Những câu chuyện về nhân quả báo ứng
Nhân quả là quy luật tồn tại khách quan trong cuộc sống, không do bất cứ một ai tạo dựng. Đức Phật là người phát hiện ra quy luật nhân quả nhưng không phải là người tạo dựng ra luật nhân quả.
Truyện cổ Phật giáo: Nói lời ác phải chịu quả báo
1. Kinh Ngạ Quỷ Báo Ứng:
“Tôn giả Mục-Kiền-Liên là vị có thần thông đứng đầu trong hàng Đệ tử của đức Phật, nên có khả năng thấy rõ sự báo ứng thiện ác của tất cả chúng sanh trong sáu đường không lẫn lộn. Bấy giờ, ở bờ sông Hằng có một con Quỷ hỏi Tôn giả rằng: Tôi mỗi lần cử động thân thể thì lửa bốc cháy toàn thân, khổ sở vô cùng không thể chịu nổi, là do tội gì gây nên?
Tôn giả đáp: Khi còn làm người, ngươi vui thích giết hại chúng sanh để ăn nhậu nên hiện tại phải chịu khổ sở ấy, nhưng quả báo chính thức thì sẽ chịu ở Địa Ngục.
Một con Quỷ khác thường bị đau đớn do nhức đầu và năm căn lở loét, hỏi Tôn giả do tội gì gây nên?
Tôn giả đáp: Khi còn làm người, ngươi đã tà dâm ở trong khuôn viên thanh tịnh của Tháp, Miếu; nên hiện tại chịu quả báo ấy.
Một con Quỷ khác thường ở những chỗ bất tịnh để ăn uống các đồ dơ bẩn, thân thể bị bám đầy chất ô-uế, hỏi Tôn giả do nguyên nhân gì?
Tôn giả đáp: Đời trước, ngươi là một Bà-la-môn không tin Phật pháp, thường lấy thực phẩm dơ bẩn bố thí cho các Sa-môn trì Giới thanh tịnh; vì nguyên nhân đó, nên bây giờ phải chịu khổ báo ô-uế như vậy.”
Chiến dịch 'Ngưng tạo nghiệp': Mua một ngà voi nhận một quả báo
2. Kinh A-Hàm:
“Tôn giả Mục-Kiền-Liên nói với Tỳ kheo Lặc-Xoa-Na rằng: Tôi thấy một người thân thể rất to cao, có cái lưỡi rất dài và rộng đang bị cái rìu rất sắc bén cắt chém. Lại thấy một người kẹp dưới hai nách hai bánh xe sắt cháy đỏ, bị đau đớn vô cùng vừa chạy vừa kêu khóc. Tỳ kheo ấy đến trình bạch đức Phật, Ngài dạy: Người bị cái rìu sắc bén cắt chém lưỡi, tiền thân vốn là một Sa-di tu tập vào thời đức Phật Ca-Diếp, do lén trộm đường phèn của chúng Tăng để ăn mà bị quả báo như vậy. Người kẹp hai bánh xe sắt nóng dưới nách cũng là một Sa-di tu tập vào thời đức Phật Ca-Diếp, do lén trộm bánh của chúng Tăng kẹp trong nách, bởi tội lỗi ấy nên phải chịu khổ báo bi thảm như thế.”
3. Kinh Đại Tập:
“Có con rồng cái mù mắt, trong miệng thối nát bầy nhầy như phân giải, có vô số côn trùng rúc rỉa ăn uống, máu mủ tuôn chảy; thân thể thì bị các loài ruồi độc cắn xé. Với tâm đại từ đại bi, đức Phật rất thương cảm con rồng mù ấy, Ngài hỏi: Vì nhân duyên gì mà con phải mang cái thân đau khổ như thế?
Rồng đáp: Đời này con phải chịu cái thân khổ sở, không giây phút nào dừng nghỉ như vậy, do bởi trong quá khứ vào thời đức Phật Tỳ-Bà-Thi giáo hoá, con là một Tỳ kheo Ni thường nghĩ đến việc dâm dục và đã phạm Giới dâm trong ngôi Già-lam; lại còn mong muốn nhiều tài vật của kẻ khác, và nhọ nhận quá nhiều vật cúng dường của Thí chủ. Do vậy, con đã trải qua chín mươi mốt kiếp chịu đủ mọi khổ đau trong Ba đường ác dữ, xin đức Thế Tôn đại bi cứu vớt cho con. Bấy giờ, đức Thế Tôn dùng tay rảy nước trên thân rồng, tức thì tất cả sự nhơ nhớp đều biến mất, đôi mắt hết mù thấy rõ mọi vật. Rồng hướng về đức Phật xin được thọ Tam quy, với tâm đại từ bi, đức Phật truyền pháp Tam quy cho rồng.”
Nghiệp còn hay mất sau khi chết?
4. Kinh Hộ Khẩu:
“Có một Ngạ Quỷ hình tướng rất xấu xí, thân thể bị lửa bốc cháy, trong miệng bò ra vô số con giòi, máu mủ tuôn chảy hôi hám, rong chạy khắp nơi, kêu gào thảm thiết. Bấy giờ, A-la-hán Mãn Túc hỏi Ngạ Quỷ rằng: Trong quá khứ con đã tạo tội gì, mà đời này phải chịu quả báo khổ đau như vậy?
Ngạ Quỷ đáp: Trong quá khứ, con là một Sa-môn, vì luyến tiếc tham chấp tài sản không giờ nào quên, nên chẳng giữ gìn Oai-nghi, Giới Cấm, mở miệng thì nói thô ác, nếu thấy ai tinh tấn giữ Giới lại thường chửi rủa huỷ báng, nhìn bằng nửa con mắt đầy ác cảm, lại còn tự thị giàu có mạnh khỏe để tạo vô lượng tội lỗi; giờ đây, nghĩ lại rất hối hận nhưng chẳng còn kịp nữa, xin Tôn giả khi trở về cõi Diêm-phù-đề, nên kể lại hình tướng xấu xí của con để răn bảo các Tỳ kheo hãy khéo léo bảo hộ khẩu nghiệp, đừng bao giờ vọng ngữ.”
5. Kinh Hiền Ngu Nhân Duyên:
“Tôn giả Xá-Lợi-Phất thấy một con Quỷ Chó hai chân bị què nằm trên đất, động lòng từ bi liền lấy thực phẩm khất thực trong bình bát cho nó và vì nó thuyết pháp. Nhờ được nghe pháp, khi chết Quỷ Chó được thác sanh làm con của một gia đình Bà-la-môn ở nước Xá-Vệ, tên là Quân Đề. Về sau xuất gia làm Đệ tử ngài Xá-Lợi-Phất, và được học tập nhiều môn Phật pháp nên tâm ý được khai mở, lại kiên trì giữ Giới Cấm, do vậy được chứng quả vị A-la-hán. Nhờ đó, thấy rõ tiền thân của mình bị đọa làm Quỷ Chó nên càng tăng thêm sự tinh tấn. Tôn giả A-Nan bạch đức Phật: Xưa kia, người ấy tạo tội ác gì mà đọa làm thân Quỷ Chó và làm điều thiện gì mà đời này được chứng Đạo quả?
Đức Phật đáp: Vào thời quá khứ, trong giai đoạn đức Phật Ca-Diếp giáo hoá, người ấy là một Tỳ kheo trẻ có âm thanh trong trẻo, tụng Kinh xướng tán rất hay, lại trì Giới Luật rất nghiêm túc, thấy một Tỳ kheo già đang tụng Kinh âm thanh rất dở, nên chê rằng: Giọng tụng Kinh của Trưởng Lão này như chó sủa. Sau đó, biết vị Tỳ kheo già đã chứng Đạo quả nên rất sợ hãi tự trách, bèn đến vị Tỳ kheo già xin sám hối tội lỗi. Do bởi người ấy nói lời ác độc mà trải qua năm trăm đời đọa làm thân chó, và do người ấy xuất gia trì Giới nghiêm túc nên đời này được gặp Ta, nghe pháp và được giải thoát.”
(Trích từ: Giới Luật và Nghiệp Báo Của Sự Phạm Giới)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm