Những câu chuyện minh chứng về dấu vết của kiếp luân hồi
Vấn đề luân hồi, tái sinh, tiền kiếp, hậu kiếp chỉ được xem như là vấn đề của một số thuyết tôn giáo. Ngày nay, chính các nhà khoa học đã bắt đầu thực sự tiến bước vào sâu trong lĩnh vực nghiên cứu vấn đề này.
Dưới đây là những câu chuyện về dấu vết của kiếp luân hồi ở một số quốc gia khác nhau trên thế giới:
Dấu vết của kiếp luân hồi: Bớt chuyển sinh
Ở một số vùng thuộc châu Á, người dân thường dùng muội than đánh dấu lên thi thể người chết với hy vọng linh hồn người đó sẽ đầu thai vào gia đình cũ. Theo họ, những vết đánh dấu ấy sẽ trở thành vết bớt khi người ta đầu thai sang kiếp khác. Vì thế, họ cho rằng các vết bớt trên cơ thể người là bằng chứng của thuyết luân hồi.
Năm 2012, Jim Tucker, một bác sĩ tâm thần kiêm giáo sư tại trường Đại học Y bang Virginia, Mỹ, và Jurgen Keil, nhà tâm lý học, cựu giáo sư Đại học Tasmania, Australia, gửi một bài báo đến tạp chí Scientific Exploration. Trong bài báo, hai ông miêu tả chi tiết quá trình nghiên cứu những đứa trẻ có bớt ở vị trí tương ứng với dấu vết trên thi thể người thân của chúng.
Cậu bé có tên viết tắt K. H. ở Myanmar là trường hợp nổi bật nhất trong nghiên cứu của Jim Tucker và Jurgen Keil. Em mang một vết bớt trên cánh tay trái, trùng với vị trí mà người hàng xóm đã dùng muội than để đánh dấu lên thi thể ông cậu, người qua đời 11 tháng trước khi K. H. chào đời. Các thành viên trong gia đình và nhiều người khác xác nhận về sự trùng hợp của vết bớt.
Khi hơn hai tuổi, K. H. gọi bà là “Ma Tin Shwe”, cách gọi riêng của người ông quá cố. Những người con của bà cụ đều gọi bà là “mẹ”, còn những người khác thì gọi là “Daw Lay” hoặc “dì”. K. H. gọi mẹ cậu là “War War Khine” giống cách người ông gọi thay vì gọi “Ma War”.
Mẹ của K. H. kể rằng vào thời kỳ mang thai cậu bé, cô từng mơ thấy cha. Ông nói: “Cha muốn sống với con”. Vết bớt trên cơ thể K. H. cùng cách cậu bé gọi người thân khiến những người trong gia đình cho rằng giấc mơ của cô đã thành sự thật.
Cậu bé nhớ rõ gia đình và cái chết ở kiếp trước
Câu chuyện của cậu bé 6 tuổi Taranjit Singh sống ở làng Alluna Miana, Ấn Độ, là một trường hợp đáng ngạc nhiên về kiếp luân hồi.
Hồi hai tuổi, Taranjit Singh tuyên bố tên thật của cậu là Satnam Singh và cậu chào đời ở làng Chakkchela, thành phố Jalandhar, cách làng Alluna Miana khoảng 60 km.
Taranjit kể Satnam là một học sinh lớp 9, con trai của Jeet Singh, và chết vào ngày 10/9/1992 do vụ va chạm với một người đàn ông lái xe máy khi đang đi xe đạp từ trường về nhà. Cậu bé nói thêm những cuốn sách cậu mang theo lúc đó đều thấm máu của cậu. Ngoài ra, Satnam còn có 30 rupee trong ví. Vì Taranjit một mực khẳng định và câu chuyện quá ly kỳ, ông Ranjit, bố của cậu bé, quyết định tìm hiểu sự thật.
Một giáo viên ở làng Jalandhar nói với Ranjit rằng ông quen Satnam, nam sinh đã chết trong vụ tai nạn và cha cậu đúng là Jeet Singh. Ông tìm đến gia đình Satnam, họ khẳng định tính chân thật của chi tiết những cuốn sách đẫm máu và số tiền trong ví cậu. Khi Taranjit gặp họ, bé có thể chỉ ra Satnam trong ảnh gia đình, theo IanLawton.
Vikram Raj Chauhan, một bác sĩ pháp y, đọc câu chuyện của Taranjit trên báo và quyết định điều tra thêm. Ông lấy mẫu chữ viết tay của Satnam ra so sánh với chữ viết của Taranjit. Mặc dù cậu bé 6 tuổi chưa thể viết thành thạo, nét chữ của em khá giống với nét chữ của Satnam. Bác sĩ Chauhan kể lại câu chuyện kỳ lạ với các đồng nghiệp. Họ cũng phát hiện những trường hợp tương tự khác.
Dấu vết của kiếp luân hồi: Cậu bé chào đời với dị tật bẩm sinh giống vết đạn bắn
Ian Stevenson, một giáo sư ngành tâm thần học tại trường Đại học Virginia, chỉ tập trung nghiên cứu thuyết luân hồi. Năm 1993, tạp chí Scientific Exploration đăng một bài nghiên cứu của ông về các vết bớt hoặc dị tật bẩm sinh liên quan đến kiếp trước. Ông phát hiện người ta không rõ nguyên nhân hình thành của hầu hết các dị tật bẩm sinh.
Nghiên cứu của giáo sư Stevenson cũng đề cập đến trường hợp một cậu bé ở Thổ Nhĩ Kỳ, người nhớ về cuộc sống của một người đàn ông từng qua đời bởi súng của kẻ khác. Theo hồ sơ ở bệnh viện, viên đạn găm vào hộp sọ bên phải của người đàn ông. Cậu bé Thổ Nhĩ Kỳ mắc tật microtia khiến tai ngoài nhỏ và nửa mặt bên phải của nhỏ hơn nửa kia. Tật microtia xuất hiện với tỷ lệ 1/6.000 trẻ, trong khi người ta ước tính 1/3.500 đứa trẻ mắc tật nửa mặt nhỏ, Boston Children’s Hospital cho hay.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm