Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 21/10/2020, 11:35 AM

'Nắng và mưa' qua cái nhìn của nhân quả

Trong cuộc sống có đôi khi chúng ta lầm tưởng, mọi thứ đều diễn ra quá êm đẹp và theo chiều hướng tốt để ta có thể đạt được cái mà chúng ta muốn có. Nhưng không hẳn là như vậy mà lắm lúc chúng ta quên đi sự vô thường và biến hoại của vật chất trong từng giây phút đi qua.

'Thái độ sống bảo vệ môi sinh' dưới quan điểm của Phật giáo

Ta có thể tận mắt nhìn một đám mây đang bay ngang trước mắt, nhưng rồi nó cũng phải biến tướng dời đi nơi khác mà không còn nguyên vẹn như ban đầu chúng ta đang có cảm thọ là đám mây kia vẫn ở vị trí cũ.

Và tương tự như vậy, mưa luôn là đối tượng để mọi vật hấp thu thêm nguồn năng lượng, bổ dưỡng thêm cho cây cối, thềm cỏ xanh và những loài côn trùng, sinh vật nhỏ. Từ đó mưa thấm dần vào lòng đất để cấu tạo địa chất, một sự sống không thể thiếu đối với loài người. Hạt mưa dù bé nhỏ đến đâu nhưng vẫn mang một giá trị sống nhất định nào đó cho những nhà khoa học và môi trường lặn lội đi tìm mãi, nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu và sự nóng lên của trái đất ngay trong lòng chính chúng ta. Như thế Đức Phật luôn là con người tiên phong, nắm vững những khái niệm nhân quả có liên quan đến mối “tương quan tương duyên” mỗi khi ánh nắng bình minh bắt đầu vươn lên thì vô vàn, hàng ngàn hạt sương được chuyển qua một đời sống mới ‘tái sinh’.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tức nhiên chúng ta sẽ thấy rõ hơn về việc nó nhường chỗ cho những sinh vật khác biểu hiện. Lúc đó trời đất sẽ khác đi, những thay đổi của tâm thức vạn vật được nhận thức như một tiếp nối ‘chẳng sinh mà cũng chẳng diệt’ chỉ qua con mắt thường của chúng ta mới có giới hạn, giới hạn từ trong tiếng sấm sét, tiếng của đôi cánh nhạn bay qua sông. Không những thế chúng ta còn lúng túng khi biết sự hiện hữu bất thường của 'mưa và nắng', thế mà đôi khi con người lại sợ hãi, ít có chấp nhận sự thay thế của một trạng thái khác nhau.

Hôm tôi đi viếng chùa Đậu ở tỉnh Hà Tây, giữa đường xe dừng lại, hỏi thăm ngỏ vào chùa có hai Thiền sư đắc đạo, có người bảo đi lối này, người kia chỉ hướng phía trước, rồi có người dẫn đường cho xe vào một con đường khác. Trong khi ngồi trên xe mọi người ai cũng cho rằng mình đã đi sai “đạo lộ”, có bác muốn cho xe quay về, có Cô nói, mình cứ đi thử một đoạn nữa xem sao? Có lẽ lúc này với ai cũng đều đúng cả vì chúng ta ai cũng có một hình dung riêng về bhùa Đậu trong đầu, trong vị trí lịch sử. Thế rồi mọi con đường lúc nảy được mọi người chú ý ca tụng lại là cuối cùng chỉ còn duy nhất một con đường đi vào chùa Đậu mà thôi. Bởi vậy chúng ta thường nghĩ cái gì của ta xảy ra là nhất định phải đúng, đúng theo sự máy móc từ vô lượng kiếp, nghiệp lực, tập khí hay còn gọi là nắng và mưa nếu được thay đổi sẽ từ từ.

Hạnh kham nhẫn của thiên nhiên kỳ diệu

Có một con đường chuyển hóa ngay trong mọi suy nghĩ, cái thấy chánh niệm. Bầy kiến cũng thế, nếu chúng biết thời gian lột xác thì nó sẽ biết chọn đất đào hang hay cuốn tổ vào một thân cây khỏe khoắn, tập đi tìm lương khô để thoát thân và gửi mình vào cho một đoàn thể. Khi chúng tìm đủ mọi cách để tồn tại thì nhờ cậy sự bảo hộ hay phải gia nhập vào một sự sống mới. Một khi mưa rơi xuống mặt đất mềm là lúc có nắng hiện lên trên táng cây cổ thụ và khi nhân quả cho và nhận là lúc hạt giống thiện ác, bao dung, nóng giận được cất kỉ bên trong tạng thức. Như chúng ta biết tạng thức là cái bao chứa đựng tất cả những tập khí, đối tượng khác nhau, tùy thuật vào khả năng xử lý của ý thức để những suy nghĩ có phần nhận diện 'chọn lựa' cho ra bằng được cái mà mình muốn tiếp nhận( bông hoa thơm, dòng nước mát, hạt bụi nhỏ, cành lá khô, giận, thương, tâm hồn đẹp, buồn vui…) khi ta có cái nhìn cụ thể khỏi vướn mắt rồi thì mỗi tướng trạng “câu sanh chủng tử” trên lại một lần nữa sẽ rời ta mà đi hay ở lại, tùy vào tâm hành quyết định:

“Khi căn nhà mục nát

Là mưa dột thấm vào

Nắng xuyên qua khe hở

Tìm đâu người khéo lợp”

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sau những ngày gieo hạt, quán chiếu vào từng sự sống, ta có thể thấy rõ hơn về quan điểm nhân quả và khi ‘nhìn sóng không phải sóng’ là hiện tượng ‘một có trong tất cả’. Chúng ta cần phải nỗ lực quan tâm hơn về sự tàn phá hủy hoại môi trường sống, đừng bỏ qua việc nhỏ hay vụn về xả rác. Ta nên thực tập sống có lợi ích để giảm bớt hiểm họa về sức khỏe, nguồn nước, cây xanh thiếu dần. Như chính vườn tâm của Đức Phật luôn là một mái ấm cho nhân loại học hỏi, tìm kiếm để yêu thương đồng loại.

Riêng tôi rất đồng cảm với sự quan tâm nguồn nước thải, chuyển hóa rác, nhặt rác bẩn và tiêu thụ bao ni lông của Thượng tọa Giác Viên, Chùa Từ Đức, Cam Ranh. Tôi may mắn được Thượng tọa hướng dẫn cụ thể về phương pháp duyên sinh là “Cái này có, tức cái kia có, cái nay sinh thì cái kia sinh” mới đây tôi mới làm thiết thức hơn cho những con người gần tôi và những lòng lề đường sum quanh ven đường hay những núi rác ở chợ, bến xe, ga tàu, chung cư, sân chơi giải trí, đặc biệt là nơi ngồi nghe pháp thoại, thiền trà, nhà hàng chay sân vườn…Khi ta biết lắng nghe về những mối nguy hại ấy là cuộc sống ta giàu có hơn, suy nghĩ thoải mái hơn, tâm tư con người ta khỏe mạnh hơn và các thế hệ tiếp theo có đạo đức lành mạnh hơn.

Trong dịp kỷ niệm ngàn năm Thăng Long Đô Hội, chúng ta cần phải thể hiện niềm biết ơn sâu sắc đối với đất nước là tự thân của mỗi chúng ta cần dọn bớt rác (Rác bên trong tâm lẫn ngoài tâm) có được những hành động như thế là ta đã ăn mừng và nhớ về cội nguồn tâm linh, cội nguồn tổ tiên rồi, đừng để đến lúc mưa và nắng, thiên tai hủy hoại và địa chấn khủng bố thì ta mới chịu đứng yên thở nhẹ vỗ tay.

Cho nên cuộc đời không như chúng ta nhận thức chỉ vài chút qua loa trên bề mặt “cái thấy” sắc và không. Lẽ dĩ nhiên mọi người phải nhìn được tuệ giác ta là núi, ta là dòng sông và đôi khi ta còn là sự tương tức. Có như vậy thì chúng ta mới đồng hành vào một thế giới duyên sinh, thế giới của sự trở về nương tựa nơi hành tinh xanh này. Như Đức Phật có dạy (cái gì là lõi cây, cái ấy sẽ tồn tại lâu dài). Mỗi khi tôi có dịp đi ra đường vào buổi sáng, thấy từ những con đường bị kẹt xe hằng giờ đồng hồ, trong tôi luôn thở ra những hơi thở bình an và nở ra những đóa hoa tình thương, vì tôi nghĩ mình có thể đóng góp cho xã hội những chất liệu nuôi dưỡng hiểu biết, cảm thông vào con đường đang bị hâm nóng bởi do khí thải, và cảnh người xô đẩy nhau, hấp tấp chen lấn, có khi xô ngả va chạm vào nhau để chiếm được làn xe. Tranh thủ đuổi theo phía trước để tìm cách đến đích. Một sự ‘vọng tưởng’ vô ích.

Sống biết tiết chế là giữ gìn cho đất Mẹ

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thấy vậy tôi thường hạn chế đi ra ngoài, do tôi biết chắc nếu tôi bước ra đường thì mặc nhiên vô tình đã làm khổ lụy thêm trái đất phải gánh nặng bởi sự ô nhiễm và sẽ đụng đến cái tư tưởng đúng đắng của những đối tượng tham gia giao thông. Muốn tiêu thụ tất cả các loại năng lượng, còn đối với những nhà tu hành, họ thường quán niệm rất rõ về sự cống hiến và sự bảo tồn năng lượng, họ luôn xem việc ra đường là đã sả rác, đã làm chết đi môi sinh và họ chọn cách đi bộ để nuôi dưỡng sự sống trong từng tế bào. Chính vì vậy đừng nên để cuộc sống của chúng ta rơi vào “ giọt dầu được bỏ vào bát sữa”. Tôi cảm nhận Thượng tọa Giác Viên luôn thực tập nghiêm túc về sự có mặt của Thầy trong việc làm mới môi trường, vì Thầy thường chia sẻ với mọi người rằng là chúng ta đang sống trong bầu khí quyển của dòng ngân hà và nhờ vào nguồn nước, rau sạch, bóng mát. Thầy đề nghị tự thân mỗi người hạn chế đốt cháy năng lượng xanh mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày.

Vừa rồi tôi có chuyến ra Bắc, sau đó được lên Mộc Châu, tôi được một người thân giải thích rằng, bây giờ chè xanh cũng phải chung số phận cho việc tiêu thụ nhanh. Người sơn phu được huấn luyện kỹ lưỡng trong việc bơm thuốc vào từng đọt trà, nếu muốn vườn chè có năng suất, đọt trà xanh thì người chủ sơn trang cần phá bỏ những rào cản của sự sống để thu hoạch trà ngắn thời gian và làm lợi cho việc kinh doanh của những người thu mua. Ngày nay, những ngày mưa không theo mùa nữa và thiên tai đến bất thường, bởi vậy đời sống của mọi cá thể đang gặp khó khăn và lối sống nhờ vả thiên nhiên đang là mối đe dọa làm trái đất vỡ dần.

Kinh Tâm - Thích Pháp Bảo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm