Nhân quả có thể thay đổi được hay không?
Nhân quả khác với số phận là có thể thay đổi được. Nhờ đó, con người có thể chuyển xấu thành tốt, chuyển họa thành phúc, chuyển mê thành ngộ. Thực hành được những điều đó chính là người khéo biết tu vậy.
Bà cụ bán xôi nghèo cưu mang người đàn ông tâm thần
Nói đến nhân quả là nói đến sự tương quan, tương duyên mật thiết với nhau bằng những hành động do chúng ta làm ra. Làm lành được hưởng phước an vui hạnh phúc, làm ác phải chịu quả khổ đau vô cùng tận, đó là một sự thật công bằng, chúng ta có thể qua mặt được pháp luật, nhưng không thể chạy trốn toà án nhân quả được khi hội đủ nhân duyên.
Trong Kinh A-hàm, đức Phật đưa ra ví dụ rất hay: “Có một nắm muối, nếu ta bỏ vào ly nước nhỏ thì ly nước ấy sẽ bị mặn, ta không thể uống được. Cũng cùng một nắm muối đó, nếu ta bỏ vào một lu nước lớn, tuy có nắm muối hoà tan nhưng vì nước trong lu quá nhiều, cho nên nước hơi măn mẳn ta có thể dung xài hoặc giải khát tạm thời được. Cũng cùng một nắm muối đó, ta đem bỏ vào một hồ lớn, tuy có nắm muối bỏ vào, nhưng nước trong hồ quá nhiều, vì vậy nắm muối không thể chi phối được, do đó ta có thể dùng xài bình thường.
Nhà Phật dụ cho nắm muối là nghiệp xấu ác, còn nước là nghiệp thiện lành và khả năng tu tập của mỗi người. Tuy trong nhà Phật có nói rằng, gieo nhân nào gặt quả nấy, nhưng nhân quả do hành động của mình tạo ra từ thân, miệng, ý thì cũng từ chính mình ta có thể thay đổi, chuyển hóa được. Cũng như trước kia, lúc còn nhỏ, quý vị chưa biết hút thuốc, uống rượu, cờ bạc…đến khi lớn lên, hòa vào đời sống cộng đồng, quý vị thấy người ta làm điều đó, rồi quý vị bắt chước một vài lần nếu ai chịu tiếp tục huân tập một thời gian thì quý vị cũng biết hút thuốc, biết uống rượu, biết cờ bạc như ai vậy.
Tạo thiện nghiệp để xóa bỏ ác nghiệp
Rồi thời gian trôi qua theo năm tháng, quý vị có duyên được đến chùa học hỏi, nghe pháp biết tu tập, quý vị thấy rằng đây là những nghiệp tập không tốt đẹp, hao tiền tốn của và dẫn đến bệnh tật, đau yếu… làm cho vợ con, người thân trong gia đình lo âu, sợ hãi làm giảm đi niềm an vui hạnh phúc. Khi chúng ta biết rõ đây là những tập nghiệp xấu thì từ đó ta ý thức biết được sự tác hại của nó, quý vị tự từ bỏ chứ không phải ai ép ta bỏ được. Nếu như quý vị không tự ý thức, không chịu từ bỏ thì dù cho đức Phật hiện tiền cũng không thể nào giúp cho quý vị bỏ được.
Nắm muối bỏ vào ly nước là đức Phật dụ cho nhân nào quả nấy để ám chỉ cho hạng người buông trôi theo số phận, chẳng chịu cố gắng làm lại cuộc đời vì nghĩ rằng số tôi như thế mà chấp nhân sống trong đau khổ lầm mê.
Nắm muối bỏ vào lu nước lớn là dụ cho người đã cố gắng thay đổi bỏ bớt, nhưng không bỏ được hoàn toàn dù sao cũng đỡ hơn hạng người trước.
Hạng người thứ ba là hạng người hoàn toàn chuyển nghiệp xấu ác do biết tu thân, tu giới và tu tâm niệm rộng lớn cho nên đức Phật dụ cho nắm muối bỏ vào một hồ nước lớn.
Chúng ta hãy thường xuyên suy xét và kiểm soát chặt chẽ từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động mà có hại cho mình và cho người thì ta nhất quyết không làm. Còn những gì mà ta thấy có lợi cho mình và người thì ta cố gắng làm không bỏ qua, dù cho đó là một việc rất nhỏ. Nhờ tâm phát nguyện rộng lớn như thế, ta sẽ vượt qua được những chướng duyên nghịch cảnh trong cuộc đời. Vì sao? Vì theo đạo lý nhà Phật, ai sinh ra trong cõi đời này hầu như không ít thì nhiều, từ lớn đến nhỏ dù không làm ác nhiều cũng làm ác ít. Bởi vì chúng ta chưa có sự hiểu biết chân chính, chưa có lòng tin nhân quả vững chắc, do đó chắc chắn ai cũng có sai lầm.
