Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 06/08/2022, 10:31 AM

Những ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa, xã hội Thái Lan

Sau khi du nhập vào Thái Lan, Phật giáo được chấp nhận rộng rãi bởi giáo lý Phật giáo nhấn mạnh lòng khoan dung, từ – bi – hỷ – xả sớm ăn sâu vào tiềm thức và lối sống của người Thái Lan.

Phật giáo hình thành đạo đức, nhân cách

Chùa Phật đã đóng vai trò trọng trong xã hội Thái Lan từ hơn 700 năm qua kể từ thời kỳ nhà nước Sukhothay, đến nay nó đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống hằng ngày và có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các tầng lớp xã hội về các vấn đề tôn giáo, giáo dục.

Mặc dù các ngôi chùa trong thời hiện đại không còn đóng vai trò giáo dục phổ thông nữa do sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia, nhưng người Thái vẫn phải đến chùa để thực hiện nghi thức tôn giáo (1). Nhà chùa vẫn là nơi các Phật tử có thể đến để thỏa mãn nhu cầu đời sống tình cảm tâm linh, hướng về Đức Phật từ bi (2). Nhà chùa đóng vai trò giữ gìn nền nếp trong xã hội và duy trì nền văn hóa truyền thống, học đạo lý làm người, để học và tình yêu thương, vị tha và sự nhường nhịn (3). Trong cuộc đời của mỗi người dân Thái Lan, từ khi mới sinh đến lúc qua đời, luôn gắn bó và chịu ảnh hưởng đậm nét văn hóa Phật giáo. Các nghi lễ đều có hiện diện ảnh hưởng của Phật giáo (lập bàn thờ có tượng Phật và mời các nhà sư về cầu kinh làm lễ). Nghi lễ đầu tiên là sau khi đứa trẻ sinh được 3 ngày là nghi lễ cúng vía (Phi thi thăm khoẳn), tiếp đến là cúng đầy tháng (Phi thi thăm khoẳn đươn), cắt chỏm tóc (Phi thi Côn Phổm Phay),… Người Thái giao đứa trẻ cho nhà sư nuôi trong một giai đoạn nào đó, và khi sinh con, cha mẹ thường thỉnh y các vị sư đặt tên cho con mình (Phi thi tăng chư đệch), vì họ tin rằng được các nhà sư chọn tên vừa đẹp về mặt ngôn ngữ lẫn ý nghĩa (4), ngoài ra còn các nghi lễ khác như sinh nhật và mừng thọ (Phi thi thăm bun văn cợt lé thăm bun a dú),…

Triết lý nhà Phật đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi sinh hoạt của người dân đất Thái và là chất keo bảo vệ sự hòa thuận, cố kết cộng đồng trong xã hội Thái Lan.

Triết lý nhà Phật đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi sinh hoạt của người dân đất Thái và là chất keo bảo vệ sự hòa thuận, cố kết cộng đồng trong xã hội Thái Lan.

Trong văn hóa dân gian, Phật giáo đã đóng góp vào hình thành nhân cách đạo đức của con người, ở nghi lễ cắt chỏm tóc, mang ý nghĩa cho đứa trẻ trưởng thành sẽ gặp nhiều điều may mắn về sức khỏe và hướng thiện. Như vậy bắt đầu đứa trẻ trưởng thành đã ảnh hưởng các nghi lễ Phật giáo, cùng với những định hướng giáo dục của gia đình, người thân về làm phúc giúp đỡ người khác. Ngoài mặt tâm linh, các ngôi chùa Phật giáo còn là nơi cưu mang những đứa trẻ gặp khó khăn trong cuộc sống, những ngôi chùa ở vùng nông thôn đã là ngôi nhà tuổi thơ của những đứa trẻ trong cộng đồng đến nương tựa. Những đứa trẻ này thường được gọi là trẻ chùa - Dek Wat. Cuộc sống hàng ngày của các em nhỏ làm các công việc như những người nội trợ, không được các nhà sư trả lương nhưng được ăn uống, chỗ ở miễn phí và coi như được hưởng phúc. Trẻ em đến nương nhờ chùa phần lớn có cha mẹ là những nông dân nghèo, muốn gửi con trai của mình đến các nhà sư giúp đỡ. Tuy nhiên, một số trẻ em trong gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, nhưng cha mẹ vẫn muốn gửi con mình vào chùa, vì tin rằng chúng sẽ trở thành những đứa trẻ tốt do được các nhà sư chỉ dẫn về đạo đức và dạy chúng kỷ luật và những điều tốt đẹp về Đạo Phật. Nhiều người nắm giữ các chức vụ cao trong xã hội trướcđây đã từng trưởng thành từ trẻ chùa, điều này chứng tỏ cuộc sống trong chùa là có giá trị vì những đứa trẻ được trưởng thành trong môi trường đạo đức tốt.

Nghi lễ Phật giáo quan trọng ảnh hưởng đến đời sống của bất kỳ người đàn ông nào cũng đều phải trải qua, đó là lễ Thụ phong “Kan Upsombot hoặc Ordination Ceremony” (vào chùa tu). Theo phong tục truyền thống, đây là thời gian để con người có thể học trở thành người tốt, một việc làm có ý nghĩa để có đem lại được nhiều phúc nhất cho cha mẹ mình, vì vậy nam giới đều phải trở thành chú tiểu một thời gian nào đó trong đời. Phần lớn nam giới người Thái Lan sẽ tận dụng cơ hội để bày tỏ tấm lòng của mình đối với cha mẹ mình, thể hiện bằng việc vào chùa tu trước khi cưới vợ càng sớm càng tốt (5) (quy định được vào chùa tu là không dưới 20 tuổi, thời gian tu có thể từ 1-3 tháng). Có hai kiểu lễ Thụ phong: Banphacha cho chú tiểu, và Upsombot dành cho nhà sư. Một người phải trải qua 7 năm tu hành mới trở thành chú tiểu (6). Nếu người con trai nào đó, không vào chùa làm lễ thụ phong thì không được coi là một người trưởng thành và không giành được sự tôn trọng từ cộng đồng. Người được thụ phong sẽ được gọi là “Thít” (7). Mặc dù lễ thụ phong có thể diễn ra bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng thường chọn thời điểm 3 tháng mùa mưa hằng năm vì dịp này các nhà sư sẽ ở lại trong chùa (Dù chăm khauphăn sá). Trong lễ thụ phong, người đi tu sẽ trả lời một số câu hỏi, như: “Bạn có phải đàn ông không? Bạn có nợ nần ai không? Cha mẹ bạn có cho phép bạn trở thành chú tiểu không?”. Tất cả các câu hỏi này có nghĩa là để đảm bảo người thanh niên đã sẵn sàng, không vương vấn gì với đời sống xã hội để đi tu, có thể dâng hiến hầu hết thời gian của mình vào việc học về Phật giáo trong thời gian giá trị của cuộc sống trong chùa. Sau thời gian tu hành, các chú tiểu sẽ xuất tu và trở thành người thế tục trong khi đó một số khác vẫn tiếp tục cuộc sống tu hành thêm một thời gian nữa (8).

Ảnh hưởng của Phật giáo trong các các nghi lễ vòng đời

Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến nghi lễ cưới hỏi (Phi thi tèngngan). Trước khi làm lễ cưới, hầu hết các gia đình đều mời các nhà sư đến tụng kinh cầu chúc hạnh phúc cho cô dâu chú rể. Thông thường các nhà sư được mời từ buổi chiều trước ngày cưới. Buổi sáng hôm sau, đôi tân hôn đem thức ăn cúng dường cho các nhà sư trước khi tiến hành hôn lễ. Trong lễ cưới, các nhà sư cầu kinh chúc phúc và rưới nước thiêng lên tay cô dâu và chú rể, tiếp theo đó những người tham gia rưới nước từ một vỏ sò xuống bàn tay của đôi vợ chồng, đôi tân hôn quỳ xuống trên một chiếc bàn thấp, mỗi người được đeo một vòng hoa và một sợi dây màu trắng liên kết với nhau, để tượng trưng cho sự gắn bó cuộc sống tương lai (9).

Phật giáo gắn chặt với chu kỳ vòng đời cuối cùng của đời người lànghi lễ tang ma, (Phi thi phảu sộp, nghĩa là nghi lễ hỏa táng). Theo phong tục truyền thống, sau khi gia đình có người thân qua đời, thường làm lễ tại nhà hoặc đưa đến chùa sau đó đưa đi hỏa táng. Các nhà sư cũng đóng vai trò quan trọng về tâm linh qua các bước lễ nghi này… Lễ hỏa táng thường được tiến hành vào buổi chiều trong ngày, các vị sư có mặt và tụng kinh trong suốt quá trình cho đến khi quan tài người chết được đặt lên giàn thiêu. Người thân trong gia đình có người chết, dâng một tấm áo cà sa màu vàng cho nhà sư mặc để tiến hành làm lễ hỏa táng… Nhà sư trưởng đọc điếu văn tiểu sử về cuộc đời người chết và sau đó các vị sư khác tiếp tục tụng kinh. Nhà sư trưởng là người khởi hỏa châm đuốc lên giàn thiêu. Khi công việc thiêu xác đã kết thúc thì người nhà ở lại thu nhặt xương cốt còn lại để vào một chiếc hũ sành, Hằng năm, vào những dịp lễ tết, người nhà đem hũ tro ra chùa nhờ các nhà sư cầu cho vong hồn người đã khuất.

Nhà sư đã xuất hiện và gắn bó với rất nghiều nghi lễ quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, các nghi lễ này đều mang tính giáo dục cao trong cộng đồng. Từ lúc sinh đến lúc lìa cõi đời, các nhà sư cùng với ngôi chùa đã là chỗ dựa chủ yếu về mặt tinh thần của người Thái, có thể nói các nhà sư đại diện cho hiện thân của Đức Phật trong việc hình thành nhân cách, giáo dục cảm hóa con người và hướng tới điều thiện. Ngoài các nghi lễ quan trọng trong đời của mỗi cá nhân, những nghi lễ mang tính giáo dục trong cộng đồng được thể hiện rất nhiều qua các lễ hội của Phật giáo, các lễ hội là tương tác giữa người dân bản địa với các nhà sư, như là những hành động biết ơn đến các nhà sư, và những giáo lý Phật giáo.

Nghi lễ làm phúc (Thăm Bun) liên quan nhiều đến Phật giáo và phổ biến hằng ngày. Lễ làm phúc bao giờ cũng có các hoạt động làm món ăn, và một số đồ dùng khác… để dâng cho các nhà sư khi gia đình có công việc, như: cúng nhà mới, xe mới, cưới hỏi, tang ma... Trong dịp này, chủ nhà chuẩn bị mời và đón các nhà sư vào ngày đã định sẵn (10).

Trong buổi lễ, nhà sư tụng kinh bằng tiếng Pali, đọc một vài đoạn kinh ngắn, sau đó chủ nhà phải đọc theo. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình rất quan trọng trong ngày này, đó là phải lên kế hoạch chuẩn bị bữa ăn dâng cho nhà sư, bữa ăn đó phải là chất lượng cao, món ăn phải đa dạng, và số lượng nhiều, cùng với các món tráng miệng và hoa quả tươi, đồ uống không có cồn (11)…Trong các ngày lễ hội Phật giáo, lễ hội chùa (Ngan Wat) hằng năm thường được tổ chức ở hầu hết các ngôi chùa trên khắp đất nước, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, lễ hội chùa còn nhằm mục đích để tăng nguồn vốn tu sửa, hoặc xây dựng thêm những công trình mới của nhà chùa. Lễ hội chùa được tổ chức nhằm cho những mục đích cụ thể của nhà chùa và đồng thời cũng tạo cơ hội cho những người dân làm phúc sau dịp thu hoạch mùa vụ thông qua hoạt động quyên góp, v.v… Đây là thời điểm làm phúc tốt nhất và tận hưởng những khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người dân.

Ngày lễ Phật đản (Wan Visakhabucha) là một trong những ngày lễtôn giáo quan trọng nhất của Thái Lan, để tưởng nhớ đến ngày sinh, sự khai sáng của Đức Phật. Ngày này được coi là ngày trọng đại được tổ chức kỷ niệm trên khắp đất nước, các loại cờ Phật giáo được treo lên cùng với các hoạt động kỷ niệm được tổ chức theo quy mô trên toàn quốc. Trong dịp này, người dân chuẩn bị thực phẩm, bánh kẹo, đồ uống để dâng lên các nhà sư, để đến ngôi chùa gần làng và dành phần lớn thời gian vào các hoạt động nghi lễ Phật giáo. Ngày Visakhabucha phần lớn tổ chức hoạt động diễn ra trong khuôn viên nhà chùa, hoạt động không thể thiếu trong ngày này là dâng thức ăn cho các nhà sư, sau đó những tín đồ Phật giáo sẽ được nghe các nhà sư thuyết pháp, và tiếp tục tham gia nghi lễ rước nến (Wien Thien) đi vòng quanh chùa vào buổi tối (12). Lễ hội quan trọng khác dành cho các nhà sư là dịp Khau Phansa, thường diễn ra vào dịp đầu mùa mưa hàng năm, trong thời gian 3 tháng mùa mưa các nhà sư sẽ không rời khỏi nhà chùa, người dân sẽ cúng dường, bái lễ, cầu nguyện (13). Lễ hội KhaoPhansa là một trong những lễ hội Phật giáo lớn, được coi là lễ mở đầu cho mùa an cư của Phật tử. Vào ngày này, người dân sẽ cúng dường, bái lễ, cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình. Sau ba tháng mùa mưa, người Thái tổ chức lễ hội kết thúc mùa mưa (Ọc phănsả). Người dân sẽ tổ chức lễ rước nến và dâng tặng áo cà sa mới cho các nhà sư thể hiện sự biết ơn và tấm lòng thành kính với Phật giáo (14). Phật giáo đã ảnh hưởng lớn đến văn hóa Thái Lan thông qua các nghi lễ của mỗi con người từ khi sinh ra đến khi qua đời. Phật giáo đã gắn liền với xã hội Thái qua nhiều thế kỷ, vì vậy đã hình thành và tạo nên nhiều nghi lễ truyền thống, phần lớn các nghi lễ ấy có tác động đến việc giáo dục hình thành nhân cách con người (15)… Có thể thấy thông qua niềm tin và ảnh hưởng giữa Phật giáo (đại diện là các nhà sư) với các Phật tử (người dân) có sự tương tác trên nhiều mặt cuộc sống, đã góp phần tạo nên một xã hội hài hòa và tốt đẹp hơn. 

Chú thích: 

1. https://www.learnthaistyle.com/thai-life/2016/09/07/the-role-of-temples-in-thaisociety/

2. http://phathoc.net/PrintView.aspx?Language=vi&ID=52464A

3. http://dulichdisanviet.vn/thong-tin/van-hoa-phat-giao-tai-dat-nuoc-thai-lan

4. https://www.tourthailan.net.vn/van-hoa-thai-lan/dau-an-phat-giao-trong-nen-vanhoa-xu-chua-vang.html

5. Thông thường là trước khi lập gia đình, người Thái tin rằng nếu những người đànông mà vào chùa tu sau khi lập gia đình, thì vợ của người đó sẽ nhận được mộtnửa phúc, mà đáng ra bố mẹ phải là người phải được hưởng hết phúc đức để saukhi chết sẽ được tái sinh.

6. (P. 49. A Survey of Thai Arts and A chitectural Attractions - ChulalongkornUniversity, Bangkok, 1998.

7. Từ này xuất phát từ “Bundhit”. Bundhit có nghĩa là một “người có học” hoặc“học giả”

8. Đặc biệt một số ít trong số họ có thể dành toàn bộ cuộc đời của họ cho đời sống tu hành. Tuy nhiên, việc ở lại tiếp tục để trở thành nhà sư hay không phụ thuộcvào phúc đức và sự tu tập của mỗi người trong việc duy trì được 227 điều tronggiới luật đối với các nhà sư hay không.

9. https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha245.htm

10. Tùy theo từng gia đình, chủ nhà có thể mời số lượng 2, 3, 5 nhà sư, hoặc tốt nhấtlà 9 nhà sư. Số 9 trong tiếng Thái đọc là “Cao”, nghĩa là phát triển.

11. Bữa ăn của các nhà sư bắt đầu trước 11 giờ trưa, theo phong tục, bữa ăn của cácnhà sư phải kết thúc vào trước 12 giờ trưa, vì vậy các hoạt động tụng kinh cầuphúc đều kết thúc trước 11 giờ trưa.

12. Mỗi người cầm trên tay một ngọn nến đang cháy, một bông hoa và 3 nén hươngđi vòng quanh khu nhà cầu nguyện của ngôi chùa ba vòng. Điều này để tưởngnhớ đến công ơn của Đức Phật (đó là những bài thuyết giảng về đạo đức của ĐứcPhật và các môn đệ của Đức Phật).

13. https://vietnammoi.vn/sap-dien-ra-le-hoi-phat-giao-khao-phansa-o-thai-lan119976.html

14. https://thailansensetravel.com/le-hoi-phat-giao-khao-phansa-vo-cung-quantrong-cua-thai-lan-n.html

15. https://www.baanjomyut.com/library_2/extension-1/buddhism_culture/02.html

Nguyễn Hồng Quang 

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm