở lại. Vì vậy sự có mặt của Chánh niệm sẽ đem tới niềm an ủi và cách trị liệu cho đối tượng.

Đối tượng của Chánh niệm có thể là một người hay một sự vật. Người kia đang sầu héo, đang buồn bã, đang nhức nhối mà nếu có mặt, có Chánh niệm, thì chúng ta sẽ nhìn thấy rõ tình trạng sầu héo và buồn khổ ấy. Và Chánh niệm có thể giúp chúng ta biết nói gì, làm gì (hay không nói gì, không làm gì) cho người đó bớt khổ và trở nên tươi tỉnh lại. Nếu người đó đang sống bình thường, không sầu khổ, không bệnh tật, mà chúng ta có mặt với Chánh niệm, thì người đó có thể có hạnh phúc...

Có Chánh niệm tức là tâm ta giữ được chủ quyền, ta có mặt trong cuộc đời và tiếp xúc với sự sống chân thật.

Có Chánh niệm tức là tâm ta giữ được chủ quyền, ta có mặt trong cuộc đời và tiếp xúc với sự sống chân thật.

Chánh niệm không phải chỉ nuôi dưỡng đối tượng mà cũng để nuôi dưỡng chính mình. Thiền sư ngắm hoa đào, không những làm hoa đào rạng rỡ mà còn làm cho người nhìn hoa rạng rỡ. Nhìn hoa đào không có Chánh niệm thì hoa không rạng rỡ được. ...Vậy Chánh niệm là năng lượng làm cho ta có mặt, làm cho vật kia hay người kia có mặt, và nuôi dưỡng đối tượng kia đồng thời nuôi dưỡng mình”.

Chánh niệm làm vơi đi đau khổ:

Bài liên quan

Do đó có thể nói thực tập Chánh niệm bên người đang đau khổ cũng là một phương pháp thực tập lòng từ bi. Khi ta thấy một người nào đó đang đau khổ, ta có thể giúp họ bằng cách đến ngồi cạnh họ, nhìn họ và nói chuyện với họ trong Chánh niệm thì nỗi đau khổ của người ấy sẽ giảm đi. Nếu lúc ấy ta không có Chánh niệm hoặc Chánh niệm quá yếu ớt thì ta sẽ không đủ khả năng làm người ấy bớt khổ. Người đang lìa đời cũng rất cần đến sự có mặt của ta.

Trong giờ phút lâm chung người ấy bị sự sợ hãi, cô đơn làm cho đau khổ thêm gấp bội nhưng nếu có một người có Chánh niệm đến tiếp xúc với người ấy, ban rải tình thương cho người ấy, niệm Phật cầu Phật tiếp dẫn người ấy thì người ấy sẽ ra đi một cách nhẹ nhàng. Mặc khác, nhờ Chánh niệm, chúng ta mới thấy rõ nguồn gốc của khổ đau của chính mình và người khác và thấy cả cách diệt trừ khổ đau ấy nên chúng ta có thể nhẹ nhàng dứt trừ khổ đau. Do đó có thể nói Chánh niệm làm vơi đi khổ đau.d.Chánh niệm tức là sự quán chiếu

Khi ta có Chánh niệm là ta có khả năng nhận diện được bất cứ những gì đang xảy ra ngay trong giây phút hiện tại, tiếp xúc với căn, trần hay thân, thọ, tâm, pháp trong bản thân ta.

Khi ta có Chánh niệm là ta có khả năng nhận diện được bất cứ những gì đang xảy ra ngay trong giây phút hiện tại, tiếp xúc với căn, trần hay thân, thọ, tâm, pháp trong bản thân ta.

Bài liên quan

Nhờ Chánh niệm chúng ta có thể nhìn sâu vào bản chất của các sự vật hiện tượng. Ví dụ nhìn sâu vào bông hoa hay một người nào đó ta có thể thấy được bản chất của những mầu nhiệm và khổ đau trong ấy. Đó là quán chiếu. Thấy được tự tánh của một bông hoa là thấy được tự tánh của vạn pháp nghĩa là thấy được bản chất chân thật của sự vật. Bản chất chân thật của bông hoa là bản chất vô sinh, vô thường, vô ngã và tương tức. Ta thấy thật chứ không phải chỉ thấy qua những danh từ này.

Mục đích của quán chiếu là để thấy được tự tánh. Đối tượng để quán chiếu có thể là chính mình. Ta không biết mình là ai, không biết chỗ yếu mạnh của chính mình, không biết mình có một kho châu báu, không biết mình có nhiều nội kết, tất cả đều do không biết tự tánh của chính mình. Phản quan, quan tự tánh chính là đem Chánh niệm trở về nhìn sâu và kỹ chân tánh mình.

Chánh niệm chính là sự trở về.

Chánh niệm chính là sự trở về.

Chánh niệm tức là tự làm chủ:

Bài liên quan

Khi ta có Chánh niệm là ta có khả năng nhận diện được bất cứ những gì đang xảy ra ngay trong giây phút hiện tại, tiếp xúc với căn, trần hay thân, thọ, tâm, pháp trong bản thân ta. Có Chánh niệm tức là tâm ta giữ được chủ quyền, ta có mặt trong cuộc đời và tiếp xúc với sự sống chân thật. Nếu không có Chánh niệm thì ta không còn là ta nữa, chúng ta sẽ trở thành người thất niệm, chúng ta làm mà chúng ta không biết mình đang làm gì, việc làm ấy đưa đến an lạc hay khổ đau.

Ví như một ngôi nhà hoặc một một ngôi vườn mà không có chủ thì sẽ tan hoang, tàn tạ, cũng vậy nếu chúng ta thiếu Chánh niệm thì thân của chúng ta sẽ yếu đuối, thọ của chúng ta sẽ đầy khổ đau, tâm của chúng ta sẽ rối ren, trong ta sẽ tràn ngập phiền não; chỉ khi nào ta có Chánh niệm thì mọi việc mới tốt đẹp trở lại cũng giống như một căn nhà có người chủ đang trông nom, sửa sang, quét dọn thì sẽ gọn gàng, sạch sẽ. Do đó có thể nói Chánh niệm là tự làm chủ..

Dù ở đâu, bất cứ lúc nào, ta cũng có thể thưởng thức được một tia nắng ấm, một hơi thở ngọt ngào hay sự hiện diện của một người thương. Ta đâu cần phải đi đâu xa, ta chỉ cần có Chánh niệm là hạnh phúc có thể có mặt.

Dù ở đâu, bất cứ lúc nào, ta cũng có thể thưởng thức được một tia nắng ấm, một hơi thở ngọt ngào hay sự hiện diện của một người thương. Ta đâu cần phải đi đâu xa, ta chỉ cần có Chánh niệm là hạnh phúc có thể có mặt.

Chánh niệm chính là sự trở về:
Bài liên quan

Trong cuộc sống hàng ngày, nếu không có Chánh niệm thì tâm ta lúc nào cũng rong ruổi ở tận đâu đâu ít có khi nào nó chịu trở về. Chúng ta lúc nào cũng như người bị lạc đường cứ đi loang quanh tìm kiếm mãi mà chẳng tìm ra một chỗ để dừng chân. Chính vì vậy, trong kinh: “thân hành niệm xứ” (Trung Bộ), Đức Phật dạy chúng ta trở về với thân, nhận diện tất cả các thành phần và động tác của thân. Trước hết, ta nhận diện thân ta trong các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi. Đó là một sự trở về đích thực. Sự trở về trong Chánh niệm đó tạo ra cho chúng ta nguồn an lạc, hạnh phúc không cần tìm đâu xa. Khi đạt được Chánh niệm trong tâm thì mọi biểu hiện, cử chỉ đều giúp ta trở về. Bởi vậy, Chánh niệm là trở về với chính mình, với gốc rễ của mình, với tâm linh của mình. .

Vì vậy có thể nói Chánh niệm chính là sự trở về.      

Hạnh phúc lúc nào cũng có mặt trong ta và ngoài ta, chỉ cần có Chánh niệm là chúng ta nhận diện nó dễ dàng.

Hạnh phúc lúc nào cũng có mặt trong ta và ngoài ta, chỉ cần có Chánh niệm là chúng ta nhận diện nó dễ dàng.

Chánh niệm giúp ta tiếp xúc với những gì mầu nhiệm:
Bài liên quan

Cuộc sống chung quanh ta đầy những mầu nhiệm, bầu trời xanh, ánh nắng vàng và nụ cười hồn nhiên của em bé có thể cho ta biết bao niềm vui. Hơi thở của ta cũng rất tuyệt diệu, nó cho ta sự sống mỗi ngày. Thế mà có người đợi khi bị suyễn hay bị nghẹt mũi rồi mới thấy hơi thở là quý. Sống có Chánh niệm là biết trân quý từng phút giây của hạnh phúc. Hạnh phúc lúc nào cũng có mặt trong ta và ngoài ta, chỉ cần có Chánh niệm là chúng ta nhận diện nó dễ dàng. Và khi ta nhận diện được nó thì những hạt giống an vui, tươi mát, lành mạnh càng phát triển mạnh mẽ trong ta. Dù ở đâu, bất cứ lúc nào, ta cũng có thể thưởng thức được một tia nắng ấm, một hơi thở ngọt ngào hay sự hiện diện của một người thương. Ta đâu cần phải đi đâu xa, ta chỉ cần có Chánh niệm là hạnh phúc có thể có mặt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp

Kiến thức 19:30 04/11/2024

Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.

Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết

Kiến thức 13:30 04/11/2024

Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.

Xem thêm