Ngày nay, chúng ta may mắn gặp được thầy lành bạn tốt có đầy đủ phúc duyên, tuy điều kiện của chúng ta không được tốt đẹp trọn vẹn như người khác. Nhưng ta không có gì phải buồn phiền, khổ đau, trách móc, đổ thừa tại bị thì là… Bởi vì chúng ta biết Phật pháp, biết thực hành những lời Phật dạy, biết rõ nhân nào dẫn đến sa đọa khổ đau, nhân nào dẫn đến an vui, hạnh phúc.
Khi đau ta biết thân này đau vì nghiệp tập nhiều đời nhiều kiếp mình đã gieo tạo trong quá khứ, nay ta biết được hậu quả của nó làm cho mình người khổ đau, thì ta nhất quyết không để cho tái phạm nữa, đến khi hội đủ nhân duyên thì nghiệp xấu sẻ hết. Nhờ vào sự tinh cần tu tập, mà ta chuyển hóa được nỗi khổ niềm đau, vươn lên và vượt qua cạm bẫy cuộc đời.
Theo định luật nhân quả thì có vay ắt phải có trả hay “gieo gió gặt bão”. Nếu nói một cách cứng ngắt như vậy, vô tình chúng ta cho rằng luật nhân quả là cố định, là bất biến, điều đó chỉ đúng một phần, chưa đúng hẳn. Vì sao? Nó chỉ đúng đối với những hạng người bèo dạt mây trôi, không đủ ý chí và nghị lực để buông xả thói quen xấu của mình. Cho nên lý nhân quả rất tế nhị và sâu kín nhiệm mầu chúng ta thường nghe nói nhân nào quả nấy, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, ai nói như vậy là người chưa hiểu thấu lý nhân quả. Đạo Phật nói lý nhân quả là một chuỗi dài thời gian mang tính cách ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Khi ta gieo nhân phải trải qua một thời gian nhất định nào đó, nhanh hay chậm là tùy theo những duyên phụ thuộc mới cho ra kết quả.
Nhân nào quả nấy hay còn gọi là hiện báo gieo nhân liền gặt quả như người đói bụng ăn cơm liền no, đó là nhân quả hiện tiền. Vừa gieo nhân là có kết quả liền. Vì vậy mà người ta dễ hiểu lầm vấn đề nhân quả với số phận, nó chỉ đúng và phù hợp với hạng người bèo dạt mây trôi, không chịu cố gắng vươn lên làm lại cuộc đời. Hạng người này không cần tìm hiểu, suy xét, quán chiếu chỉ sống theo phong tục tập quán, ai như thế nào mình như thế đó.
Khi gieo nhân thì phải chờ thời gian mới cho ra kết quả. Thí dụ, muốn có trái mít ăn, ta phải có một hột mít trồng xuống đất, rồi phải chờ đến ba bốn năm sau mới có trái mít, nhưng nếu thiếu sự chăm sóc, hay thời tiết không phù hợp, chưa chắc ta đã có trái mít. Biết như vậy, chúng ta có thể thay đổi hoàn cảnh mà tạo ra kết quả sai biệt, không nhất thiết phải nhân nào quả nấy.
Như vậy, nói nhân nào quả nấy thì không đúng hẳn, tùy theo điều kiện, nhân duyên mà nó cho ra kết quả. Chúng ta không thể nói một chiều nhân nào quả nấy một cách cứng ngắt như vậy được. Nếu nói nhân nào quả nấy thì những người tu hành như chúng tôi có lợi ích chi đâu?
Xưa kia lỡ tạo nhân ác thì ngày nay dù có tu hành vẫn chịu quả ác, vậy tu hành để làm gì? Khi hiểu như vậy rồi, chúng ta sẽ cố gắng làm mới lại chính mình, bằng những việc làm thiết thực có lợi ích cho người và vật. Khi xưa ta chưa biết tu, thì ta gieo nghiệp lường gạt, trộm cướp làm khổ đau cho mọi người. Nay ta biết tu rồi, nhờ quán chiếu xem xét ta thấy đó là nhân dẫn đến đau khổ mê lầm, làm tổn hại cho nhau, dứt khoát ta không làm nghiệp trộm cướp nữa thì ngay nơi đây nhân và xấu bắt đầu chấm dứt.
Như chúng ta đang chạy xe với tốc độ nhanh khi thắng gấp lại thì cái chớn của nó cũng xa hơn xe chạy tốc độ chậm, cũng vậy ai tạo thói xấu nhiều cũng chậm hơn người bình thường. Những người xuất gia tu hành thọ dụng vật thực, của đàn-na tín thí, nhờ sự giúp đỡ của Phật tử về phương tiện vật chất, tiền bạc của cải. Như vậy, chúng tôi có phải trả món nợ nhân quả này hay không? Nếu chúng ta cứ khẳng định nhân nào quả nấy, vay tiền trả tiền, vay bạc trả bạc, thì chắc chắn người xuất gia không thể trả nợ được.
Vì sao, người xuất gia tu hành, thọ nhận sự cúng dường của đàn-na tín thí nhưng họ trả những món nợ vật chất ấy bằng hình thức khác. Người xuất gia tu hành thọ nhận sự cúng dường của đàn-na tín thí, họ phải trả món nợ ấy bằng sự tu hành chân chánh, hóa độ chúng sanh, truyền bá lời dạy của đức Phật, chỉ cho mọi người biết được nhân nào dẫn an vui hạnh phúc, nhân nào dẫn đến sa đoạ khổ đau, thì coi như trả cái nợ cơm áo gạo tiền. Bởi tiền bạc của cải quý phật tử giúp cho Tăng ni ăn thì hết, còn chúng tôi hướng dẫn chỉ dạy cách sống làm người tốt không làm tổn hại cho ai thì coi như chúng tôi đã trả nợ rồi. Chỉ sợ những ai không chịu tu hành đàng hoàng rồi giáo hoá chúng sinh mới phải chịu mang lông đội sừng mà thôi.
Phật dạy lãng phí thức ăn nước uống là tạo nghiệp lớn
Tiền bạc quý Phật tử giúp ăn năm ba tháng thì hết hoặc nhiều lắm được vài ba năm là cùng, chứ chánh pháp của Phật đà trao lại, quý Phật tử có thể ứng dụng cả đời cũng chưa hết, còn thừa làm hành trang mang đến sử dụng ở kiếp sau. Vì vậy trong các bản kinh đức Phật thường hay nói, trong các hạnh bố thí, bố thí chánh pháp là thù thắng hơn tất cả, vì giúp cho mọi người được an vui hạnh phúc trong hiện tại và mai sau.
Thí dụ, như người mới sanh ra bị bệnh hoạn tàn tật suốt đời là do kiếp trước gieo nhân đánh đập hành hạ chúng sinh, cho nên ngày hôm nay phải chịu nhận hậu quả khổ đau như thế.
Vì thế, nhân quả theo ta như bóng với hình dù tram kiếp ngàn đời vẫn không bao giờ bị mất. Chúng ta có thể qua mặt được luật pháp của thế gian, nhưng không thể nào trốn tránh quá trình diễn biến của nhân quả. Người biết tu khi gặp quả xấu đến thì không đổ thừa tại, bị, thì, là… gì hết, mà luôn biết rằng, tất cả đều do nhân xấu của mỉnh tạo khi trước nhờ vậy ta chỉ cố gắng tu hành thì từ từ quả xấu đó sẽ hết.
Thời xa xưa, những hiện tượng như mưa gió, bão bùng, sấm sét long trời lở đất, con người cho rằng, đó chính là do thần linh hay thượng đế muốn răn dạy con người bớt làm điều xấu ác. Nếu có ai chẳng may là nạn nhân của các hiện tượng này thì họ phương tiện nói rằng, có đấng quyền năng tối cao trừng phạt người làm việc bất thiện. Từ đó, lâu dần thành ra phong tục, tập quán, rồi người ta cứ chấp chặt vào đó mà lung lạc lòng người, họ quên đi những điều rất thực tiễn là gieo nhân nào thì ắt gặt quả nấy.
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học, con người dễ nhận ra nguyên lý sống của vũ trụ, tất cả mọi hiện tượng sự vật đều do nhiều yếu tố hợp lại mà thành, không có gì do một nhân mà có thể tồn tại trên thế gian này. Sự hình thành của muôn loài vật theo nguyên lý duyên khởi ”Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không”.
Đây là nguyên lý sống do đức Phật chứng ngộ mà nói ra, không phải do suy luận vu vơ, huyền hoặc. Ngài chỉ cho con người biết cách làm chủ bản thân, đem lại giá trị bình đẳng cho con người, bằng việc làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau. Con người có quyền làm chủ chính mình, nên hư, thành bại, phải quấy, tốt xấu, đều do con người tạo lấy, không một đấng tối cao nào có quyền ban phước, giáng họa. Đó là chân lý nhiệm mầu của đời sống con người.
Hoặc giả lúc ta chưa biết tu, miệng hay nói lời hung dữ, ác độc, cay nghiệt, làm cho người oán giận, thù hằn, phiền não, khổ đau. Nay biết tu rồi, ta ý thức được đó là lời nói làm tổn hại đến người, nên thường nói lời hòa nhã, chân thật, dịu dàng, dễ nghe… Đó là ta biết chuyển nhân xấu từ miệng thành thiện ích.
Như vậy, nhân quả khác với số phận là có thể thay đổi được. Nhờ đó, con người có thể chuyển xấu thành tốt, chuyển họa thành phúc, chuyển mê thành ngộ. Thực hành được những điều đó chính là người khéo biết tu vậy.
Còn nói số phận con người là cố định, không thể thay đổi được, thì người giàu sẽ ỷ lại, họ sẽ hưởng thụ, ăn chơi sa đọa, đến khi phước hết, họa đến, họ làm sao trở tay cho kịp, đành bó tay ngồi than thân, trách phận, oán trời, trách đất, đổ thừa tại-bị-thì- là…; còn người nghèo thì lại nghĩ rằng, dù có siêng năng, tinh cần, cũng mất công vô ích, cho nên chẳng cần phấn đấu vươn lên làm mới lại chính mình, cuối cùng đã nghèo lại càng nghèo thêm.
Vì vậy, việc hiểu và ứng dụng lý nhân quả trong đời sống hằng ngày giúp con người có thêm ý chí, nghị lực, giàu lòng can đảm, không bi quan, yếm thế, không oán than hay đổ thừa số phận khi gặp bế tắc; dù gặp nhiều khó khăn, chướng ngại, nhưng ta vẫn vui vẻ vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời.
Người không tin vào nhân quả thường có thái độ yếu đuối, thấp hèn, luôn sống trong lo lắng, sợ hãi, bất an. Họ hay tin vào những khả năng siêu hình, hoặc tha lực, mang tư tưởng cầu nguyện, van xin, sống ỷ lại vào người khác, dễ dẫn đến mê tín, dị đoan, không tin sâu nhân quả, do đó không nhìn thấy được lẽ thật, nên luôn sống trong đau khổ, lầm mê.
Còn ai hiểu và tin sâu nhân quả thì sẽ sống một đời bình yên, hạnh phúc trong trạng thái an lành, tự tại, luôn sống có trách nhiệm đối với mọi hành vi xuất phát từ thân-miệng-ý của chính mình. Người đã tin sâu nhân quả thì biết rõ ràng, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, là một quy luật tất yếu, là lẽ đương nhiên. Ai có lòng tin sâu như vậy, thì sẽ sống không ỷ lại, không cầu cạnh, van xin, không chạy trốn trách nhiệm, dám làm, dám chịu, không đổ thừa cho ai.
Luật nhân quả dưới góc nhìn khoa học
Đạo Phật là một tôn giáo có chất liệu rất thực tế trong đời sống con người. Đạo Phật có mặt trong cuộc đời là để phục vụ cho lợi ích nhân loại và muôn loài. Đạo Phật luôn nêu cao tinh thần nhân quả và khả năng giác ngộ của con người. Tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này, nếu đem ra khảo sát thật kỹ, chúng ta sẽ thấy không một sự vật nào thoát ra ngoài lý nhân quả. “Thấy quả biết nhân, thấy nhân biết quả” là tinh thần thực tiễn rất khoa học, không mơ hồ, không ảo tưởng. Một số khảo cứu của các nhà khoa học đã chứng minh lời Phật dạy là chân lý.
Hiểu và ứng dụng lý nhân quả vào đời sống hằng ngày, chúng ta sẽ tự tin nơi chính mình, không ỷ lại vào một đấng quyền năng nào có thể ban phước, giáng họa cho con người. Trong đời sống này, khổ hay vui là do mình tạo lấy mà thôi. Chính con người là thượng đế tối cao của con người. Con người có quyền quyết định mọi vấn dề trong cuộc sống và có quyền làm chủ mọi hành động từ thân-miệng-ý, và trong khuôn khổ nhất định, người làm lành được hưởng phước, người làm ác phải chịu khổ đau, ta không thể đổ thừa cho ai cả.
Giáo lý nhà Phật từ thấp tới cao, từ đạo làm người cho đến đạo hiền Thánh, đều dựa trên nền tảng lý nhân quả; vì vậy, trong cuộc sống của chúng ta, ai không thấu hiểu lý nhân quả thì sự tu hành của mình khó mà đạt được kết quả tốt đẹp.
Người Phật tử chân chính phải tin sâu nhân quả, nghiệp báo, nó là một nguyên lý giúp con người ý thức, và chịu trách nhiệm về những hành vi tạo tác của mình trong đời sống hiện tại. Người tu theo đạo Phật cần phải hiểu thấu lý nhân quả một cách tường tận, lấy đó làm kim chỉ nam, làm phương châm tu hành ngay tại đây và bây giờ, để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm